Khi tác phẩm nghệ thuật “ẩn mình” trong một chén nước tương

In 3D từ lâu đã không còn là một công nghệ quá mới mẻ. Công nghệ này có thể tái tạo chính xác mọi chi tiết, từ chiếc mỏ của chú chim Tucan đến kết cấu vững chắc của những ngôi nhà. Trong khi một số người đang ngày một cải tiến và cố gắng áp dụng in 3D vào sản xuất thực phẩm thì ReDeStu, một xưởng thiết kế Nhật Bản đã quyết định áp dụng công nghệ này để tạo ra những chiếc đĩa vô cùng đặc biệt.

ReDe Stu đang bán các chiếc đĩa đựng nước tương bằng sứ như thế này với số tiền khoảng  ¥ 1.080 ($10), chỉ đến khi bạn cho nước tương vào đĩa thì bức tranh mới thực sự “hiện hình” để bạn chiêm ngưỡng. Những bức tranh được hãng khai thác bao gồm các biểu tượng quốc gia của Nhật Bản như Núi Phú Sĩ, Đền Itsukushima… cùng những chú mèo và chú cún dễ thương.

Nước tương được cho là xuất xứ từ Trung Quốc vào hơn 3.000 năm trước, với tên gọi là “Chiang”. Nước tương lần đầu tiên được đưa đến châu Âu vào khoảng những năm 1600 thông qua giao dịch giữa Hà Lan và Nhật Bản, từ đó du nhập vào Nhật  Bản với cái tên là “shoyu”.

Ngày nay, có rất nhiều loại nước tương khác nhau. Chúng có thể được phân loại dựa trên phương thức sản xuất, sự khác biệt trong nguyên liệu cũng như là khác biệt về màu sắc và mùi vị. Nước tương truyền thống được làm bằng cách ngâm đậu nành trong nước sau đó được rang và nghiền với lúa mì. Sau đó, đậu nành và lúa mì được cho vào khuôn từ hai đến ba ngày để bắt đầu quá trình lên men, nước và muối cũng được thêm vào để hỗ trợ toàn toàn bộ quá trình này.

Khi công nghệ in 3D lần đầu tiên xuất hiện, các máy in với chi phí quá đắt để mua nên không phù hợp để đưa vào sản xuất. Tuy nhiên ngày nay, in 3D đã trở thành xu hướng được phát triển và nhân rộng, ngày càng nhiều nhà sản xuất áp dụng công nghệ in này, có nghĩa là chúng đã trở nên dễ tiếp cận hơn đối với cả doanh nghiệp lẫn người dùng.

“Nếu bạn khảo sát thị trường máy in 3D ngày nay, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thương hiệu với đa dạng các tính năng khác nhau”, All That 3D viết. “Một số được lập trình với các chức năng mạnh mẽ và được cung cấp với gói giá cao hơn. Một số dạng máy phổ thông thì cung cấp các chức năng cơ bản đi kèm với một mức giá vừa phải. Trong những năm tiếp theo, khi thị trường bắt đầu phổ biến công nghệ này, bạn hoàn toàn có thể mong đợi một chiếc máy in 3D có cấu hình mạnh đi kèm với một mức giá dễ chịu.” In 3D lần đầu tiên sử dụng sợi nhựa làm nguyên liệu chính, nhưng khi công nghệ phát triển đã có rất nhiều vật liệu khác đa dạng hơn được đưa vào sử dụng. Bây giờ, bạn hoàn toàn có thể dùng nguyên liệu từ gốm, vàng, bạc, titan, thạch cao và thậm chí các chất thải sinh học để áp dụng vào công nghệ in này.

Người dịch: Cường Nguyễn

Cùng tác giả

#Tag

công nghệ 3d công nghệ in 3d in 3D nhật bản nước tương

iDesign Must-try

Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Khám phá những bức tranh in khắc gỗ của Paul Binnie kết hợp với hội họa ukiyo-e của Nhật Bản.