René Magritte - Người đàn ông nổi tiếng với chiếc mũ nồi của trường phái Siêu thực (P2)

Phong cách mơ mộng và những biểu tượng đặc trưng (mũ nồi, khung cảnh bồng bềnh trên mây) của hoạ sỹ người Bỉ René Magritte đảm bảo cho các di sản bền vững của ông nổi tiếng thế giới và trị giá tỷ đô.

Hãy cùng iDesign khám phá tiếp ảnh hưởng của René Magritte đến những mảng nghệ thuật ngoài hội hoạ và lý do vì sao những di sản của ông lại có tác động lớn đến nền nghệ thuật thế giới như vậy nhé.


Những thành tựu khác của Magritte ngoài việc vẽ tranh

Như nhiều nghệ sĩ Siêu thực, Magritte cũng vô cùng yêu thích văn học. Ông vẽ nhiều bức tranh cho thơ của Paul Éluard, nhà văn viễn tưởng, và Marquis de Sade, người ghi chép S&M nổi tiếng.

Magritte còn làm việc trong mảng quảng cáo, thiết kế các quảng cáo cho khách hàng từ ngành công nghiệp xe hơi đến thời trang. Trong những thiết kế thương mại của ông, Magritte thể hiện một sự cầu toàn và chỉn chu trong nghệ thuật. Sau vài thập kỷ, Andy Warhol cũng theo hành trình tương tự, thể hiện rõ ràng nhất là trong những bản in, tranh vẽ và tượng với bằng chứng những ngày còn làm trong ngành thương mại. Magritte còn sử dụng kỹ nghệ chuyên môn của mình cho mục đích chính trị, làm đồ hoạ và poster cho Đảng Cộng sản Bỉ.

Khi Đức chiếm đóng Bỉ vào thế chiến thứ II, Magritte đã tạo ra những bức ảnh và phim ngắn. Thay vì vạch trần bạo lực và cách phát xít biến đổi đất nước ông, người nghệ sĩ lại thiên về một nguồn cảm hứng nhẹ nhàng hơn. “Tôi đang sống trong một thế giới tồi tệ, và nhiệm vụ của tác phẩm tôi là phải phản vệ,” ông từng viết thế. Câu nói này, đã được mổ xẻ bởi nhà sử học về nghệ thuật Abigail Solomon-Godeau trong bài luận SFMOMA của bà, với quan điểm rằng nó không thật sự thành thật. “Lời phát biểu của ông cho rằng chiến tranh và ách áp bức không nhất thiết phải sản xuất ra những bệnh lý văn hoá và tâm lý trong tác phẩm của ông,” bà nói, khẳng định rằng tác phẩm của ông thời kỳ này không thực sự đẹp đẽ. Bà thấy nhiều “bạo lực và sự kinh tởm“, với những hình ảnh “phân thải, dương vật, và bị thiến“. Chúng đều phản vệ, thật vậy.

René Magritte, The Great Family, 1963. © Charly Herscovici, Brussels / Artists Rights Society (ARS), New York.
Courtesy of the Utsunomiya Museum of Art, Japan and the San Francisco Museum of Modern Art.

Ti sao tác phm ca ông li đc bit?

Thoáng nhìn, những bức tranh tâm trạng của Magritte dấy lên cảm giác thu hút huyền bí, mời gọi người xem khám phá.

René Magritte, The Fifth Season, 1943. © Charly Herscovici, Brussels / Artists Rights Society (ARS), New York.
Courtesy of the Musées Royaux des Beaux-Arts de Belgique and the San Francisco Museum of Modern Art.

Tác phẩm sau này của ông, tuy nhiên, lại thể hiện những ý tưởng khác. Từ năm 1943 đến 1947, Magritte đã trải qua “thời kỳ Renoir”, và khoảng năm 1948, một “thời kỳ bò cái” khác (“vache period“).

Trong giai đoạn đầu, Magritte lấy phong cách đẩy mạnh nét cọ như trường phái Ấn tượng của Auguste Renoir; sau đó, ông vẽ theo kiểu Dã thú và sử dụng tông màu sáng, không thực tế như những bức tranh của Henri Matisse và André Derain. Thật vậy, rất nhiều tranh của Magritte trong thập niên 40 trông giống như được cắt ra từ tác phẩm của ai đó. Ngoài ra còn có chút yếu tố hoạt hình trong bố cục “bò cái” của ông; chúng hoà quyện tạo thành một “bức tranh tệ”, một kiểu thẩm mỹ có thể thấy trong những tranh vẽ ngày nay của các hoạ sĩ như Philip Guston hay Laura Owens.

Le Double Secret, 1927
“René Magritte: La trahison des images” at Centre Pompidou, 2016

Và, đương nhiên, tác phẩm nổi tiếng nhất của Magritte, rất nhiều người sẽ nhận ra dù họ chẳng biết tên tác giả. La Trahison des images (Ceci n’est pas une pipe), từ năm 1929, kết nối nghệ thuật của Magritte đến với lối thể hiện triết lý quan trọng. Nghệ sĩ chỉ đơn giản vẽ một tẩu thuốc màu nâu sậm phía trên dòng chữ, “Đây không phải là một cái tẩu thuốc”. Bức tranh nhấn mạnh vào sự thật rằng người xem không nhìn vào một chiếc tẩu, mà chỉ nhìn vào hình ảnh của nó.

Hơn cả sự khiêu khích, lối phân biệt này thể hiện sự khác nhau giữa nghệ thuật và thực tế. Đây trở thành một trong những mối bận tâm lớn nhất của Pictures Generation vào thập niên 70 và 80, những người cũng nhấn mạnh tính viễn tưởng rõ ràng trong ảnh chụp: Bức ảnh không thể hiện sự thật, mà chỉ là góc nhìn cụ thể của một nghệ sĩ.

La Trahison des images (Ceci n’est pas une pipe), 1929
“René Magritte: La trahison des images” at Centre Pompidou, 2016

Cũng như nhà giám tuyển Caitlin Haskell viết trong catalogue SFMOMA, “Magritte, thông thái hơn nhiều nghệ sĩ khác trong thế kỷ trước, đã lấy dự án của mình để đảo lộn niềm tin vào hình ảnh tương đồng của loài người.” Sống qua những giai đoạn tàn bạo đã khiến ông truyền cảm hứng cho nhiều người châu Âu chất vấn chính quyền, tôn giáo và đạo đức con người của họ; tác phẩm của ông cũng yêu cầu người xem phải tái thẩm định sự chấp nhận của họ đến với điều mắt họ chứng kiến. Khi công nghệ phát triển nhanh chóng cho ta khả năng để bóp méo hình ảnh thực tế, điều này sẽ còn quan trọng hơn nữa trong việc cái nào là tẩu thuốc, và cái nào không.


Nguồn: artsy

Cùng tác giả

#Tag

bỉ chiến tranh cộng sản La Trahison des images nghệ sĩ nghệ thuật rene magritte siêu thực

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…