UX Design: Thiết kế không có tâm sẽ làm ra những sản phẩm không có “tầm”

Mỗi ngày đều có những trải nghiệm tuyệt vời bị mưu sát bởi các thiết kế không có tầm lẫn có tâm. 

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Petr Augustin


Năm 2013, Jeff Gothef đã viết một quyển sách về Lean UX. Đó là một trong những quyển sách đầu tiên nói về việc sát nhập designer vào đội ngũ startup tinh gọn. Đó cũng là quyển sách yêu thích của tôi và đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi về ngành thiết kế trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, không may là bước tiến này đã khiến các nhà quản lý nhận ra thiết kế cũng chỉ là một sản phẩm có thể cân đo, hoạch định và gia công.

Và cũng trong thời gian này, chúng ta – những designer rất vui sướng khi khám phá ra một lĩnh vực mới mẻ, đó chính là thiết kế UX.


UX năm 2018 vẫn chưa chết mà đang lớn mạnh từng ngày

Thiết kế UX giờ được công nhận như một phần của sự thành công trong phát triển sản phẩm, các designer giờ cũng đã có chỗ đứng khi là người đưa ra chỉ dẫn về cách hoạt động, hình dáng và cách xử lý vấn đề mà sản phẩm có thể gặp phải.

Các công cụ, bài nghiên cứu và tư liệu về UX có ở khắp nơi. Với từ khóa “Học thiết kế UX”, trên Youtube có 300.000 kết quả, Coursera có gần 1.000 khóa học bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp. Các tư liệu trên Medium, Nngroup.com hoặc IDEO Design Kit đều miễn phí và dễ hiểu, dễ học.

Tương tác với công nghệ hoàn toàn hiện diện muôn nơi và hiện nay, chúng ta bắt đầu mày mò VR, âm thanh và giao diện AI. Quả thật, đây là một thời đại tuyệt vời để trở thành designer. Tuy nhiên, làm sao có thể khi phần lớn các sản phẩm hiện nay đều không đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng?

Bijlmermeer, Amsterdam được thiết kế để là thành phố hiện đại nhất của tương lai,
nhưng lại trở thành khu ngoại ô đầy rẫy heroin.
Sau khi được cộng đồng cùng các nhà thiết kế giúp đỡ,
nơi đây đã được xây lại bằng những ngôi nhà nhỏ và không gian phức hợp.

Khi tính hiệu quả phủ mờ tư duy phản biện

Chúng ta có phương pháp và công cụ để làm ra những sản phẩm tuyệt vời, tất nhiên cũng được trả một khoản khá tốt. Làm thế quái nào mà chúng ta có thể tiếp tục tạo ra những trải nghiệm kém cỏi này?

Sau khi phương pháp quản lý tinh gọn trở thành một tiêu chuẩn mới cho các startup và tập đoàn, các nhà thiết kế phải thích nghi. Vai trò của người dẫn đầu, với nhiệm vụ giải thích về tư duy thiết kế và thực sự thuyết phục nhóm của họ áp dụng tư duy thiết kế đã không còn nữa. Các nhà thiết kế UX đã ngừng trở thành các nhà lãnh đạo tư tưởng và chuyển sang kinh doanh các thiết kế có thể phân phối được.

Bạn còn nhớ khi Slack vẫn chưa phổ biến?
Với trang thread, khu vực viết hiệu quả của bạn chỉ ở góc dưới cùng bên phải.
Làm thế nào mà một vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển sản phẩm
đã hoàn toàn che mắt một công ty vốn luôn đặt người dùng lên hàng đầu?

Sự phủ nhận trọng tâm

Nghe thì có vẻ tuyệt vời, nhưng Magic Mouse cung cấp một trải nghiệm tệ hại cho khoảng 50% người dùng đến nỗi có thêm một thiết bị khác được sản xuất nhằm đem lại hỗ trợ tốt hơn, Magic Mouse Fixed. Đây là một ví dụ về thiết kế trọng tâm nhằm phủ nhận mức độ không tốt thực sự của sản phẩm đối với người dùng.


Phần lớn các designer đều đang quá thoải mái

Khi tôi nói chuyện với bạn bè trên khắp Châu Âu hay Mỹ, tôi nghe về những designer đang vật lộn, thờ ơ, tự mãn và buồn chán với công việc của họ. Công việc của họ hầu như rất ít tư duy phản biện mà chỉ tập trung vào tính thẩm mỹ và hình thức. Làm những công việc mà mọi người 5 năm trước rất muốn được làm. Giết chết những trải nghiệm của người dùng với sự ngần ngại thay đổi, xác định lại hiện trạng một lần nữa hoặc tìm hiểu những gì cần thiết để được tốt hơn.

Có bao nhiêu designer mà bạn biết đang tích cực chiến đấu bằng cả cuộc sống để làm cho sản phẩm của họ trở nên tuyệt vời, có lập trường, không thỏa hiệp về chất lượng hoặc khả năng tiếp cận và dành thời gian thiết kế những trải nghiệm tuyệt vời khiến mọi người kinh ngạc?

Trong thực tế, tôi cảm thấy rất thất vọng rất nhiều lần trong suốt quãng thời gian là designer.

Cố gắng vì một thiết kế tốt hơn dù phải mất thời gian, bạn có biết đó là gì không?


1. Thiết kế tốt cần có trải nghiệm cá nhân

Series Usonian của Frank Lloyd Wright là một ví dụ về thiết kế
với những ràng buộc (ngân sách eo hẹp) mà không ảnh hưởng
đến chất lượng, con người hay mục tiêu.

Sau bảy tháng thiết kế phần mềm quản lý nội dung, tôi đã thử khởi chạy trang web đầu tiên của mình với chính phần mềm này.

Và thật may là tôi đã làm như vậy.

Tôi có thể thấy tất cả chi tiết nhỏ tôi đã bỏ lỡ và có một cái nhìn hoàn toàn khác về những điểm cần ưu tiên trong quá trình thiết kế. Tôi nhận ra thiết kế của tôi còn nhiều thiếu sót và sẽ gây phiền toái cho bất kỳ ai thực sự sử dụng sản phẩm này hàng ngày.

Tuy đã cùng các cộng sự tìm cách giải quyết, sự việc trên khiến tôi ám ảnh trong thời gian dài. Là một nhà thiết kế UX có thể xem là thành công và đáng tin cậy trong công ty, tôi đã thất bại hoàn toàn với tư cách là nhà thiết kế trải nghiệm, và mỗi khi làm việc với những dự án mới, tôi lại tự hỏi hàng trăm lần: “Liệu mình còn bỏ sót điều chi không?”.


2. Thiết kế tuyệt vời cần rất nhiều dữ liệu

Google Maps đề xuất một số tuyến đường và các cách vận chuyển khác nhau.
Các tuyến đường nhanh nhất thường không nằm trong mong đợi.
Có nghiên cứu cho rằng điều này tạo ra các mô hình
định hướng thành phố mới cho những người sử dụng nó.

Tôi nhận ra rằng chúng ta nên đi sâu hơn vào những gì người dùng thực sự làm và cách họ thực sự nghĩ. Chúng tôi đã bắt đầu thu thập dữ liệu định tính về hành trình của khách hàng và nhà nghiên cứu dẫn đầu của công ty bằng cách sử dụng khung HEART của Google để xác định tốt hơn các tính năng mà đội ngũ đang thực hiện.

Còn quá sớm để đánh giá kết quả có cải thiện hơn hay không, nhưng cách tiếp cận thiết kế của chúng tôi đã thay đổi. Nhiều điều sẽ bị bỏ lỡ nếu ta không nghiêm túc bỏ thời gian nghiên cứu sản phẩm.


3. Thiết kế xuất sắc cần một khoảng thời gian cần thiết

Ứng dụng Trello không phải thừa thải hay quá lạc hậu.
Mặt khác, Trello có tương tác đơn giản (kéo ghi chú vào danh sách)
và cung cấp trải nghiệm dễ sử dụng, dễ tiếp cận và nhất quán trên tất cả các thiết bị.
Một ví dụ tuyệt vời về một thiết kế đơn giản với một tác động rộng rãi trên toàn cầu.

Nói không với việc gấp rút và trao đổi thẳng thắn về việc cần khoảng thời gian hợp lý không phải là điểm mạnh của hầu hết designer. Tại sao ta phải đồng ý từ bỏ bước nghiên cứu chỉ để kịp giao một thiết kế đúng giờ?

Tôi cảm thấy việc nói không có lẽ là công cụ quan trọng nhất mà những designer có kinh nghiệm sở hữu. Một người biết dành thời gian cần thiết cho những điều quan trọng và làm việc chăm chỉ, đó là một designer đáng tin cậy.

Đừng bao giờ bằng lòng với một kết quả đáng xấu hổ.

Nếu bạn thiết kế một sản phẩm mà không có lý do cụ thể, bạn sẽ không bao giờ tạo ra được một trải nghiệm đầy cảm hứng. Thiết kế tuyệt vời cần sự đồng cảm với người dùng, kiến ​​thức và cả thời gian. Quan trọng nhất là ta cần tập trung suy nghĩ về sản phẩm, chức năng của nó, nó sẽ hỗ trợ những gì cho người dùng.

Hãy thử làm việc như thể bạn đang giúp đỡ ai đó. Thiết kế chỉ tuyệt vời khi được làm ra bởi những người thật sự có niềm tin.

Còn đây là lời khuyên chân thành của tôi – nếu bạn làm việc không có tâm thì đừng làm, vì người dùng thực sự cần sự giúp đỡ của chúng ta!

Người dịch: Long Hwarang

Nguồn: UXdesign.cc

Cùng tác giả

#Tag

critical thinking design process design think product design startup ux ux design

iDesign Must-try

Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng bút chì để sketch (phác họa), vẽ, hay đơn giản chỉ để ghi chú linh tinh thì chắc hẳn cục tẩy…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Từ ngày xưa, những câu chuyện đã là công cụ hiệu quả để kết nối và lưu truyền văn hóa của con người. Những người là Thương gia, nhà thám…
5 điều Designer nên biết
5 điều Designer nên biết
Designer, dù trải qua đào tạo từ trường lớp chuyên ngành hay tự mình học hỏi thì cũng cần phải quan tâm đến 5 điều sau: 1. Vẽ Xấu hay…