Sơ lược phong trào thiết kế: Chủ nghĩa hiện đại
“Trường phái chủ nghĩa hiện đại đã cho thấy ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử ngành thiết kế và ngày nay điều đó vẫn còn hiện diện rất rõ”, Aaron Kitney giải thích.
Bài viết bởi Aaron Kitney, nhà thiết kế đồ họa và giám đốc nghệ thuật ở Luân Đôn và Vancouver, chuyên về xây dựng thương hiệu, thiết kế web, xuất bản, bao bì và sách.
Với sự tiến bộ về công nghệ, chủ nghĩa hiện đại bắt đầu nổi lên vào thời điểm cuối thế kỉ 19 và dần tiến vào thế kỉ 20. Xã hội phương Tây hình thành nên những phương thức định hình văn hóa mới mẻ và thay đổi môi trường xung quanh.
Chủ nghĩa hiện đại bao gồm nhiều nguyên lý sáng tạo, từ thiết kế và nghệ thuật đến kiến trúc, âm nhạc và văn học. Quyền năng của giá trị ấy thôi thúc những nghệ sĩ tìm đến tư duy cải thiện kĩ năng và chiến lược, mọi thứ được cách mạng hóa và vẫn còn cho thấy sức ảnh hưởng đến nhà thiết kế ngày hôm nay. Công nghệ mới này đã tạo cơ hội cho phương thức sản xuất hàng loạt và giá trị ấy đã trở thành thứ cốt lõi trong chủ nghĩa hiện đại.
Những nhà thiết kế chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại bao gồm Walter Gropius của Bauhaus đến kiến trúc sư hiện đại Le Corbusier. Cả hai đều say mê với những nguyên lý thiết kế này, được thể hiện khá rõ trong nhiều tác phẩm của họ.
‘Chức năng phải luôn tương ứng với hình dạng’
Chủ nghĩa hiện đại thật sự đã thổi cảm hứng vào trong lĩnh vực mỹ thuật, phát hiện ra khoảng trống trong thế giới triết lý nghệ thuật bao gồm chủ nghĩa ấn tượng, xu hướng lập thể, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tàn bạo và trường phái siêu thực. Với ảnh hưởng xuyên suốt đến các phong trào sáng tạo, chủ nghĩa siêu thực được xem là một trong những phong trào gây nhiều tiếng vang nhất của thế kỉ 20.
Thiết kế đồ họa và typeface
Chủ nghĩa hiện đại tạo ra thách thức quá trình tư duy truyền thông, thiết kế đồ họa và typography, phong cách thiết kế đã thay đổi sâu sắc từ trước thiết kỉ 19. Trước khi tồn tại khái niệm chủ nghĩa hiện đại, thiết kế đồ họa và typography đều mang tính ‘trang hoàng thái quá’ và phức tạp hóa, mỗi chi tiết trong poster đều được lấp đầy bởi hình ảnh và con chữ.
Nhà thiết kế của kỉ nguyên chủ nghĩa hiện đại tuân theo hệ thống lưới có cấu trúc nghiêm ngặt với điểm nhấn là không gian âm và ứng dụng phông chữ sans-serif. Ý tưởng ở đây là để tạo ra những đồ họa toát lên sự mạnh mẽ chống lại tính thương mại, sự tham lam và rẻ tiền. Những typeface xuất hiện trong chủ nghĩa hiện đại là Franklin Gothic, Monotype Grotesque, Futura, và Helvetica Neue.
Nghệ sĩ người Hà Lan Theo van Doesburg chuyên về lĩnh vực hội họa, kiến trúc và thơ ca – đồng thời ông cũng ảnh hưởng đến ngành thiết kế đồ họa và được cho là ‘đại sứ’ của phong trào De Stijl. Ông mô tả chủ nghĩa hiện là: “Nghệ thuật không chỉ hướng tới tính ‘hữu dụng’ và ‘đẹp mắt’ mà tập trung vào ‘giá trị tinh thần’ và ‘sự hùng vĩ’. Hình thái nghệ thuật thuần khiết nhất không thay đổi sự vật trong cuộc sống mà tác động đến sự biến hóa và tái định hình giá trị.”
Phong trào De Stijl Hà Lan
Nhóm nghệ sĩ phong trào De Stijl ở Hà Lan được dẫn dắt bởi Theo van Doesburg, người ủng hộ tư duy hài hòa tổng thể mà không thể hiện cảm xúc thái quá. Giá trị đặc trưng của De Stijl là những gam màu chủ đạo trắng – đen và không hề có sự xuất hiện của những đường cong.
Tác giả: Aaron Kitney
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creative Bloq