Mùa xuân đất Việt dịu dàng qua đôi mắt của những họa sĩ đương đại

Nửa thế kỷ trước, các vùng miền trên đất nước Việt Nam khi đang độ vào xuân đều mang một vẻ mang mác, nên thơ và dịu dàng đến lạ. Hãy cùng chiêm ngưỡng nét đẹp ấy qua những tác phẩm tiêu biểu của nền mỹ thuật hiện đại – đương đại Việt Nam.

Tranh lụa Mẹ Con (2008) –  Họa sĩ Nguyễn Thụ

Tranh lụa Mẹ Con (2008) –  Họa sĩ Nguyễn Thụ

Họa sĩ Nguyễn Thụ là một trong 15 học viên của khóa đầu tiên (1957-1962) tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Ông cũng là một trong số ít họa sĩ dành cả sự nghiệp của mình để tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo nhiều kỹ thuật để phát triển lĩnh vực vẽ tranh lụa tại Việt Nam.

Đặc biệt, họa sĩ Nguyễn Thụ luôn dành một tình cảm đặc biệt dành cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Bức tranh lụa tựa đề Mẹ Con thể hiện phong cách độc đáo, nét vẽ chân phương nhưng đầy cảm xúc về hai mẹ con đồng bào dân tộc đang đón mùa xuân về.

Chân dung họa sĩ Nguyễn Thụ

Những tác phẩm trên tranh lụa của ông thu hút cả giới chuyên môn quốc tế. Tranh của họa sĩ Nguyễn Thụ thường có bố cục đơn giản, nhịp nhàng, màu sắc hài hòa, nội dung cô đọng, cách thể hiện tinh tế và nổi bật nhất là kỹ thuật độc nhất vô nhị mà ông sử dụng trên chất liệu lụa. Thông qua sáng tạo của mình, người họa sĩ tài hoa tạo nên một không gian nên thơ, huyền ảo và khắc phục được hầu hết những nhược điểm thường thấy đối với thể loại lụa. 

Họa sĩ Nguyễn Thụ cùng gia đình trong một triển lãm tranh cá nhân

Nhờ có những tác phẩm của ông, nghệ thuật vẽ tranh lụa ở Việt Nam đã bước lên một tầm cao mới. Sự tận tâm, nhiệt huyết và tình yêu nghề nghiệp khiến họa sĩ Nguyễn Thụ trở thành một cái tên không thể không nhắc đến trong lịch sử mỹ thuật nước nhà và quốc tế.

Tranh sơn mài Đêm giao thừa ở Hồ Gươm (1957) – Danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm

Tranh sơn mài Đêm giao thừa ở Hồ Gươm (1957) – Danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm

Ngay từ khi còn là sinh viên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam), danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm bộc lộ tài năng và phong cách dị biệt của mình với bức tranh sơn dầu Người gác Văn Miếu. Sau khi tốt nghiệp, ông cống hiến tất cả sinh lực, trí tuệ và tình cảm của mình dành cho hội họa. 

Danh họa cùng vợ là họa sĩ Nguyễn Thu Giang

Tác phẩm tranh sơn mài Đêm giao thừa ở hồ Gươm, sáng tác năm 1957, được xem là tác phẩm nổi bật nhất của vị danh họa trong việc thể hiện hiện thực xã hội chủ nghĩa qua góc nhìn chân thực và ấn tượng.

Chân dung bà Thu Giang do danh họa vẽ

Những tác phẩm của ông được đánh giá cao bởi khối lượng thông tin đồ sộ, óc thẩm mỹ hiếm thấy và phong cách thể hiện riêng biệt, đầy cá tính mà không ai có thể sao chép được. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa truyền thống của Việt Nam và phương Đông, kết hợp với niềm tin vào chủ nghĩa hiện đại, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gây ấn tượng bằng những tác phẩm với cấu trúc hình lạ lẫm, thể hiện trên nền màu sắc nguyên bản thường thấy trong tranh dân gian. Chính mỹ cảm tinh tế này đưa tên tuổi ông cùng những tác phẩm của mình vượt ra biên giới quốc gia, góp phần ghi dấu ấn Việt Nam trong bản đồ hội họa quốc tế. 

Tranh sơn mài Gióng (1990)

Cùng với các danh họa cùng thời như Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm là một tài năng trong bộ tứ kiệt Nghiêm – Liên – Sáng – Phái và là một người có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam.

Tranh khắc gỗ Hà Nội của tôi (1985) – Hoạ sĩ Đinh Lực

Tranh khắc gỗ Hà Nội của tôi (1985) – hoạ sĩ Đinh Lực

Là một người con của đất Hà thành, ngay từ khi quyết định theo nghiệp hội họa, họa sĩ Đinh Lực đã chọn con đường riêng cho mình với lĩnh vực đồ họa và tranh khắc gỗ. Đặc biệt, đề tài xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là phố cổ và con người Hà Nội. Tình yêu dành cho nơi ông sinh ra và lớn lên, kết hợp với cảm quan và thẩm mỹ hiện đại ảnh hưởng từ nghệ thuật châu Âu khiến những bức tranh của ông mang đậm sáng tạo cá nhân nhưng vẫn đong đầy cảm xúc.

Bức tranh khắc gỗ Hà Nội của tôi ra đời năm 1985 mô tả cảnh nô nức, nhộn nhịp mua hoa của người dân trên bờ hồ Hữu Tiệp. Xung quanh đó là những ngôi nhà với lối kiến trúc cổ xưa đặc trưng của thủ đô. Xác máy bay B52 của Mỹ được đặt để giữa khung hình tạo nên sự tương phản ấn tượng về màu sắc, đường nét và cách thể hiện. 

Được biết, ngoài đam mê nghiên cứu các kỹ thuật vẽ tranh khắc gỗ, họa sĩ Đinh Lực còn không ngừng tìm tòi về văn hóa truyền thống cổ xưa. Ông luôn chú ý đưa những chất liệu văn hóa dân gian, phong tục tập quán của các vùng miền vào tác phẩm của mình dưới hình thức cách điệu hoa văn hay thể hiện nội dung. Nhờ vậy, họa sĩ đóng góp một phần rất lớn trong việc quảng bá văn hóa, truyền thống và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Có thể nói, họa sĩ Đinh Lực là một nét chấm phá cá tính trong lịch sử hội họa nước nhà, góp phần lớn vào sự phát triển của lĩnh vực tranh khắc gỗ hiện đại.

Tranh sơn mài Đón giao thừa (1958) – Hoạ sĩ Lê Quốc Lộc

Tranh sơn mài Đón giao thừa (1958) – hoạ sĩ Lê Quốc Lộc

Được xem là một trong những tài năng quan trọng trong thời kỳ vàng son của mỹ thuật sơn mài nước nhà, họa sĩ Lê Quốc Lộc có những tác phẩm được đánh giá cao bởi giới chuyên môn trong nước và quốc tế. Ông là người có vốn kiến thức sâu rộng về thủ công mỹ nghệ truyền thống nhưng vẫn luôn miệt mài nghiên cứu, tìm tòi và phát triển các kỹ thuật thể hiện và đề tài mới trong sáng tác.

Chân dung họa sĩ Lê Quốc Lộc

Đề tài thường gặp trong các tác phẩm của ông là kháng chiến và cách mạng. Vị họa sĩ có một thời gian dài quan sát và tích lũy kiến thức, trải nghiệm và cảm xúc đối với đời sống kháng chiến. Bức tranh sơn mài Đón giao thừa vẽ năm 1958 của ông cho thấy sự sáng tạo về bố cục khi đặt để các nhóm nhân vật, sự nhất quán về nội dung và nỗ lực sáng tạo trên kỹ thuật sơn mài. Với những mảng màu nhẹ chồng lớp, màu vàng được sử dụng nhiều trên tác phẩm nhưng không gợi cảm giác chói gắt khó chịu, mà tạo ra chiều sâu tinh tế của không gian.

Tranh sơn mài Qua bản cũ (1958) – họa sĩ Lê Quốc Lộc

Họa sĩ Lê Quốc Lộc gần như dành trọn sự nghiệp của mình để sáng tác tranh sơn mài. Nhờ đó, trong nhiều thập kỷ qua, nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam đã có những tác phẩm độc đáo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền mỹ thuật nước nhà.

Tranh sơn khắc Mùa xuân trên Tây Nguyên (1962) – Hoạ sĩ Trần Hữu Chất

Tranh sơn khắc Mùa xuân trên Tây Nguyên (1962) – hoạ sĩ Trần Hữu Chất

Từng là sinh viên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Trần Hữu Chất sau đó còn dành nhiều thời gian tu nghiệp ở nước ngoài. Đề tài thường gặp trong những tác phẩm của ông là chiến tranh cách mạng, văn hóa, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc ở các vùng miền khác nhau trên cả nước.

Tranh sơn khắc Thiếu nữ Chăm – họa sĩ Trần Hữu Chất

Những tác phẩm tranh sơn khắc của ông gây chú ý bởi các đường nét tinh tế, gãy gọn kết hợp với màu sắc rực rỡ. Được biết, tranh sơn khắc, một loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, là một thể loại đòi hỏi cao ở người họa sĩ, đặc biệt là độ tập trung ngay từ giai đoạn phác thảo, bố cục hình và các mảng màu sáng tối. Từng chi tiết nhỏ (tính theo milimet) đều cần độ chính xác, tỉ mỉ và kỳ công. Vì thế, một bức tranh sơn khắc sẽ thường mất đến thời gian cả năm để có thể hoàn thiện.

Cận cảnh chi tiết tranh sơn khắc Mùa xuân trên Tây Nguyên (1962) – hoạ sĩ Trần Hữu Chất

Tác phẩm Mùa xuân trên Tây Nguyên cho thấy nỗ lực của họa sĩ Trần Hữu Chất trong việc thể hiện một khung cảnh nhộn nhịp, với rất nhiều hoạt động của các nhân vật ở vùng cao. Ngoài ra, ông còn rất nhiều tác phẩm tranh sơn khắc nổi bật, mang về cho vị họa sĩ Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2011. Điều này như một sự tri ân cho những đóng góp của ông đối với nền hội họa nước nhà.

Bài viết: Gau Truc.
Nguồn: vnexpress, tapchimythuat, wiki.

Cùng tác giả

#Tag

danh họa Họa sĩ Nguyễn Thụ họa sĩ việt nam hội hoạ hội họa đương đại lịch sử hội họa mùa xuân Nguyễn Tư Nghiêm Tết Nguyên Đán Trần Hữu Chất tranh khắc gỗ tranh sơn mài xuân Đinh Lực

iDesign Must-try

/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Rembrandt 
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Rembrandt 
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?
Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?
Vừa qua, ngày 26.08.2023 tại không gian Toong Tràng Thi, số 8 Tràng Thi, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm ca’talks #03 “Nghệ thuật Hậu Hiện Đại –…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Bị thu hút đặc biệt bởi các khu dân cư ấm cúng đầy màu sắc được bao quanh bởi bầu không khí huyền ảo, Alfie Caine – một họa sĩ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…