Liệu chiếc cốc Iran 5.000 năm tuổi này là phát minh sớm nhất về hoạt họa?
Trong khi hoạt họa trở thành một hình thức nghệ thuật nổi tiếng thông qua các bộ phim của thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ví dụ sớm nhất về hoạt họa trên một chiếc cốc Iran 5.000 năm tuổi có hình một con thú có sừng và một loại cây cao nào đó. Được phát hiện tại “Burnt City” (Thành phố cháy rụi) Shahr-e Sukhteh ở Iran hiện tại, cổ vật này đã làm cho mọi người trở nên tò mò.
(Ảnh: Emesik qua Wikimedia Commons , CC BY-SA 3.0)
Những cảnh vẽ xung quanh chiếc cốc mô tả một con dê hoang dã, có thể là dê Ibex sa mạc Ba Tư hoặc dê hoang Ba Tư, còn được gọi là Capra aegagrus. Dường như nó đang tiếp cận để gặm một cái cây cao trong khi đứng bằng bốn chân, sau đó chạy và nhảy để đến những tán lá cao hơn. Về lý thuyết, mô hình này sẽ lặp lại nếu cổ vật được quay liên tục. Mặc dù được phát hiện vào những năm 1970 trong cuộc khai quật lớn ở Shahr-e Sukhteh, nhưng “bức tranh chuyển động này” vẫn chưa được phát hiện trong một thời gian dài sau đó.
Wikimedia Commons
Khu vực nơi cổ vật được tìm thấy ở Iran là địa điểm quan trọng trong sự hình thành của nền văn minh phức tạp. Hiện nay nó là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận do tàn tích đáng kinh ngạc của một thành phố gạch bùn mọc lên ở ngã tư của các tuyến đường thương mại quan trọng. Sự phát triển này được mô tả là một “ví dụ nổi bật về quy hoạch đô thị sớm”. Những chiếc bình thời đồ đồng khác được trang trí bằng những bức tranh hình học cũng được tìm thấy tại địa điểm này. Các cuộc khai quật đang diễn ra và cũng đã phát hiện ra các ngôi mộ. Chiếc cốc và hình ảnh động mang tính biểu tượng của nó hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Iran.
Dịch: May