loading

Generative art: khi tác phẩm nghệ thuật sinh ra từ thuật toán

Harm van den Dorpel lần đầu tiên đột nhập vào giới generative art* khi anh mới 11 tuổi, sử dụng loại phần mềm có chữ trắng trên nền xanh. “Tôi đã sử dụng QBasic, Turbo Pascal và sau đó là vài tổ hợp linh kiện khác, vì máy tính của tôi vô cùng chậm. Lúc bấy giờ, tôi chẳng nghĩ rằng đó là nghệ thuật đâu”, Harm kể.

*Generative art là một loại hình nghệ thuật mà những tác phẩm được tạo ra bằng cách tập trung vào quy trình sản xuất tác phẩm nghệ thuật, thường (nhưng không nhất thiết) được tự động hoá bằng máy móc hoặc máy tính, hoặc bằng cách sử dụng hướng dẫn toán học để xác định quy luật mà một tác phẩm được hình thành (Nguồn: Wikipedia).

Sau khi học về trí thông minh nhân tạo (AI) tại Vrije Universiteit Amsterdam, Harm đã đăng ký vào một khoá học về loại hình nghệ thuật dựa-trên-thời-gian tại Gerrit Rietveld Academie, cũng là nơi anh dành vài năm dạy về nghệ thuật số và thiết kế tương tác mới trước khi định cư tại Berlin.

Là một cái tên nổi tiếng trong trào lưu nghệ thuật hậu Internet vừa mới xuất hiện vào đầu những năm 2010, Harm được trích dẫn nhiều khi nói rằng nghệ thuật Internet đã chết, vì phần lớn những tác phẩm anh đã thấy trông giống với nghệ thuật đa phương thiện trên mạng, hơn là những dự án tận dụng khả năng sáng tạo của mạng lưới. Niềm đam mê với chất liệu kỹ thuật số đặc biệt phản ánh trong cách anh phát triển dự án của mình. “Nhiều phần mềm chúng tôi sử dụng đã từng để lại nhiều dấu ấn vào thời điểm phát triển khoa học máy tính. Từ khi học sâu (deep learning)* bắt đầu tràn ngập trên mặt trận AI, rất nhiều thuật toán dần ít được sử dụng hơn”, anh nói.

(*) Học sâu là một tập hợp con của học máy, tồn tại ở trí thông minh nhân tạo sở hữu những mạng lưới có khả năng học hỏi mà không bị kiểm soát, từ những thông tin không theo một phân nhóm hay định hướng nhất định (Nguồn: Investopedia).

Sự xuất hiện của công nghệ mới này gây ra tình trạng lỗi thời trên những lĩnh vực khác của nghệ thuật, thậm chí nếu bản chất của chúng không được lập trình. “Vì thuật toán có thể bị lỗi thời, thì thẩm mỹ chúng tạo ra cũng vậy. Ví dụ như, hãy nghĩ về cách những phần mềm Adobe đã thay đổi mặt trận văn hoá thị giác của chúng ta ra sao”, anh thêm vào.

Harm thường đối xử với những thuật toán mà anh làm việc cùng như cộng sự hơn là công cụ, hiểu rằng chúng có một sự độc lập nhất định trong mình. Khi được hỏi về điều anh muốn đạt được với tác phẩm của mình, anh lật ngược lại câu hỏi: “Tác phẩm muốn đạt được điều gì ở tôi?”

Anh thường cố gắng tìm kiếm tiềm năng bằng trực giác, trong những chiến công kỹ thuật nhỏ nhoi, hơn là tiếp cận tác phẩm của mình với mục tiêu lớn lao. “Tôi đang tìm kiếm một mức độ độc lập trong những thứ mình tạo ra. Sự độc lập theo nghĩa tự thân sản sinh những hoạ tiết, hình khối, bố cục, nhưng cũng trong ý nghĩa hay mục tiêu xuất hiện sau khi tác phẩm hoàn thành, gần giống với việc lập trình ngược. Việc tác phẩm hướng đến mục tiêu nào sẽ xuất hiện sau, khi mà tác phẩm hé mở cho tôi thấy”, anh nói.

Trong lần hợp tác này, Harm chọn vai trò như một quan sát viên đang nhìn vào hệ thống liên khoá, cũng giống như cách ta cảm nhận thế giới bằng hệ thống thuật toán rối rắm. “Đó là lý do vì sao tôi gọi một vài buổi triển lãm cá nhân của mình là Asking for a FriendUninnocent Bystander, vì tôi thường cảm thấy mình là kẻ ngoài cuộc, nhìn vào những kết quả mà hệ thống mình tạo ra”, anh tiếp tục.

Cụ thể là dự án Death Imitates Language bắt đầu từ năm 2016 của anh, trên trang, hàng ngàn bức tranh kỹ thuật số độ phân giải cao liên tục kết hợp sử dụng một thuật toán di truyền (genetic algorithm)* để tạo ra những hình ảnh mới, lấy từ thuộc tính của cặp hình ảnh “bố mẹ”.

(*) Trong khoa học máy tính và nghiên cứu vận hành, thuật toán di truyền là một loại hình cấp cao của thuật toán vận hành theo quy trình thử-và-sai, lấy cảm hứng từ quá trình chọn lọc tự nhiên (Nguồn: Wikipedia).

Khi nhấp vào hình xoắn ốc ở mỗi góc của thumbnail, bạn sẽ thấy hình ảnh “bố mẹ” của chúng, cũng như bất kỳ anh chị em hay con cháu nào mà mỗi bức ảnh sản sinh. Harm hoạt động với vai trò giám tuyển trong hệ thống này, khuyến khích một vài xu hướng thẩm mỹ phát triển, còn lại, thuật toán sẽ tự mình sản xuất hình ảnh.

Nguồn: It’s Nice That

Cùng tác giả

#Tag

công nghệ Harm van den Dorpel khoa học máy tính thuật toán tranh

iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Làm thế nào để theo kịp công nghệ và không bị bỏ lại phía sau
Làm thế nào để theo kịp công nghệ và không bị bỏ lại phía sau
Khi các công nghệ và công cụ mới xuất hiện hàng ngày, chúng ta hãy xem cách các nhà lãnh đạo ngành đối phó với những thứ không quen thuộc,…
Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 3)
Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 3)
Trong năm 2007, có khoảng 9 nghệ sĩ và tổ chức khoa học đã tham gia vào dự án này và 7 tác phẩm nghệ thuật đã được giới thiệu…
Công nghệ thay đổi thế giới nghệ thuật như thế nào?
Công nghệ thay đổi thế giới nghệ thuật như thế nào?
Công nghệ đã mang những kiệt tác đến gần hơn với khán giả đại chúng, giúp chúng ta hiểu tầm nhìn nghệ thuật và lịch sử của nó, từ đó…
Bộ tranh phong cảnh và ‘boss’ mèo của Lim Heng Swee
Bộ tranh phong cảnh và ‘boss’ mèo của Lim Heng Swee
Lim Heng Swee vừa giới thiệu bộ tranh về loại động vật ưa thích, những chú mèo, chơi trốn tìm trong những bức tranh phong cảnh tối giản.
‘Alice ở xứ sở cách ly’ của Marta Zubieta
‘Alice ở xứ sở cách ly’ của Marta Zubieta
Nhà thiết kế kiêm họa sĩ minh họa Marta Zubieta mang đến loạt tranh khai thác nỗi buồn của đại dịch toàn cầu 2020 và cùng lúc tưởng nhớ đến…