Tính nhân văn trong thiết kế

Hình dángchức năng là một concept phổ biến mà bất kì designer nào cũng cần xem xét khi phát triển một thiết kế. Nhưng vẫn có một yếu tố khác cần được chú trọng trong thiết kế, đó là cảm xúc.

Cuộc thí nghiệm về loài khỉ

Năm 1950, nhà tâm lý học người Mỹ Harry Harlow đã tiến hành một thí nghiệm như sau: ông tách  một chú khỉ sơ sinh ra khỏi khỉ mẹ, ngay sau khi sinh vài tiếng đồng hồ. Chú khỉ con được nhốt riêng trong một cái chuồng có hai người mẹ “giả”. Một khỉ mẹ được làm từ dây kim loại và được gắn một bình sữa thật; khỉ mẹ còn lại được bao phủ bởi lông thú nhân tạo và được thiết kế để trông giống thật nhất có thể, nhưng không có sữa.

Theo tính toán của mình, Harlow cho rằng chú khỉ sơ sinh sẽ quấn quít với khỉ mẹ bằng kim loại, vì cá thể này có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khỉ con: cung cấp dinh dưỡng. Nhưng kết quả thu được khiến ông rất ngạc nhiên, chú khỉ con đã quấn quít khỉ mẹ có bộ lông giống thật. Khi ông thay đổi vị trí và đặt hai người mẹ “giả” nằm cạnh nhau, chú khỉ sơ sinh đã lấy nguồn sữa từ người mẹ kim loại và bám lấy người mẹ còn lại.

Mặc dù được nhận nguồn dinh dưỡng thiết yếu, chú khỉ sơ sinh vẫn có những biểu hiện như: lo lắng, bồn chồn và đôi khi, hiếu chiến như một chú khỉ trưởng thành. Kết luận sau cùng mà Harlow đã rút ra, là các sinh vật không chỉ cần được cung cấp về thức ăn hoặc nơi trốn, mà còn có một yếu tố quan trọng hơn thế: là cảm xúc và tình thương.

Chú khỉ con của Harlow có xu hướng quấn quít với chú khỉ mẹ giống có bộ lông giống thực, không chỉ bởi vì sự thiếu sữa, mà còn một yếu tố cần thiết hơn – là tình cảm.

Hình dáng, Chức năng và Cảm xúc

Tất cả thiết kế đều có mục đích riêng. Chẳng hạn như việc thiết kế hình dáng của đồ vật sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng: cần sự gọn nhẹ, sự sang trọng, hay tạo sự thoải mái cho người ngồi,…

Đã từng có một cuộc tranh luận kéo dài suốt nhiều năm liền, từ khi vị kiến trúc sư người Mỹ – Louis Sullivan đề xuất nguyên tắc thiết kế: “Hình dáng đi sau chức năng” vào khoảng đầu thế kỉ 20. Chức năng của sản phẩm có thể là nền tảng sáng tạo của nhiều designer, nhưng nguyên tắc của Sullivan liệu có thực sự đúng đắn?

Để làm sáng tỏ điều này, hãy xem xét một ví dụ sau. Những chiếc ghế thuộc công ty chuyên về sản xuất ghế La-Z-Boy, trước khi sản xuất sẽ được nghiên cứu một cách rất kĩ lưỡng, sao cho các sản phẩm khi sử dụng sẽ mang lại sự thoải mái và thư giãn tối đa cho người dùng. Tất cả những đặc điểm của sản phẩm đều hướng đến chức năng, từ miếng đệm êm ái cho đến tay cầm được lót mút thật tỉ mỉ hai bên – đều giúp mang lại sự thoải mái. Có thể nói, những thiết kế của công ty La-Z-Boy đã phục vụ hoàn hảo cho chức năng cần thiết của một chiếc ghế, nhưng mặt khác, nhiều người lại không chấp nhận được hình dáng tổng thể của nó.

Danh họa Picasso thì cho rằng, một chiếc ghế truyền thống, ngoài việc được sử dụng để ngồi lên, thì sẽ còn có công dụng khác, như việc để làm thỏa mãn tâm trí và sự sáng tạo của chẳng hạn. Ông đã phác thảo một nguyên mẫu lên giấy trước khi bắt tay vào công việc chế tác. Chức năng của chiếc ghế mà ông thiết kế – hoàn toàn dựa trên nền tảng là sự thẩm mỹ, với chẳng mấy công dụng. Chiếc ghế mà Picasso sáng tạo đã chạm tới cảm xúc thẩm mỹ của nhiều người, với nền tảng trí tuệ của một thiên tài. Và chính điều này đã thúc đẩy chúng ta đi đến đánh giá ý nghĩa của tính thẩm mỹ, các khía cạnh chức năng và hình dáng của một thiết kế.

Hình dángchức năng là một concept phổ biến mà bất kì designer nào cũng cần xem xét khi phát triển một thiết kế. Nhưng vẫn có một yếu tố khác cần được chú trọng trong thiết kế, đó là cảm xúc.

Hãy xem xét một ví dụ đối lập khác: những thiết kế trong series The Waterproof Garden Chair (tạm dịch: những chiếc ghế sân vườn chống thấm nước) của tác giả Bert Loeschner.

Các tác phẩm trong series này của ông khuyến khích người xem đồng cảm với những chiếc ghế. Các nhân vật chính như được nhân hóa qua bàn tay của người nghệ sĩ, và gợi lên nhiều khía cạnh cảm xúc. Một chiếc ghế đặt ngoài sân vườn và nằm khuất lấp một góc sân, bỗng chốc trở thành một người bạn cũ – không còn được chăm chút và trở nên đơn độc. Liệu bạn có cảm thấy bản thân mình có chút tội lỗi bởi vì bạn đã để “anh ta” đơn độc ngoài mưa trong suốt 10 năm trời?

Không phải mọi cảm xúc đều có thể được cảm nhận rõ ràng. Chiếc ghế của Hans Wegner’s Shell ngay lập tức gợi ra suy nghĩ: một mảnh thiết kế không chỉ cần đẹp và có thể sử dụng được, mà còn phải mang lại cho chúng ta một cảm xúc cụ thể: như là sự thoải mái, thư giãn, sự suy ngẫm – hay thậm chí là niềm tự hào.

Hãy xem qua đoạn video ngắn sau, liệu chiếc đèn trong clip có gợi lên trong bạn cảm xúc nào đó không?

Đàn ông và những cỗ máy

Lần đầu tiên bạn gặp ai đó, suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn không phải là “Chức năng của họ là gì?”, mà là “Cảm giác mà họ mang lại cho bạn là gì?”. Và khi được hỏi về người đó, bạn sẽ mô tả những nét đặc trưng nhất của họ:”Cô ấy rất duyên dáng, thông minh, dí dỏm và đã làm tôi cười rất nhiều.”

Tất cả những đặc trưng cá nhân sẽ để lại trong bạn những dấu ấn rõ rệt, nhưng tại sao chúng ta lại lưu giữ những ấn tượng ấy trong bộ não của mình? Chính là bởi chúng đã hình thành nên những kết nối giữa bản thân mỗi người với một cá thể khác, với những ý nghĩa khác nhau. Liệu bạn có còn nhớ món quà sinh nhật từ người bạn thân nhất, tấm vé xem phim trong ngày hẹn hò đầu tiên cùng người đặc biệt quan trọng? Những kết nối này ảnh hưởng đến tâm trí chúng ta một cách vô thức, trong từng hơi thở cuộc sống.

Những ràng buộc về cảm xúc chính là những đồng tiền vô hình trong cuộc sống hiện đại – được những công ty quảng cáo đặc biệt vận dụng. Một quảng cáo dài gần 2 phút của hãng kẹo cao su Trident không hề liên quan đến chức năng (nhai kẹo cao su) hoặc hình dáng (hạn chế hơi thở có mùi), họ đang bán cho bạn một trải nghiệm đầy cảm xúc (nụ hôn trong buổi hẹn hò đầu tiên). Nếu như quảng cáo này hiệu quả, là bởi nó đã biến một thanh kẹo màu xanh lá cây vô hại thành một kết nối đầy cảm xúc với một người phụ nữ hấp dẫn.

Không mấy ngạc nhiên khi hãng xe con bọ – Volkswagen Beetle, ra mắt vào năm 1938 và mãi cho tới nay vẫn được xem là thiết kế xe hơi được bán chạy nhất trong lịch sử nhờ những chi tiết động cơ cực kì thân thiện và dễ thương, với hai cặp đèn pha đặc trưng trông giống như đôi mắt của một nhân vật hoạt hình và đang mỉm cười. Loại phương tiện này được thiết kế cực kì duyên dáng và Disney đã sản xuất bộ phim về xe ô tô với hình dáng dễ thương này: The Love Bug (Herbie) năm 1969.

Nhà nghiên cứu về thiết kế xe – Sam Livingtone cho rằng, “Khách hàng đọc được những biểu cảm đa dạng ứng với hình dáng của chiếc xe – như là biểu cảm trên khuôn mặt người và từ đó, sẽ kêt luận ra những cảm xúc mà chiếc xe mang lại, như là sự hiếu chiến, sự vững chắc, sự năng động hoặc thân thiện,…. Ngay cả khi con người không nhận thức được hành vi của mình, họ vẫn thực hiện điều đó trong vô thức.

Hiếm khi có một thiết kế nào lại hội tụ đủ cả 3 yếu tố: hình dáng, chức năng và cảm xúc. Vì vậy, hãy xem xét và lựa chọn phong cách phù hợp nhất với chính mình.

Tác giả: Daniel Eckler

Người dịch: Thụy

Nguồn bài viết: Medium

Cùng tác giả

#Tag

cảm xúc trong thiết kế chức năng hình dáng thiết kế Kiến thức thiết kế nhân văn

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.