Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh

Ý tưởng tìm về lịch sử của việc trang trí Giáng sinh được truyền cảm hứng từ bức ảnh căn phòng có thể làm cho Bóng Ma của Giáng Sinh Quá Khứ trong bộ phim “A Christmas Carol” ở nhà – chỉ có vòng nguyệt quế và cây thông, không hề có đồ treo trang trí, nến và ruy băng.

Chúng tôi đã rất tò mò: Liệu đó là hình dung của lịch sử được vẽ nên trong phim hay là sự thật? Những ngôi nhà đã được trang trí Giáng Sinh như thế nào vào những năm 80?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã đến với bảo tàng Old Sturbridge Village tại Massachusetts, nơi có một biên niên sử sắp đặt về cách nghệ thuật trang trí Giáng Sinh “tiến hóa” ở New England trong suốt thế kỉ 19.

Ngôi nhà phố Salem của Old Sturbridge Village

“Đầu thế kỉ 19 – những năm 1830 – phần lớn người New England không làm Giáng Sinh,” trợ lý giám tuyển Shelley Cathcart nói. “Đa số dân cư có nguồn gốc từ Thanh Giáo, thế nên phần lớn mọi người không trang trí nội thất cho nhà mình, đặc biệt là không có cây thông Noel.” 

Truyền thống bên cây Giáng Sinh “hiện đại” được cho rằng bắt nguồn từ thế kỉ 16 ở Đức, nơi những cây thường xanh nhỏ được trang trí với nến, táo, hạch và quả mọng gọi là “Cây thiên đường” trong các vở kịch nhà thờ. Qua thời gian, những người Ki-tô sùng đạo đã tích hợp lối trang trí cây này vào ngôi nhà của họ trong các kỳ nghỉ lễ. Truyền thống này trở thành một nghi lễ trong Ki-tô giáo và bắt đầu được lan truyền khắp Châu Âu.

Bức tranh Glade jul (Happy Christmas) được vẽ bởi Viggo Johansen (1851-1935)

Người Đức nhập cư mang hình thức này đến Mỹ vào thế kỉ 18 và 19, nơi nó bị các nhóm Thanh giáo bài trừ ngay lập tức vì lý do mang ý nghĩa tà giáo trong lịch sử. Trong khi phải mất một thời gian để “bắt kịp xu hướng” thì cộng đồng nhỏ những người lập nghiệp gốc Đức vẫn tiếp tục truyền thống này sớm nhất là khoảng giữa những năm 1700.

Những ai trang trí nhà của họ thì làm rất khiêm tốn. Phòng khách trong Ngôi nhà phố Salem của Old Sturbridge Village được trang trí theo phong cách những năm 1830, đồ dùng trang trí thậm chí không chiếm hết toàn bộ bề mặt của chiếc bàn chơi bài nhỏ.

“Cơ bản, bạn sẽ thấy những chậu cây Giáng Sinh được trang trí các món đồ kỳ cục như ngôi sao vàng, sừng dê kết hoa quả và xung quanh là một số món đồ chơi,” Cathcart nói.

Cây Giáng Sinh những năm 1830

Theo sự phát triển của thế kỷ 19, việc ăn mừng Giáng Sinh mới dần được chấp nhận như một truyền thống: Tiểu bang Massachusetts, Mỹ tuyên bố Giáng Sinh là một ngày lễ hợp pháp vào năm 1856.  

“Tôi đã tìm kiếm những cuốn nhật ký và thư để làm bằng chứng cho truyền thống Giáng Sinh,” Cathcart nói, “Đôi khi họ toàn chỉ viết về những ngày giặt quần áo hay làm các công việc tầm thường. Nhưng vào giữa thế kỉ 19, bạn bắt đầu thấy người ta đề cập đền việc treo vớ lên lò sưởi và đợi ông già Noel ghé qua.”

Cuối những năm 1840, một ấn phẩm mô tả cảnh vị Nữ hoàng được yêu mến Victoria ăn mừng Giáng Sinh với người chồng gốc Đức của mình là Hoàng tử Albert xuất hiện. Gia đình họ đứng xung quanh một cây thường xanh được trang trí. Nó biến tập tục này thành một thứ thời thượng mà giới nhà giàu Mỹ sớm chạy theo. Trong một thời gian ngắn, các doanh nghiệp địa phương nắm bắt được tiềm năng thương mại của việc bán những món đồ trang trí.

Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Albert bên cây Giáng Sinh

Kết quả là vào những năm 1850, bối cảnh Giáng Sinh được mở rộng với những cây Noel và vòng hoa trên cửa sổ. “Chúng tôi sử dụng rất nhiều gỗ thông và gỗ hoàng dương,” Cathcart nói.

“Chúng tôi đã dựng nên bối cảnh những năm 1830 cho bảo tàng nhưng không muốn làm nó quá trớn vì ý tưởng ăn mừng Giáng Sinh theo cách này vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.”

Với những tạo tác lịch sử này, đôi khi sự tự do phải kèm theo sự tôn trọng với các chi tiết. Cathcart và nhóm của cô chủ yếu dựa trên các nguồn tài liệu được viết lại để sắp đặt không gian. Tuy nhiên, cô thường tìm được các bản vẽ dựa trên bối cảnh đó khi tìm hiểu về cách việc trang trí phát triển thế nào vào cuối thế kỉ 19.

Trang trí Giáng Sinh điển hình vào những năm 1850

Cathcart tìm thấy một bản vẽ khoảng năm 1870 về phòng ăn được trang trí theo phong cách Victorian. Bức tranh được vẽ bởi một người phụ nữ tên Lucy Ellen Merrill, là một trong rất nhiều bức tranh nằm trong cuốn sách tên ‘Merry Christmas’. Cathcart nói đó là khoảnh khắc hiếm hoi tìm thấy một bức vẽ có nhiều chi tiết đến thế, cô biết đó là thứ cô muốn để tái hiện khung cảnh gần đúng nhất cho Ngôi nhà phố Salem.

Vào những năm 1870, việc trang trí nở rộ. “Những năm 1870 – hậu nội chiến Mỹ là thời kì quan trọng trong lịch sử chúng ta,” Cathcart nói. “Ngày nay ta có nhiều các cửa hàng bán sản phẩm làm sẵn, những tờ báo tuyên truyền và thúc đẩy các kỳ nghỉ. Tất cả đều rất thương mại và nó được phản ánh trong cách trang trí.”

Cathcart nói rằng cô muốn việc trang trí phải thật ngẫu hứng. Phòng ăn nổi bật với những cái cây được xếp ngay ngắn trên bàn, những gói quà ở mỗi chỗ ngồi, giữa bàn là những cây dương xỉ và thường xanh, kệ lò sưởi được trang trí và cửa số được treo gỗ hoàng dương cùng vòng hoa. Một điều đáng chú ý khác là cây Giáng Sinh không còn nằm chễm chệ trên bàn nữa mà hợp mắt chúng ta hơn khi nằm dưới đất.

Rất nhiều vật trang trí có từ những năm 1870 và vẫn tồn tại ở thế kỉ 20, dưới hình thức này hay hình thức khác. Bất kể bạn thích lối trang trí khiêm nhường của những năm 1830 hay những món đồ phong cách Victorian xa hoa, thì cũng có sự tương đồng giữa vật liệu được sử dụng. Cây thông, dương xỉ, vòng thánh và gỗ hoàng dương chính là bằng chứng cho sự phát triển của Giáng Sinh vào thế kỉ 19, cũng như kết nối cách trang trí của thế kỉ 21 và quá khứ.

“Tôi từng thấy rất nhiều người đến căn phòng này và nói về việc làm thế nào họ có thể lấy cảm hứng cho căn nhà của mình,” Cathcart nói. “Và đúng vậy – bạn thật sự có thể làm điều đó – những vật trang trí có rất nhiều thứ giống với những gì ngày nay chúng ta có.”

Những năm 1890, cửa hàng bách hóa Woolworth tại Mỹ đã bán được 25 triệu đô nhờ các món đồ trang trí làm từ lá và thủy tinh thủ công được nhập khẩu từ Đức. Thời gian trôi đi, việc trang trí cây ngày càng trở nên nghệ thuật hơn, kết hợp các vật liệu mới như kim tuyến, lụa và len.

Từng là nơi sản xuất đồ trang trí thủ công, Đức bỗng cạnh tranh với Nhật và Đông Âu trong sản xuất đại trà khi các món trang trí Giáng Sinh trở thành một ngành thương mại toàn cầu. Vào giữa những năm 1930, hơn 250.000 món trang trí được nhập khẩu vào Mỹ.

Năm 1973, Hallmark giới thiệu món trang trí mang tên “Hộp kỷ niệm” (keepsake), thứ có thể tạo cho những món đồ trang trí giá trị sưu tầm. Bộ sưu tập đầu tiên bao gồm những món đồ thủy tinh và các nhân vật đan len nhỏ, mỗi dòng sản phẩm thành công này là một bộ trang trí phiên bản giới hạn độc nhất cho mỗi năm.

Ngày nay, cây Giáng Sinh đã rũ bỏ gần hết những ý nghĩa tôn giáo của nó, trở thành một truyền thống đa văn hóa vào mùa đông, các gia đình thuộc mọi tín ngưỡng trên thế giới đều có thể chờ đợi khoảng thời gian đáng yêu này để được cùng nhau phủi bụi những món đồ trang trí nằm chờ trong hộp.

Ban biên tập iDesign
Nguồn:
theculturetrip, curbed

Cùng tác giả

#Tag

christmas Giáng Sinh idesign Kiến thức lịch sử

iDesign Must-try

Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Xinê Xem Fest 2023 và lễ trao giải Golden Door Awards tiếp tục là chuỗi sự kiện đáng lưu tâm trong lĩnh vực điện ảnh, được tổ chức thành công…
Haiku thị giác - hợp lưu nghệ thuật Đông - Tây
Haiku thị giác - hợp lưu nghệ thuật Đông - Tây
Những tác phẩm pha trộn giữa thơ haiku và nghệ thuật thị giác có thể mang đến gợi ý gì cho những người thực hành nghệ thuật đa phương tiện,…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Vùng Vênh - Triển lãm giàu thẩm mỹ và thấu cảm của Hứa Vĩ Văn
Vùng Vênh - Triển lãm giàu thẩm mỹ và thấu cảm của Hứa Vĩ Văn
Người ta thường thấy một số diễn viên chuyển hướng làm ca sĩ hoặc diễn viên đi làm kinh doanh. Hiếm có diễn viên nào chuyển hướng làm họa sĩ.…