ca’talks #05: Toạ đàm - Giáo dục cảm thụ và thực hành nghệ thuật cho trẻ em

Ngày 25/11 sắp tới đây, tại không gian của Toong, sẽ diễn ra sự kiện ca’talks #05: Tọa đàm – giáo dục cảm thụ và thực hành nghệ thuật cho trẻ em. Với tâm huyết và kinh nghiệm dày dặn của hai diễn giả, bao gồm nhà nghiên cứu và phát triển giáo dục Nguyễn Dương Hải Đăng, nhà sản xuất và giám tuyển giáo dục Phương Vũ, ca’talks mong sẽ tạo ra một thảo luận cởi mở và sâu sắc về giáo dục nghệ thuật cho trẻ nhỏ Việt Nam – đặc biệt là cùng các vị phụ huynh và thế hệ làm giáo dục kế tiếp.

Thông tin chung

* Thời gian: 14h – 16h30, thứ Bảy, 25/11/2023

* Địa điểm: Toong

* Phí tham gia:

– Vé tiêu chuẩn: 150.000đ*

– Vé học sinh/sinh viên: 100.000đ**

– Miễn phí đối với thành viên của Toong

Chương trình diễn ra đồng thời tại chỗ và online, chi phí không thay đổi.

Link đăng ký: https://forms.gle/Gcq4r6Eqqp44gW3q6

(*)(**): Chi phí tham dự các buổi ca’talks thay đổi theo qui mô (số lượng diễn giả) của từng chương trình.


Giới thiệu nội dung

Nghệ thuật có vai trò như thế nào trong đời sống cá nhân của mỗi người và có vai trò gì trong xã hội?

Nghệ thuật giúp ích gì cho việc hình thành nhân cách và thế giới quan của một đứa trẻ?

Giám tuyển giáo dục là công việc gì?

Một nhà nghiên cứu và phát triển giáo dục nghệ thuật thị giác đang làm việc ra sao?

Toàn cảnh đào tạo thực hành và cảm thụ nghệ thuật (âm nhạc và thị giác) cho trẻ em ở Việt Nam là như thế nào?

Điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu và cơ hội phát triển trong bối cảnh ấy là gì?

Việc giáo dục cảm thụ và thực hành nghệ thuật nên được triển khai ở đâu?

Đó là những câu hỏi chính sẽ được đặt ra trong sự kiện ca’talks kỳ này: một toạ đàm với sự tham gia của nhà nghiên cứu và phát triển giáo dục Nguyễn Dương Hải Đăng, nhà sản xuất và giám tuyển giáo dục Phương Vũ, với sự điều phối của nhà giáo dục Cơ Đốc giáo Đinh Hoàng Thái Trung.

Với tâm huyết và kinh nghiệm dày dặn của hai diễn giả, ca’talks mong sẽ tạo ra một thảo luận cởi mở và sâu sắc về giáo dục nghệ thuật cho trẻ nhỏ Việt Nam – đặc biệt là cùng các vị phụ huynh và thế hệ làm giáo dục kế tiếp.


Về chương trình

ca’talks là chuỗi các trò chuyện chuyên nghiệp về nghệ thuật và thiết kế do CA’ Library – Thư viện Kiến trúc & Nghệ thuật tổ chức, nhà giáo dục Hương Mi Lê là chủ nhiệm nội dung, với các khách mời là các chuyên gia cũng như với tinh thần hợp tác cùng các đơn vị giáo dục và sáng tạo khác. 

ca’talks #05 diễn ra với sự đồng hành đồng tổ chức của Toong và truyền thông của iDesign.


Về diễn giả và điều phối

Nguyễn Dương Hải Đăng là một nhà nghiên cứu và phát triển về giáo dục tại Việt Nam. Tốt nghiệp khoa Hội hoạ của ĐH Mĩ thuật Việt Nam, Hà Nội, anh từng là một nghệ sĩ thị giác và là thành viên của nhóm nghệ sĩ đương đại Phụ Lục (Appendix) với những khảo cứu và thực hành nghệ thuật thực nghiệm có tầm ảnh hưởng từ những năm 2000. Trong hơn 10 năm trở lại đây, Hải Đăng tập trung công việc phát triển đào tạo thực hành và cảm thụ nghệ thuật thị giác cho nhiều lứa tuổi học sinh. Hiện anh làm công tác quản lí, giảng dạy, xây dựng, và triển khai chương trình mĩ thuật cho hệ thống giáo dục của trường Vinschool. Anh cũng thường xuyên tư vấn xây dựng chương trình mĩ thuật cho các hệ thống giáo dục và trường quốc tế khác. 

Nhà phát triển giáo dục Nguyễn Dương Hải Đăng

Ngoài ra, Nguyễn Dương Hải Đăng tham gia vào nhóm tác giả soạn thảo bộ Sách giáo khoa Mĩ thuật Chân trời sáng tạo và tổ chức đào tạo cho giáo viên trên toàn quốc.

Phương Vũ hoạt động với nhiều vai trò đa dạng như Nhà sản xuất, Giám tuyển giáo dục, Điều hành các Dự án và Tổ chức Nghệ thuật với niềm tin rằng Nghệ thuật có thể mang tới sự sung túc tinh thần cho đời sống con người. Phương đã trực tiếp điều hành và sản xuất nhiều chương trình với quy mô, hình thức và đối tượng khác nhau như Hoà nhạc Sing for Joy định kì mỗi hai năm tại Nhà hát lớn Hà Nội, khoá học Khi tôi 20 (giới thiệu âm nhạc cổ điển) dành cho các bạn sinh viên không chuyên, chuỗi Hoà nhạc giáo dục với nội dung được giám tuyển dành riêng cho trẻ em dưới 10 tuổi và các Hoà nhạc độc lập của các Nghệ sĩ như pianist Trang Trịnh, nhóm hoà tấu Epiphany (UK)… Phương cũng dành nhiều năm quản lý Dự án Dàn hợp xướng & Giao hưởng Kỳ diệu – dự án giáo dục âm nhạc cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Các dự án nghệ thuật mà Phương Vũ điều hành đã nhận được một số giải thưởng như: Giải thưởng Kiến tạo hòa bình của UN-Habitat, Giải thưởng Hữu nghị dành cho dự án văn hóa của Trung tâm văn hóa Hàn Quốc – Đại sứ quán Hàn Quốc,… 

Giám tuyển giáo dục Phương Vũ

Phương Vũ hiện là Giám tuyển giáo dục của Viện Âm nhạc trẻ Việt Nam (Vietnam Youth Music Institute) với loạt các dự án giáo dục thường thức âm nhạc cổ điển dành cho người trẻ như Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Việt Nam, Chuỗi chương trình Giáo dục Morning song, Triangle,…

Đinh Hoàng Thái Trung là một nhà giáo dục Cơ Đốc giáo với kinh nghiệm giảng dạy và quản lí trong các chương trình như GrapeSEED và homeschooling. Anh cũng hợp tác với các NGO như Samatarian’s Purse và CHIASE (The Center of Help for Indigenous value promotion And Sustainable Environment) trong các chương trình cố vấn, tập huấn, và giáo dục dành cho trẻ em và thanh thiếu niên thuộc về các nhóm yếm thế.

Cùng tác giả

#Tag

CA' Library – Thư viện Kiến trúc & Nghệ thuật ca'talks #05: Toạ đàm - Giáo dục cảm thụ và thực hành nghệ thuật cho trẻ em Giám tuyển giáo dục Phương Vũ Lê Hương Mi may Nhà phát triển giáo dục Nguyễn Dương Hải Đăng

iDesign Must-try

Hội hoạ hành động (Action Painting) (Phần 2)
Hội hoạ hành động (Action Painting) (Phần 2)
Hội hoạ hành động đã trở thành một trong những dấu mốc đáng kể của hành trình cách mạng về cách hiểu nghệ thuật và nghệ sĩ của chủ nghĩa…
Trào lưu Hội hoạ Cạnh-cứng (Hard-edge Painting)
Trào lưu Hội hoạ Cạnh-cứng (Hard-edge Painting)
Cùng với hội họa Trường màu (Color field Painting) và hội họa cử chỉ (gestural painting), hội họa Cạnh-cứng (Hard-edge Painting) tạo nên xu hướng chung là Biểu hiện Trừu…
Helen Frankenthaler - ‘Quý bà bươm bướm’
Helen Frankenthaler - ‘Quý bà bươm bướm’
Helen Frankenthaler, một trong những người có đóng góp lớn vào lịch sử nghệ thuật nói chung và nước Mĩ hậu chiến nói riêng, đã tiên phong khởi xưởng hội…
Mark Rothko - Tìm kiếm cái phổ quát (Phần 3)
Mark Rothko - Tìm kiếm cái phổ quát (Phần 3)
Mark Rothko, tác giả của nhiều bức tranh trong danh sách những tác phẩm đắt nhất thế giới, đã phát triển phong cách đặc trưng của mình vào cuối những…
Mark Rothko - Tìm kiếm cái phổ quát (Phần 2)
Mark Rothko - Tìm kiếm cái phổ quát (Phần 2)
Liệu Mark Rothko là một thiên tài hay là một kẻ lừa đảo? Đây là câu hỏi mà các nhà sử học nghệ thuật và những người mê nghệ thuật…
Mark Rothko - Tìm kiếm cái phổ quát (Phần 1)
Mark Rothko - Tìm kiếm cái phổ quát (Phần 1)
“Chúng ta bắt đầu với màu sắc”, đó là lời tuyên bố nổi tiếng của Rothko vào năm 1936 lúc ông viết một cuốn sách so sánh nghệ thuật của…