Sự phản chiếu giữa đời sống và nghệ thuật qua lăng kính của 3 nghệ sĩ tài năng

Cảm hứng thường xuất hiện như một tia chớp, chúng thần bí và khó giải thích. Trên thực tế, cảm hứng có thể bắt nguồn từ những thứ cơ bản nhất trong cuộc sống như đồ vật, cảnh quan và các mối quan hệ cá nhân hàng ngày. 

Điều đó không có nghĩa là nghệ thuật kém tham vọng hay không mạnh mẽ – ba nghệ sĩ dưới đây sẽ chứng minh cho bạn thấy cuộc sống này tệ ra sao nếu như chúng ta thiếu đi nghệ thuật cũng như thiếu đi tính thẩm mỹ trong mỗi công việc.

Cùng iDesign gặp gỡ ba nhà sáng tạo đã tiếp nhận cuộc sống mỗi ngày với tâm thế tích cực và nhiều năng lượng nhất.


Pui Wan Lim: Hoài niệm về một khu phố đang dần biến mất 

Pui Wan Lim học về miniature (nghệ thuật tiểu hoạ) vào năm 2009, khi còn là một thiếu niên, con đường sáng tạo mở ra sau khi cô được chị gái cho mượn một cuốn sách về nghệ thuật. Cô ngay lập tức bị cuốn hút bởi loại hình nghệ thuật miniature, mỗi tuần, cô dành hàng giờ để tìm kiếm các kỹ thuật mới trên các diễn đàn Internet. Mặc dù đến từ Kuala Lumpur nhưng mong muốn học hỏi từ nhiều bậc thầy người Nhật Bản, cô đã tự trau dồi thêm ngôn ngữ mới để phục vụ mục đích của mình.

Với số tiền kiếm được từ công việc chạy bàn bán thời gian, Lim đã mua đất sét và các dụng cụ. Cô tham gia cuộc thi đầu tiên khi vẫn còn học trung học. Trong lần tham gia thứ hai, Lim đã thiết kế ra một cửa hàng cung cấp đồ ăn nhẹ và bánh kẹo ngay trạm xe buýt, một ước mơ từ nhỏ mà cô luôn ao ước. 

“Giờ đây, Lim làm công việc miniature toàn thời gian – một công việc mà từ nhỏ cô không nghĩ mình sẽ đam mê theo đuổi. Cảm hứng vẫn đến từ cuộc sống hàng ngày, khi sự nghiệp thăng tiến, càng nhiều cơ hội mở ra với cô.”

Lim tiếp tục trau dồi các kỹ năng của mình trong suốt thời gian học đại học, có lúc cô đến Nhật Bản để mua những tài liệu không thể tìm thấy ở Malaysia. Cô luôn yêu thích sự chính xác trong quy trình: “Nếu bạn dành nhiều thời gian để làm một việc, và bạn thấy mình đang tiến bộ từ con số 0 đến con số một, và sau đó bạn sẽ tìm ra một kỹ thuật mới để làm cho nó tốt hơn nữa…” cô nói.

Pui Wan Lim đã dành nhiều năm để hoàn thiện kỹ năng của mình như một nghệ sĩ làm việc với các tác phẩm thu nhỏ.

Với các chi tiết tỉ mỉ, Lim tái hiện các khía cạnh của văn hóa Malaysia, chẳng hạn như các tiệm cắt tóc truyền thống và bữa tối sum họp trước Tết Nguyên đán. Bắt đầu vào đại học, cô “chủ động chọn những con phố cổ để đi bộ và trò chuyện nhiều hơn với các cô chú lớn tuổi”. Mới đây, để kỷ niệm một quán cà phê 60 năm tuổi ở trung tâm thành phố sắp bị san bằng, cô đã tạo ra một tác phẩm vô cùng hoài niệm. Kiến trúc này rất truyền thống và đặc biệt – cô phát hiện ra nơi này từ một cuốn sách lịch sử – đây cũng là địa điểm phục vụ bữa sáng truyền thống của Malaysia (bánh mì nướng kaya, trứng luộc và cà phê) – một địa điểm yêu thích của người dân địa phương mặc dù nằm gần các điểm du lịch lớn.

Công việc của Lim đòi hỏi phải quan sát tỉ mỉ và nhạy bén dù là chi tiết nhỏ nhất. Cô đã đến thăm nhiều vùng miền khác nhau trên khắp Malaysia, cô luôn bị cuốn hút bởi những biến thể kiến ​​trúc, chúng phản ánh nhiều góc cạnh văn hóa khác nhau của đất nước. “Trong những chuyến du lịch, mọi người thường chụp ảnh trước các tòa nhà và những phông nền đẹp mắt” cô nói. “Hầu hết thời gian tôi tập trung vào cấu trúc của các tòa nhà.”


Bonnie Lambert: Tìm kiếm vẻ đẹp trong bế tắc 

Khi còn nhỏ, Bonnie Lambert rất thích vẽ, nhưng cô lại theo đuổi đam mê làm diễn viên. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô dành hai thập kỷ làm diễn viên sân khấu trước khi chuyển sang nghề thiết kế đồ họa tự do. 

Khoảng 20 năm trước, cô bắt đầu vẽ lại như một sở thích và thói quen tiềm tàng trong tâm trí. Phần lớn cô mô tả lại những khuôn mặt mình tìm thấy trên các tờ báo. Qua thời gian dài, cô đã theo đuổi con đường nghệ thuật một cách nghiêm túc, nhưng điều đó lại gây hoang mang. “Tôi đã không tìm thấy cá tính của mình trong tác phẩm” cô nói. Cuối cùng, vào năm 2009, cô bắt tay vào việc đăng ký một lớp học vẽ, tham gia một loạt các show hội họa và thu được một khoảng tiền. Khoảng ba năm trước, cô tìm thấy chính mình và đó là bước đệm để phát triển thành một nghệ sĩ thiết kế toàn thời gian. 

Những bức tranh của Bonnie Lambert cho thấy vẻ đẹp bình lặng đến không ngờ của giao thông ở Los Angeles.

Tác phẩm của cô tập trung vào những quang cảnh từ khu phố của cô ở Burbank, California. Như tình yêu đặc biệt ở nơi đây, một hình ảnh không thể thiếu ở Los Angeles – giao thông. Hầu hết mọi người nhìn thấy là khói thải và sự tắc nghẽn, nhưng trong thế giới quan của Lambert, đó là màu sắc, là ánh sáng. 

“[Xe cộ] phản chiếu ánh hoàng hôn, chúng phản chiếu mọi người qua cửa sổ, chúng cũng phản ánh thế giới xung quanh chúng ta,” Lambert nói. Mới đây, cô đã hoàn thành một bức tranh vẽ về phương tiện di chuyển tại khu tài chính của Los Angeles. Cô nói: “Các cửa sổ phản chiếu ánh đèn đường. Nó giống như một hồ bơi, một dòng sông phản chiếu mặt trời.” 

“Có rất nhiều thứ đặc biệt xung quanh mà chúng ta luôn coi đó là điều hiển nhiên.”

Đường dây điện cũng là nét đặc trưng nổi bật trong tác phẩm của cô. Lambert sống cách đường cao tốc Whitnall hai dãy nhà, nơi đây là một “rừng dây điện truyền tải”. Nhưng một lần nữa, hầu hết mọi người thấy rối mắt, song cô nhìn thấy các khối hình dạng và yếu tố thiết kế. “Mỗi chùm dây điện như một tác phẩm nghệ thuật. Giờ tôi thấy chúng thật đẹp,” cô nói. “Nhiều người đã xem tác phẩm của tôi và chia sẻ: ‘Ồ, tôi từng nghĩ đường dây điện xấu, và bây giờ tôi bắt đầu nhìn chúng theo một cách khác.'”

Gần đây, Lambert tìm thấy cảm hứng ở những vùng lân cận, bao gồm cả những con hẻm gần đó và những ngôi nhà mà cô chưa từng để ý đến trước đây. “Ở đây đã có rất nhiều mưa, rất nhiều ánh sáng phản chiếu, những đám mây giận dữ.” Như một bản năng, cô luôn quan tâm đến việc nắm bắt các ánh sáng đúng thời điểm. Cô tập trung vào quá trình chuyển đổi thời gian trong ngày – từ chạng vạng sang buổi tối, từ xế chiều đến hoàng hôn – đó đều là những khoảnh khắc “…bạn sẽ có được một số màu sắc đặc biệt chỉ có trong 10 phút” và sau đó chúng sẽ biến mất. 


Bing Liu: Khám phá các vấn đề đen tối, phức tạp thông qua lăng kính chân thật

Đạo diễn Bing Liu đã đúc kết kinh nghiệm của bản thân cùng những người bạn của mình để tạo ra bộ phim tài liệu Minding the Gap, bộ phim đã được đề cử cho giải phim tài liệu hay nhất tại Lễ trao giải Oscar 2018. 

Liu có chiếc máy ảnh đầu tiên khi còn là một thiếu niên ở Rockford, Illinois và anh bắt đầu quay những thước phim về ván trượt. Vào đầu những năm 20 tuổi, Liu bắt đầu phỏng vấn những người chơi ván để lấy các cảnh quay. Tromg qúa trình thực hiện, anh bắt đầu phỏng vấn những vận động viên trượt ván. Anh cũng tìm hiểu một số chủ đề phổ biến như ma túy và bạo lực gia đình, bện cạnh đó anh cũng khai thác một số chủ đề khác phù hợp với lứa tuổi của mình hơn.

Cho đến khi nộp đơn xin học bổng tại công ty sản xuất Kartemquin Films theo gợi ý của một người bạn, Liu mới bắt đầu có những tham vọng cao hơn trong dự án của mình. Ban đầu, anh quay phim hơn chục vận động viên trượt ván nhưng sau đó dành sự tập trung nhiều hơn vào Keire và Zach, hai vận động viên trượt ván đầy lôi cuốn và nhiệt huyết.

Đạo diễn Bing Liu bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách làm video về trượt ván ở Rockford, Illinois.

Liu đã theo dõi hai người họ trong ba năm rưỡi, ghi lại những cảnh hàng ngày trong cuộc sống của họ – tiệc sinh nhật, công việc, trượt ván – cũng như những khoảnh khắc quan trọng, chẳng hạn như cái chết của cha Keire hay đứa con chào đời của Zach với bạn gái, Nina. Trong quá trình quay phim, những yếu tố đen tối hơn trong mối quan hệ của Zach và Nina đã xuất hiện, bao gồm cả bạo lực gia đình. 

Đây là một vấn đề mà Liu rất quen thuộc. Khi còn nhỏ ở Rockland, anh thường xuyên bị đánh đập bởi cha dượng của mình, ông cũng là người bạo hành mẹ anh. Ban đầu anh còn do dự việc thêm câu chuyện của mình vào phim, và sau đó với kinh nghiệm bản thân anh đã quyết định đưa chúng vào làm bối cảnh quan trọng của dự án. “Tôi đã gặp Nina từ rất sớm, khi cô ấy chia sẻ những gì đang xảy ra giữa cô ấy và Zach, tôi thấy đâu đấy hình bóng của mẹ mình trong một phiên bản trẻ hơn” anh nói. 

Ngoài bộ phim từ thời thơ ấu của mình và các cuộc phỏng vấn với mẹ và anh trai, Liu còn có khoảng 75 quay các cảnh quay về Keire và Zach trong ba năm rưỡi. Từ vô số cảnh quay với thời gian lên đến hàng trăm giờ, anh chắt lọc một câu chuyện dài 100 phút vô cùng sâu sắc và phức tạp về các vấn đề chủng tộc, lạm dụng và bạo lực gây nhức nhối.

“Sự tổn thương và hiện thực đau lòng gây ra áp lực dai dẳng.”

Quá trình thiết kế này lặp đi lặp lại trong suốt dự án. Trong cuộc phỏng vấn về phim tài liệu, “mặc dù bạn đã chuẩn bị kỹ càng, nhưng phim chỉ thật sự thành công và hiệu quả khi nhân vật chính sẵn sàng cởi mở và chia sẻ chân thật những sự kiện trong cuộc đời của họ.”

“Trong ba năm, tôi liên tục hỏi Zach về gia đình và cảm xúc nội tâm của anh cho đến lúc anh thật sự bùng nổ cảm xúc” Liu nói về một cảnh đầy ấn tượng xuất hiện ở cuối phim. “Công việc tôi giống như lướt sóng. Bạn có thể xuống nước và đã chuẩn bị sẵn, nhưng nếu không có sóng, bạn không thể lướt. “


Biên tập: Thao Lee
Theo: 99u

Cùng tác giả

#Tag

cảm hứng sáng tạo lăng kính sáng tạo nội tâm nhà sáng tạo personal growth phát triển bản thân sáng tạo tìm cảm hứng tìm kiếm đam mê

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…