Thiết kế tối giản sẽ chết. Chào đón bạn đến với kỷ nguyên thiết kế tùy chỉnh của Apple

Apple đã từ bỏ việc tạo ra thiết kế hoàn hảo bởi nhiều thách thức mà họ phải đối mặt. Tại sao trong thời đại của màn hình cảm ứng, chúng ta lại bị giới hạn về những gì có thể làm với pixel?

Đánh dấu 2020 – đây là năm mà Apple quyết định sử dụng chính nguồn lực thiết kế của mình.

Tại sự kiện lớn nhất trong năm của Apple, Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC), công ty đã trình bày các tin tức lớn nhất về định hướng phát triển của thương hiệu. Một chiếc iPhone hiện tại có thể giúp bạn dịch ngôn ngữ sang tiếng Pháp hay mở khóa một chiếc BMW. Chuông cửa của hệ thống nhà thông minh Homekit giờ đây cũng có thể xác định người đang đứng dưới hiên nhà bạn và trình chiếu đến Apple TV. Có lẽ quan trọng nhất, Macbook và iPhone sẽ sớm có cùng một con chip bên trong, vì Apple sẽ dần chuyển sang Apple Silicon (về cơ bản, đây là vi xử lý được Apple thiết kế dựa trên kiến trúc ARM) thay cho chip Intel hiện tại.

Tuy nhiên, với tất cả những khả năng mới này, Apple đang dần rời xa luận điểm thiết kế mà Steve Jobs đã thành lập: đó là công nghệ nên là những thành phần thiết yếu nhất để tiếp cận số lượng người dùng lớn nhất. Nhưng Apple đã phát hiện ra rằng, vì nó đã mở rộng đến gần như mọi ngóc ngách trên toàn cầu, nên một mô hình chung sẽ không còn phù hợp với tất cả đối tượng người dùng.

Vì vậy Apple đang để người dùng tự thiết kế giao diện cho riêng họ. Tuy nhiên, Apple có thể sử dụng thời điểm ‘vàng’ này để thống nhất thiết kế và thiết bị của mình một lần nữa. Nhưng họ lại giao trách nhiệm đó cho mọi khách hàng – và thành thật mà nói, công việc này hầu hết chúng ta không thể làm tốt được như Apple.

Hai tính năng mới của Apple đang chứng tỏ sự chuyển dịch sang nguồn cung ứng cộng đồng.

Trên iOS, giờ đây bạn sẽ có thể kéo các widget có kích thước và hình dạng khác nhau vào màn hình ứng dụng. Điều đó có nghĩa là một dự báo thời tiết có thể chiếm 1/4 màn hình chính, sau đó có các icon ứng dụng của Facebook, Mail và bất kỳ thứ gì khác sẽ chiếm phần còn lại. Hoặc bạn có thể chuyển toàn bộ phần trên cùng của màn hình cho các thuật toán dự đoán của riêng Apple và yêu cầu nó đoán tiện ích nào bạn muốn xem nhất vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Hoặc bạn có thể cho phép Apple nhóm các ứng dụng của bạn lại với nhau thành các danh mục. 

Đối với Apple Watch, họ cũng đã để bạn, App Store hoặc bạn bè của bạn tự tùy chỉnh thiết kế trên mặt đồng hồ. Các thiết kế sẽ tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của bạn như việc luyện tập thể thao, thông báo hoặc đơn giản theo sở thích cá nhân. Nếu không có ý tưởng, bạn cũng có thể tham khảo trên internet các đề xuất của nhà phát triển hoặc liên hệ để Apple có thể thiết kế mặt đồng hồ và bạn chỉ cần tải xuống để sử dụng. Việc bạn chỉ có thể cài đặt hình ảnh chuột Mickey làm hình nền trên đồng hồ đã qua. Hãy chuẩn bị một làm sóng thiết kế mới, nơi mà bạn có thể theo dõi số bước đi, số giờ ngủ và lượng bánh bao đã tiêu thụ trong tháng trước.

Ngoài ra, chúng ta đều có thể tùy chỉnh một số yếu tố trải nghiệm khác của Apple. Bạn có thể kéo ứng dụng sang màn hình khác, thiết lập hình nền tùy chỉnh hoặc để Siri gọi bạn bằng biệt hiệu. Nhưng những bản cập nhật mới này ảnh hưởng đến chức năng cốt lõi của các sản phẩm Apple, không chỉ ở mặt giao diện.

Những bất cập đối với sự thay đổi lớn này

Đối với những người dùng đã quá quen thuộc với các sản phẩm Apple, thì đây chắc hẳn là một tin tuyệt vời. Những người am hiểu về công nghệ thường muốn kiểm soát nhiều nhất về công nghệ của họ. Những câu hỏi như “Tại sao tôi không thể đặt dự báo thời tiết ở bất kỳ nơi tôi muốn trên điện thoại của mình?” và đương nhiên đó là câu hỏi hoàn toàn hợp lý. Tại sao trong thời đại của màn hình cảm ứng, chúng ta lại bị giới hạn về những gì có thể làm với pixel?

Nhưng đó không phải là phong cách của Apple. 

Apple luôn tôn sùng sự đơn giản, dù nó có khiến sản phẩm tốt hơn hay tệ hơn, họ đơn giản hóa công nghệ phức tạp đến mức phi lý. Thiết kế họ sử dụng có thể làm cho máy tính rõ ràng hơn khi sử dụng các icon trực quan và một con chuột; âm nhạc thú vị để điều hướng với một danh sách và một con lăn; thông tin kỹ thuật số trên smartphone được sắp xếp thành các ứng dụng kích thước nhỏ. Những câu thần chú như “it just works” là cốt lõi trong thiết kế của Apple và đó là lý do chính khiến nhiều người trong chúng ta mua sản phẩm của hãng — không chỉ một lần mà nhiều lần. Không quá ngạc nhiên khi người dùng iPhone là một trong số khách hàng trung thành với thương hiệu nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, vấn đề trong việc duy trì cách tiếp cận này là Apple không chỉ là một công ty về công nghệ, nó còn là một công ty y tế, công ty giải trí, công ty nhiếp ảnh và công ty hàng gia dụng. Apple sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều sản phẩm vật lý và kỹ thuật số để mở rộng quy mô, nhằm đáp ứng những mong đợi của người tiêu dùng và những dự đoán thị trường khác biệt của mình. Năm 2020, Apple trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá thị trường 1,5 nghìn tỷ USD. Đó cũng là một trong những lý do Apple cần đầu tư vào cách tiếp cận thiết kế với mô hình phù hợp cho tất cả, từ máy nghe nhạc đến máy tính. Nó cũng sẽ là một điều đáng suy nghĩ khi đầu tư vào các thiết bị đeo được kết nối với smartphone và vô số dịch vụ khác trên internet.

Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy mô hình kinh doanh đằng sau thiết kế của Apple. Nếu bạn đã mua một chiếc iPhone và nó dễ dàng để sử dụng, bạn cũng sẽ bị cám dỗ để mua thêm AirPods hoặc Macbook. Và mỗi lần mua hàng, Apple sẽ tăng cường thỏa thuận: Bạn càng có nhiều sản phẩm, chúng càng liên kết với nhau, các chức năng kỹ thuật số càng mượt mà. Đó là điểm mạnh lớn nhất trong thiết kế của Apple, nhưng cũng là điểm yếu lớn nhất trong giai đoạn phát triển của công ty: Không phải bất kỳ khách hàng nào cũng sử hữu tất cả các sản phẩm của Apple. Vì vậy, trong khi chúng được thiết kế để tương tác, thì chúng lại không tích hợp được với nhau để tạo thành một hệ thống hoàn hảo. Đây là lý do tại sao Google tạo ra một thiết kế để cạnh tranh với đối thủ Apple: Tìm kiếm, Email, Lịch và rất nhiều sản phẩm khác được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người, điều đó khiến cho các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi. Ngay cả khi người dùng đều sở hữu các sản phẩm của Apple, thì cách họ sử dụng sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Một người mua Apple Watch để theo dõi thời gian, một người khác mua để theo dõi quá trình chạy bộ của họ.

Thế nhưng, thay vì xây dựng một trải nghiệm hoàn hảo giữa các thiết bị của mình, Apple đã đặt ra nhiều thách thức về thiết kế khiến họ phải đối mặt. Thay vì xác định widget nào sẽ có trên iPhone thì Apple yêu cầu bạn thực hiện việc này. Thay vì đưa ra những thứ Apple Watch nên truyền tải, Apple gợi ý rằng có thể một nhà phát triển hoặc bạn bè của bạn có khả năng làm việc đó tốt hơn họ. Sự tối giản đã chết, và thời kỳ của thiết kế tùy chỉnh đang lên ngôi.

Đây là thời điểm mà nhiều chuyên gia Apple đã chờ đợi, khi Apple có thể ‘trình làng’ một giao diện có thể thống nhất với các ứng dụng, cử chỉ giống nhau và nhiều thứ có thể kết nối tất cả. Các sản phẩm của Apple có thể giống như một dịch vụ hơn, bất kể thiết bị của bạn đang sử dụng là gì và chúng sẽ luôn có mặt khi bạn cần.

Và chính tại thời điểm này, Apple tuyên bố rằng họ thực sự không biết mình nên thiết kế cho thế giới như thế nào. Có thể vấn đề thiết kế quy mô toàn cầu như vậy quá lớn đối với bất kỳ mọi công ty, hoặc có thế Apple muốn các dòng sản phẩm của mình có sự khác biệt để chúng ta tiếp tục săn đón. Trong mọi trường hợp, Apple không tạo ra giao diện hoàn hảo: Nó chỉ cung cấp các công cụ để bạn tự thực hiện công việc đó.


Biên tập: Thao Lee
Theo: fastcompany

Cùng tác giả

#Tag

apple apple design Apple Watch công nghệ Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu iphone steve jobs thiết kế apple thiết kế tùy chỉnh WWDC

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…