15 nhà phê bình nghệ thuật đã khiến chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới (P2)

Hơn 1000 năm, con người đã cố gắng định nghĩa điều gì làm nên một tác phẩm nghệ thuật “tốt”.

Những nhân tố quyết định, như tính thực tế, vẻ đẹp, cách trang trí, ý tưởng nhân văn, đã đến rồi đi theo từng thời. Thế hệ nhà phê bình nghệ thuật mới đã thúc đẩy những biến chuyển đáng kể trong gu thưởng thức, và mãi mãi thay đổi cách nhìn của khán giả về những phong cách thẩm mỹ.

16 nhà phê bình dưới đây đã giúp diễn giải và hé mở những nghệ sĩ hứa hẹn có tầm nhìn sốc nổi, và đặt nền tảng cho nhận thức về các quy tắc. Danh sách này, phải thừa nhận rằng hầu như chỉ nói về người da trắng ở châu Âu và châu Mỹ. Hàng thế kỷ nay, họ đã áp đặt độc tài lên thế giới cách thưởng thức và trân trọng một tác phẩm nghệ thuật như thế nào. Nhiều tiếng nói phê bình đa dạng không chỉ đem đến những góc nhìn mới về nghệ thuật: Họ còn thay đổi cách ta nhìn thế giới, và vượt xa cả những bức tranh.

Tác giả: Alina Cohen


9. Guillaume Apollinaire (1880–1918)

Jean Metzinger, Etude pour le portrait de Guillaume Apollinaire, 1911. Photo via Wikimedia Commons.
Guillaume Apollinaire, 1902. Wikimedia Commons.

Được biết đến nhiều nhất như một nhà thơ cấp tiến, Guillaume Apollinaire còn nổi tiếng trong giới nghệ thuật hiện đại. Cụ thể, ông ủng hộ những nghệ sĩ trường phái Lập thể là bạn mình như Pablo Picasso, Juan Gris, và Georges Braque rất nhiều trước khi họ được công chúng chấp nhận. Trong bài luận năm 2003, Pamela A. Genova kết nối kỹ thuật chắp vá của các hoạ sỹ với các đoạn của nhà thơ. Apollinaire xác định, Pamela viết, với “sự sắp đặt giữa thực tế và tưởng tượng, và sự song hành của chuyển động không gian và thời gian.” Apollinaire viết lời tựa cho các catalogue bảo tàng, cũng như các bài viết, The Cubist Painters, đã giúp khẳng định vị thế của họ trong lịch sử.


10. Walter Benjamin (1892–1940)

Thẻ thành viên của Walter Benjamin ở Bibliothèque nationale de France, 1940.

Bài luận năm 1935 của Walter Benjamin“The Work of Art in the Age of Mechanical Reproduction” đặt nghệ thuật trong một bối cảnh kinh tế – xã hội lớn hơn. Ông nói rằng dù con người sáng tác ra nghệ thuật, họ cũng “copy” chúng – in ấn, sao chép lại phong cách của các bậc lão làng, hoặc tái sử dụng khuôn đúc cũ. Cũng như trong thời hiện đại, nhiếp ảnh và điện ảnh có thể bắt trọn thế giới tốt hơn bất cứ hình thức nghệ thuật truyền thống nào. Vậy tại sao hội hoạ và điêu khắc vẫn có giá trị? Benjamin cho rằng điều thật sự khiến một tác phẩm nguyên bản có giá trị là điều không thể chạm được. “Thậm chí tác phẩm sao chép hoàn hảo nhất,” ông viết, “cũng thiếu một yếu tố: sự hiện hữu trong không gian và thời gian, sự tồn tại độc nhất tại không gian mà nó sinh ra.” Sau Benjamin, thật khó để không kết nối một tác phẩm đến với bối cảnh rộng lớn mà nó được hình thành nên.


11. Harold Rosenberg (1906–1978) và Clement Greenberg (1909–1994)

Elaine de Kooning:Harold Rosenberg #2, 1956
Forum Gallery
Clement Greenberg, 1977. Ảnh bởi Kenn Bisio cho The Denver Post, lấy từ Getty Images.

Nhà phê bình cho số báo hằng quý Partisan Review và sau đó là The New Yorker, Harold Rosenberg có lẽ nổi tiếng nhất vì phát minh ra cụm từ “hội hoạ chuyển động”. Cùng với Clement Greenberg, ông đã nâng tầm cho trường phái Biểu hiện Trừu tượng, hàm chứa chuỗi những động tác (hoặc chuyển động) của con người để đưa vào bức tranh. Ông đặc biệt là người hâm mộ của Willem de Kooning, trong khi Greenberg thích Jackson Pollock hơn.

Greenberg, về phần mình, viết cho The NationArtforum, đã cống hiến cách tiếp cận đanh thép của mình với nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình, ông nói trừu tượng là tàn cục, và bối cảnh chính trị và xã hội của nghệ thuật là không cần thiết. Trong cuốn sách năm 1975 The Painted Word, Tom Wolfe viết: “Greenberg không tạo ra danh tiếng cho Pollock, nhưng ông ấy là giám tuyển, người trông nom, đánh bóng, sửa chữa danh tiếng ấy, và ông cực kỳ xuất sắc trong việc đó.” Một nhà phê bình, Wolfe thêm vào, có thể trở thành người quảng cáo tốt nhất cho nghệ sĩ.


12. Linda Nochlin (1931–2017)

Philip Pearlstein, Portrait of Linda Nochlin, 2010. Quyển sở hữu của nghệ sĩ và Betty Cuningham Gallery.

Tiểu luận có tầm ảnh hưởng năm 1971 “Why Have There Been No Great Women Artists?” của Linda Nochlin đã đưa ra một lý do đơn giản cho câu hỏi tiêu đề. Ngành này đầy rẫy nghệ sĩ nam không phải vì họ giỏi hơn, mà vì hệ thống học viện đã ngăn cản phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực này. Nochlin cho rằng, trong hàng thế kỷ, “nghệ thuật tốt” hầu như chỉ được giám định bởi người da trắng. Tiểu luận của bà dấy lên sự kêu gọi thay đổi. Nochlin là một tác giả lẫy lừng, và trong suốt sự nghiệp của mình, bà viết tiểu luận về những nữ nghệ sĩ như Louise Bourgeois, Mary Cassatt, và Sophie Calle, cùng nhiều người khác nữa.


13. Lucy Lippard (1937–)

Từ lúc bắt đầu sự nghiệp, Lucy Lippard đã phê bình về sự phân biệt giữa nghệ thuật và những vấn nạn đời thường. Không như Greenberg and Rosenberg, bà hứng thú trong việc lật mở bối cảnh xã hội rộng lớn hơn nơi các tác phẩm nghệ thuật được tạo lập. Năm 1977, bà đồng sáng lập báo nghệ thuật theo chủ nghĩa nữ quyền Heresies. Đối với Lippard, nghệ thuật và hoạt động cộng đồng có thể kết nối với nhau. Tập hợp các nghệ sĩ nữ đã đóng góp cho tờ báo – một nhóm bao gồm Joan Snyder, Miriam Schapiro, và Pat Steir — gần đây đã được đại diện cho phụ nữ để xuất hiện trên trang báo.


14. Rosalind Krauss (1940–)

Nhà biên tập và học giả tiếng tăm Rosalind Krauss đã được đẩy đến thế giới nghệ thuật nổi tiếng vào năm 1974, khi bà xuất bản bài báo về Art in America nhắm vào nhà phê bình hống hách Clement Greenberg vì đã hạ thấp di sản của điêu khắc gia David Smith. Krauss đã tạo nên danh tiếng cho chính mình như một người đề xướng cho khởi đầu của các nghệ sĩ trường phái Tối giản. Năm 1976, bà đồng sáng lập October, một tờ báo có tầm ảnh hưởng và nặng tính lý thuyết, giới thiệu về ý tưởng cô đặc của chủ nghĩa hậu Cấu trúc của những nhà tư tưởng Pháp như Jacques Derrida và Michel Foucault đến với độc giả nghệ thuật Mỹ.


15. Jerry Saltz (1951–)

Jerry Saltz tại Mad Masterly Tour Of The Broad của Jerry Saltz trong khuôn khổ Vulture Festival LA,
được giới thiệu bởi AT&T tại The Broad vào 18 tháng 11, 2017, Los Angeles, California.
(Ảnh bởi John Sciulli/Getty Images cho Vulture Festival)

Jerry Saltz, người đã giành giải Pulitzer hạng mục phê bình, đã tách biệt mình với thành phần giới phê bình học thuật tinh tuý, tôn sùng lý thuyết: Một người thèm khát sử dụng mạng xã hội, ông không sợ những nội dung nhạy cảm (những người tham gia Burning Man chẳng hạn, được cho là “Fauxhemians”), và hoàn toàn khiêu khích (Saltz nói về vụ trốn thuế của Mary Boone: “Nếu cô ấy có nhiều quyền lực hơn…Tôi nghĩ điều đó khá tuyệt”). Ông viết cho tạp chí New York với một tông giọng thân thiện, vui vẻ về những chủ đề từ các triển lãm đáng xem cho đến các buổi đấu giá nghệ thuật, cho đến Salvator Mundi (bức chân dung mới xuất hiện gần đây của Leonardo da Vinci).


Nguồn: artsy

Cùng tác giả

#Tag

hội hoạ lịch sử nghệ thuật phân tích phê bình

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…