Tổng hợp 14 bài phỏng vấn đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhất MPoint 2019

Sau một tuần sự kiện MPoint 2019 với chủ đề “Shapes of Design”, những người yêu sáng tạo chắc chắn đã mãn nhãn cùng các ý tưởng, thiết kế biến hoá đa dạng, đầy màu sắc. Và hơn hết, tất cả những biến hoá choáng ngợp ấy đều được dàn dựng dưới những hoa tay tài năng trẻ của sinh viên khoa Mỹ thuật Công nghệ tại đại học Kiến Trúc, Tp. HCM. Hãy cùng iDesign điểm lại một lần nữa các đồ án tốt nghiệp tiêu biểu nhé!

1. Minh hoạ

Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm (Á Khoa 2 HD2)

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua tựa “Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm”, nhưng liệu bạn đã đọc tập nhật ký lịch sử về nghị lực và niềm xót xa cho phận người Việt? Nếu chưa, Chàng sinh viên đại học Kiến Trúc, Nguyễn Hoàng Tấn sẽ dẫn mọi người đến đồ án minh hoạ “Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm” của mình và kể câu truyện về cuộc đời của vị bác sĩ này theo một cách rất trẻ, rất mới và chắc chắn thú vị.

“Mình rất mong muốn tạo ra được một quyển sách mang được câu chuyện lịch sử đến mọi người một cách thú vị,  gần gũi và đầy cảm xúc.” – Hoàng Tuấn chia sẻ.

Bởi thế, thay vì dùng ngôn ngữ làm phương cách chính để truyền tải câu chuyện, Hoàng Tuấn khắc hoạ cánh chuồn chuồn ớt dẫn lối người đọc hoà vào câu chuyện. Dưới nét bút minh hoạ và tâm huyết cho đồ án, độc giả như bị cuốn vào dòng đời xót xa của bác sĩ Thuỳ Trâm, từ đó, rùng mình trước tiếng súng nổ tàn nhẫn của chiến tranh, thấu cảm sâu sắc về thông điệp được truyền tải từ người viết nhật ký.


Hoá Thân (Thủ khoa HD1)

Quả thực sức sáng tạo ở người trẻ Việt ngày một thăng hoa. Cô sinh viên Nguyễn Thanh Nhàn đã đánh bạo phóng tác câu chuyện cổ tích “Nghè Hoá Cọp” trong đồ án tốt nghiệp và đặt tựa là “Hoá Thân”. “Hoá Thân” tựa một giọng kể mới lạ cho câu chuyện cổ tích xưa qua tranh minh hoạ. Câu chuyện kể về anh học trò kiêu ngạo bị trời phạt hoá thành hổ và những bi kịch chua xót ập đến mà nhân vật chính phải hứng chịu: bị xua đuổi, cô lập khỏi xã hội loài người.  


Norse Mythology (Thủ Khoa HD2)

Trong đồ án tốt nghiệp của mình, Lê Phương Quỳnh đổ ngập màu sắc vào câu chuyện ‘Thần Thoại Bắc Âu” của Nail Gaiman và đặt tên cho đồ án là “Norse Mythology”. Khoác lên tấm áo mới, những vị thần Odin, Thor và Loki trông cực kỳ sống động, đáng yêu cho mọi lứa tuổi để cùng đắm chìm vào hành trình tìm hiểu muôn vàn câu chuyện thần thoại thú vị của họ. Tác phẩm minh hoạ “Thần Thoại Bắc Âu” của Lan Anh được đông đảo mọi người yêu mến bởi nét vẽ hồn nhiên, gần gũi từ hiệu ứng tạo texture chì, thiết kế, sắp đặt tranh theo định dạng tranh liên hoàn và bố cục tình tiết theo kiểu mindmap. Điểm cộng nữa cho “Norse Mythology” là về phần màu sắc tươi tắn, hài hoà. Mỗi chương truyện mang màu sắc chủ đạo riêng biệt, gây ấn tượng với bạn đọc và khiến mọi người dễ hồi tưởng lại chính xác từng chương trong cả một thần thoại. 


Once Upon A Time

Lấy cảm hứng từ tập phim “Red-handed” trong series nổi tiếng “Once Upon A Time”, nhưng khai thác trên góc nhìn tranh minh hoạ, Ngô Thị Minh Trang đã giành lấy cú thắng giòn giã trong khoá tốt nghiệp của mình.

Khi đọc qua tác phẩm, bạn sẽ nghiễm nhiên hiểu được quả ngọt cô gặt hái được xuất phát từ đâu. Minh Trang đầu tư chỉn chu trong mỗi tình tiết truyện từ chỉnh sửa kịch bạn hợp lý, logic, phân cảnh và chia nhịp đọc truyện để độc giả cảm nhận lên, xuống trong từng cung bậc cảm xúc của nhân vật một cách rõ nét nhất, tiếp đến là các chi tiết về bối cảnh (nhà cửa, cây cối,…), thiết kế nhân vật (trang phục, kiểu tóc,…).

“Mình chọn minh hoạ trên bản phóng tác này với mong muốn sẽ truyền tải được thông điệp: Phá vỡ được định kiến trong xã hội, vì những thứ hiện hữu trước mắt chưa chắc đã là sự thật và hơn hết, mẩu truyện ngắn này sẽ truyền được cảm hứng cho mọi người nói chung và giới sáng tạo nói riêng” – Minh Trang chia sẻ.

Bóng ma trong nhà hát (Á Khoa 1 HD2)

Đặt chân đến nước Pháp xa hoa, dưới nhà hát Paris, bạn liên tưởng đến tác phẩm nghệ thuật kinh dị sáng giá nào nên được nhắc đến tiếp theo? Tiểu thuyết “Bóng ma trong nhà hát” nhưng không phải dưới dạng kịch hay phim, mà là thể loại truyện tranh thì thế nào? Tác giả tập truyện tranh này không phải là người xứ lạ gì mà chính là cô sinh viên Nguyễn Võ Ánh Minh của đại học Kiến Trúc.

Khi đề cập đến động lực thực hiện dự án, ngoài sở thích phù hợp với phong cách mang hơi hướng Gothic, Ánh Minh chia sẻ thực tình rằng đề tài lần này sẽ là tiếng nói từ bản thân dành cho những người thường mang vẻ ngoài của cô làm trò đùa trong suốt thời gian vừa qua vì “Bóng ma trong nhà hát” là một tác phẩm kinh dị bi kịch chứa đựng mâu thuẫn lớn giữa sắc đẹp và tài năng. 

2. Thiết kế sự kiện

Ecopia (Thủ Khoa)

Vì môi trường đang ngày càng xuống cấp trầm trọng bởi ô nhiễm, cô bạn sinh viên Lê Thái Hoài Thương đã nhập cuộc bảo vệ môi trường theo cách của riêng mình với đồ án tốt nghiệp về thiết kế sự kiện “Ecopia”. Cái hay, mới mẻ của “Ecopia” chính là khai thác mối tương quan giữa ba yếu tố: công nghệ, con người và môi trường. Hoài Thương hy vọng đồ án của mình có thể truyền cảm hứng đến mọi người và khởi nguồn cho những ý tưởng, sáng kiến công nghệ “xanh”.  


Múa Lân Ký Sự (Á Khoa 2)

Nguyễn Ngọc Lan Anh, vì phải duyên với nét đẹp văn hoá Việt, đã xây dựng đồ án tốt nghiệp của mình với tựa “Múa Lân Ký Sự”. “Múa Lân Ký Sự” đào sâu hình ảnh về những người nghệ sĩ múa lân đằng sau tiếng trống nhộn nhịp, tưng bừng. Đồ án lần này của Lan Anh hy vọng gợi lại tinh hoa văn hoá Việt đến với mọi lớp người, để họ yêu mến và tiếp tục gìn giữ nét đặc trưng của văn hoá nước ta. Trên tinh thần đó, Lan Anh đã thiết kế con lân đặc sắc, mới lạ nhưng vẫn quen mắt với người Việt Nam và pha trộn thiết kế dưới gam màu cũ xưa, mang lại cảm giác thân thuộc.


Sắc Lemur 2019 (Á Khoa 1)

Chiếc áo dài Lemur với nét duyên dáng cổ điển, kín đáo và sự thanh thoát, trang nhã trong phong cách Tây Âu đã trở thành bất hữu trong trái tim của những người yêu nghệ thuật. Với đồ án “Sắc Lemur 2019”, cô nàng An Sen đã nghiên cứu để mang nét tinh tế từ mối giao thoa giữa hai nền văn hoá vào trong đồ án của mình với hy vọng mang đến cho người xem khái niệm sơ khởi về áo dài Lemur và nguồn cảm hứng sáng tạo vô vàn từ cánh áo dài độc đáo này.

3. Thiết kế website

Lune Production (Á Khoa 2)

Từ niềm say mê văn hoá Việt nói chung và nghệ thuật trình diễn xiếc tre nói riêng, chàng sinh viên Huỳnh Minh Thống đã cho “ra lò” đồ án về bộ nhận diện thương hiệu và website “Lune Production” quả thực mãn nhãn người xem.

Xiếc tre là loại hình nghệ thuật mang đậm dấu ấn Việt, bởi lẽ người xem sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đôi trai gái hò hẹn dưới trăng ở nơi làng quê Bắc Bộ hay lễ hội cầu mùa của người dân vùng cao nguyên trong lúc xem kịch. Qua đồ án “Lune Production”, Minh Thống đã thành công thiết kế thương hiệu về nghệ thuật truyền thống Việt Nam, giữ được nét thuần tuý trong văn hoá, nhưng vẫn không mất đi tính sáng tạo, thời thượng cần có trong một thiết kế. 


Gieo (Á Khoa 1)

Gieo” là website thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên và phổ biến kiến ​​thức dinh dưỡng, phương thức canh tác hiệu quả của nhà nông và tạo thói quen ăn theo chế độ thực dưỡng thuận tự nhiên. Đối với Mai Thị Hà Vy, đồ án tốt nghiệp “Gieo” chính là “chiến lợi phẩm” từ tư duy và ngôn ngữ mà cô muốn truyền tải vào thiết kế, tô đậm nét văn hoá Việt thể hiện trên website.

“…. Tạo ra “Gieo” với một ngôn ngữ vừa tự nhiên vừa hiệu quả, giải quyết được nhu cầu mua hàng và cải thiện được chất lượng đời sống con người chính là thành tựu nho nhỏ mà mình luôn tự hào.” – Vy chia sẻ


Ứng dụng hỗ trợ phụ huynh và giáo dục trẻ em chậm phát triển (Thủ Khoa)

Mình luôn tìm thấy được nguồn cảm hứng từ những chủ đề, những vấn đề mà những người kém may mắn hơn mình gặp phải trong cuộc sống. Mình mong ước một ngày nào đó ở Việt Nam sẽ bắt đầu chú ý đến những vấn đề về giáo dục trẻ em, về trị liệu tâm lý. Và nếu như có được cơ hội để học lên Thạc sĩ, chắc chắn mình sẽ lại đi tiếp về vấn đề giáo dục trẻ em tự kỷ hoặc là giúp đỡ những bệnh nhân trầm cảm, những người khiếm khuyết.” Huy Cường tâm sự.

Bằng chính đam mê và tình yêu to lớn dành cho gia đình, đặc biệt là cô em gái mắc bệnh chậm phát triển, đồ án tốt nghiệp “Ứng dụng hỗ trợ phụ huynh và giáo dục trẻ em chậm phát triển” của bạn Phan Huy Cường đã chinh phục được hội đồng chuyên môn và xuất sắc giành vị trí Thủ khoa.

Mục tiêu của ứng dụng là cải thiện cuộc sống cho những người khuyết tật và mắc bệnh về tâm lý. Dựa theo cố vấn từ hai giảng viên chuyên ngành trị liệu tâm lý trẻ em, khoa Tâm lý ở trường Đại học Xã hội Nhân Văn, Huy Cường đã thiết kế nội dung bài học đơn giản để các bé có thể “vừa học-vừa chơi”, mang tính thực tiễn cao và giao diện “dễ hiểu- dễ dùng”. Ứng dụng bao gồm hai phiên bản: “Buddy Parent” và “Buddy Kid”. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh.

4. Tạo dáng

Nội thất từ mây

Đồ án tốt nghiệp 2019 của cô bạn Lê Phạm Thảo Vy chính là bộ thiết kế nội thất rất tân thời, mang chất riêng “Thảo Vy” nhưng không mất đi nét Việt. Nội thất làm từ mây, một loại chất liệu bền vững với môi trường và phổ biến ở Việt Nam, kết hợp cùng với đá cẩm thạch chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê, đặc biệt là những người ưu sưu tầm đồ nội thất.

Nội thất lấy chất liệu từ mây để làm khung và sáng tạo đá cẩm thạch vuông có lõi rỗng làm mắt xích, nối những bện dây bằng mây lại với nhau. Ngoài đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, sự kết hợp độc đáo từ hai chất liệu: mây và đá cẩm thạch còn đem đến cho người dùng cảm giác mát lạnh, thoải mái khi tiếp xúc và sử dụng sản phẩm.

“…. Vật liệu này đưa vào bài tốt nghiệp với mong muốn kết hợp vẻ đẹp nguyên bản của mây vào những thiết kế hiện đại và đem lại cái nhìn mới mẻ cho sản phẩm, đồng thời góp phần phát triển các làng nghề thủ công mây tre đan ở Việt Nam”, Vy trình bày về thiết kế.

5. Thiết kế thương hiệu

Trầm Việt (Thủ Khoa)

Với đồ án thiết kế thương hiệu “Trầm Việt”, cô bạn sinh viên Nguyễn Thị Thu Sương mong muốn lưu giữ tinh hoa văn hoá trầm từ thuở Âu Lạc, đồng thời tôn vinh nét tinh tuý trong văn hoá Việt. Bộ nhận diện Thương hiệu “Trầm Việt” lột tả rõ nét đặc trưng của trầm xứ Việt từ logo, màu sắc thiết kế tinh tế, mộc mạc, dễ nhận diện bởi vừa nhìn vào thiết kế, ta dám cam đoán thiết kế này là của người Việt. 

6. Thiết kế thời trang

L’Tonkin Femmes Moderne (Thủ Khoa)

Cuối cùng, bộ sưu tập “L’Tonkin Femmes Moderne” cùng phong cách thời trang đương đại, giàu tính ứng dụng của chàng sinh viên Nguyễn Minh Tuấn trong buổi trình diễn thời trang tại MPoint 2019 đã xuất sắc thể hiện sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây. Không chỉ vậy, bộ sưu tập thời trang của Minh Tuấn còn được đánh giá cao bởi sự kết hợp khéo léo trong việc tái chế trang phục cũ thành những thiết kế độc đáo, thu hút mọi ánh nhìn về phía sàn diễn.

Viết bài: Jane

Cùng tác giả

#Tag

MPoint 2019 Tổng hợp đồ án tốt nghiệp 2019

iDesign Must-try

‘Mượn’ khủng long kể chuyện con người - Website cung cấp thông tin loài khủng long của Nu Nguyễn
‘Mượn’ khủng long kể chuyện con người - Website cung cấp thông tin loài khủng long của Nu Nguyễn
Website đồ sộ cung cấp thông tin về loài khủng long của bạn Nu Nguyễn là đồ án tốt nghiệp tại trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí…
Đồ án tốt nghiệp: BST “L’Tonkin Femmes Moderne” thổi tinh thần hiện đại vào trang phục Tonkin truyền thống
Đồ án tốt nghiệp: BST “L’Tonkin Femmes Moderne” thổi tinh thần hiện đại vào trang phục Tonkin truyền thống
Tonkin là cách đọc trại âm của “Đông Kinh”, tên gọi Hà Nội dưới thời nhà Lê. Dần dần, từ này được sử dụng để chỉ toàn cõi đàng ngoài…
Đồ án tốt nghiệp: Gieo - Website cửa hàng bán nông sản thuận tự nhiên tại Việt Nam
Đồ án tốt nghiệp: Gieo - Website cửa hàng bán nông sản thuận tự nhiên tại Việt Nam
Gieo được ra đời với sứ mệnh trở thành một Website thương mai điện tử không chỉ cung cấp các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên mà còn có thể…
Đồ án tốt nghiệp TK: Ứng dụng hỗ trợ phụ huynh và giáo dục trẻ em chậm phát triển
Đồ án tốt nghiệp TK: Ứng dụng hỗ trợ phụ huynh và giáo dục trẻ em chậm phát triển
Với một trái tim luôn hướng về gia đình đi kèm với sự thấu hiểu những gánh nặng mà mẹ và em gái phải trải qua, Phan Huy Cường đã…
Đồ án tốt nghiệp: Minh họa truyện cổ tích lấy cảm hứng từ series Once Upon A Time
Đồ án tốt nghiệp: Minh họa truyện cổ tích lấy cảm hứng từ series Once Upon A Time
Với Minh Trang, thiết kế tốt nên là thiết kế không cần câu chữ giải thích nhưng mọi người vẫn có thể hiểu và cảm nhận được trọn vẹn tinh…
Đồ án tốt nghiệp TK: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu “Trầm Việt”
Đồ án tốt nghiệp TK: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu “Trầm Việt”
Ca dao có câu: “Xuân về thắm đủ trăm hoa; Mùi trầm hương thiếu vẫn là chưa xuân”. Bằng tất cả sự yếu mến dành cho trầm hương nước Việt, Nguyễn…