Đồ án tốt nghiệp: “Thần thoại Bắc Âu” sống động dưới nét vẽ sinh viên Việt

Nếu bạn là fan của dòng truyện thần thoại, đặc biệt là thần thoại Bắc Âu, thì nhất định không thể bỏ qua đồ án tốt nghiệp đạt thủ khoa minh hoạ tác phẩm “Thần thoại Bắc Âu” của Lê Phương Quỳnh.

Với nhưng ai mê thần thoại Bắc Âu thì cái tên Neil Gaiman chắc chắn không hề xa lạ. Tác phẩm “Thần thoại Bắc Âu” tập hợp những câu chuyện thần thoại được ông kể lại với lối viết hóm hỉnh và hấp dẫn, mang tới sự hứng thú cho người đọc ở mọi lứa tuổi. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng để bạn Lê Phương Quỳnh (sinh viên ngành Đồ Hoạ, khoa MTCN trường ĐH Kiến Trúc) quyết định lựa chọn làm đề tài tốt nghiệp và minh hoạ bốn chương đầu tiên của tập truyện “Thần thoại Bắc Âu”. Cô đặt tên cho đề án lần này là Norse Mythology. Bạn đã sẵn sàng lên đường khám phá cùng những vị thần Odin, Thor và Loki trong thế giới sinh động, mới mẻ và đầy màu sắc của Phương Quỳnh rồi chứ? 

 “Khi mình bắt đầu làm đồ án, suy nghĩ của mình cũng chỉ đơn giản như vậy: tạo ra một quyển sách cho trẻ em sinh động nhất có thể,” Quỳnh tâm sự. 

Đam mê những câu chuyện thần thoại, fantasy từ khi còn nhỏ, ban đầu, trong suy nghĩ của Phương Quỳnh, cô chỉ muốn tạo ra một quyển sách dành cho trẻ em bình thường mà thôi. Cô bạn cũng hào hứng chia sẻ về sở thích của mình với các loại sách tranh dành cho thiếu nhi lẫn người lớn. Cô cũng tỏ lòng hâm mộ dành cho hai họa sĩ Felicita Sala và chị Thùy Cốm . 

Phương Quỳnh định hình phong cách vẽ của mình qua các tác phẩm minh họa đơn giản mà sinh động, nhiều màu sắc. Cô đặc biệt thích các loại tranh sử dụng màu chì. “Đây cũng là lý do mình cố gắng tạo ra texture chì cho tranh của mình, dù hiệu ứng không được bằng tranh vẽ tay.” Quỳnh vui vẻ nói. Không dừng lại ở đó, đề án “Norse Mythology” bất ngờ trở nên đặc biệt sau khi Quỳnh được giảng viên của mình – cô Thái Mỹ Phương gợi ý làm sách theo một định dạng mới: tranh liên hoàn. Tức là các bức vẽ có thể kết nối liền mạch lại với nhau. Trí tò mò và máu ưa khám phá đã thôi thúc Quỳnh quyết định “dấn thân”. Cô bạn bắt đầu đi sâu hơn vào phân tích nội dung, tìm tòi và triển khai những chi tiết liên quan tới nhau và lựa chọn cách làm nổi bật chủ đề chính trong bốn chương truyện. Sau khi đã phân tích và chia tranh theo kiểu mindmap, thì lượng công việc còn lại chỉ còn là phác hoạ và hoàn tất bản vẽ. Tạo hình nhân vật và bối cảnh dưới nét bút của Quỳnh được trình bày theo kiểu hình khối đơn giản, sử dụng những màu sắc tươi sáng. Ngoài ra, trong sách của Quỳnh còn có thêm những câu hỏi tương tác với người đọc, khiến thế giới sắc màu lại càng thêm phần thú vị. 

Hai chương đầu: “Trước thuở sơ khai và sau đó” và “Yggdrasil và cửu giới” được lồng ghép vào bức tranh lớn, trong đó chia ra bốn bức nhỏ hơn.

Trong khi hai chương sau “Odin, Thor và Loki” và “Báu vật của các thần” là một series hình ảnh nối liền. Mỗi chương truyện lại được Quỳnh sử dụng một bảng màu khác nhau tạo ra nét riêng biệt rất rõ ràng.

Quá trình ba tháng rưỡi để hoàn thành một đồ án có lẽ không quá dài, nhưng đã cho Phương Quỳnh rút ra nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu khi tiếp cận với một phong cách làm tranh còn khá mới mẻ. Cô chia sẻ về điều khó khăn nhất có lẽ nằm ở giai đoạn cuối. Vì chọn form sách kiểu gấp quá lớn không thể tìm được nhà in phù hợp khiến Quỳnh phải quyết định in từng trang nhỏ rồi dán lại với nhau hoàn toàn bằng thủ công. Tưởng chừng như “deadline” sẽ khiến cô bạn bó tay đầu hàng, Quỳnh của những ngày ấy dù không hề được ngủ, tất bật chạy đi chạy lại từ nhà đến xưởng in lại vô cùng kiên định và tin tưởng vào chính mình. “Ngộ là thời điểm ấy mình lại rất bình tĩnh, như kiểu chẳng sợ chết nữa. Cũng rất may có bạn bè giúp đỡ, cũng như có một nhóm tốt nghiệp minh họa luôn ủng hộ nhau, nên tụi mình đều đã hoàn thành đúng hạn,” Quỳnh nhớ lại.

Sau tất cả công sức, nỗ lực của bản thân và sự giúp sức từ những trợ thủ chí cốt, Phương Quỳnh đã hoàn tất đúng hạn nộp bài và sách tranh “Norse Mythology” của cô nàng chắc chắn sẽ làm mãn nhãn các độc giả ở mọi lứa tuổi và được đông đảo người đọc yêu mến bởi nét vẽ hồn nhiên, gần gũi với tuổi thơ và gam màu tươi sáng.

Nhấp vào đây, để xem thêm các tác phẩm của cô nàng Lê Phương Quỳnh hoặc đến với triển lãm MPoint 2019 để trực tiếp chiêm ngưỡng không những chỉ một đề án tốt nghiệp truyện tranh “Norse Mythology” mà còn nhiều tác phẩm nghệ thuật hoành tráng không kém.

Với vai trò là nhà bảo trợ truyền thông cho sự kiện MPoint 2019, iDesign có cơ hội phỏng vấn 14 sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhất 2019 của sinh viên khoa MTCN, trường Đại học Kiến Trúc. Các đồ án này đều được trưng bày tại triển lãm MPoint 2019. Là sự kiện triển lãm thường niên của khoa MTCN, với các ngành thiết kế đồ hoạ, tạo dáng và thiết kế thời trang, MPoint 2019 với chủ đề “Shape of Design” – biến hoá đa dạng trong thiết kế là nơi trưng bày các đồ án tốt nghiệp độc đáo nhưng vẫn mang tính ứng dụng cao của các sinh viên tài năng. 

Địa điểm tổ chức: Sảnh trường đại học Kiến trúc (196 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh) 
Khai mạc: 18h:00 ngày 14/10/2019 
Thời gian: 7:30 – 18:00, từ 14/10 – 20/10/2019 (vào cửa tự do)

Người viết: Jane
Ảnh: Behance

Cùng tác giả

#Tag

Lê Phương Quỳnh Neil Gaiman Norse Mythology Thần thoại Bắc Âu

iDesign Must-try

Khám phá quy trình làm phim stop motion qua tác phẩm điện ảnh Coraline
Khám phá quy trình làm phim stop motion qua tác phẩm điện ảnh Coraline
Theo Laika Studio, có khoảng 35 animator đã tham gia vào dự án làm phim Coraline. Trung bình mỗi tuần, một người sẽ quay được khoảng 2 – 7 giây,…