Quá trình soạn thảo Cyrillic script

Highlight quá trình thiết kế phía sau việc hỗ trợ mở rộng ngôn ngữ trong ứng dụng Google Docs và Google Slides.

Cyrillic là một trong những kiểu chữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, đặc biệt là sử dụng trực tuyến. Đó là tin tốt đối với ¼ tỷ người đọc, viết sử dụng bảng chữ cái Cyrillic. Chúng tôi đã mở rộng một số phông chữ phổ biến nhất trong bộ Google Fonts, bao gồm phông Montserrat, Spectral, Merriweather, Amatic, Caveat và Comfortaa với đầy đủ các kiểu ký tự Cyrillic, cùng với hỗ trợ ngôn ngữ trong Google Docs và Slides. Hơn 20 nhà thiết kế kiểu chữ tham gia vào nhằm thúc đẩy việc thiết kế cũng như hoàn thiện các ký tự Cyrillic cho từng loại phông chữ web này. Họ vẽ và điều chỉnh tinh tế hơn mười nghìn chữ viết cá nhân trong khi cũng đánh giá và review công việc của nhau để đảm bảo tính mạch lạc, trung thực và nhất quán giữa các phiên bản Latin và phiên bản Cyrillic của từng type family (tập hợp kiểu chữ có nhiều biến thể khác nhau). Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về quá trình mở rộng cũng như có góc nhìn chi tiết hơn về việc thiết kế các ký tự Cyrillic đối với ba type family chữ này từ Google Fonts.

Phông chữ Montserrat: Tìm các dạng chữ Cyrillic trong chữ viết hiện đại của Buenos Aires

Trong số các kiểu chữ Cyrillic trong phần mở rộng của Google Fonts gần đây, đáng chú ý là phông chữ Montserrat, một biến thể hình học đẹp mắt và vui tươi của kiểu chữ sans-serif, ngày càng được các nhà thiết kế web sử dụng nhiều trong những năm gần đây. Phông chữ Montserrat được Julieta Ulanovsky thiết kế lần đầu tiên vào năm 2010 trong khi cô là sinh viên của chương trình Thạc sĩ Thiết kế Kiểu Chữ của Đại học Buenos Aires (còn gọi là CDT). Một năm sau, cô phát động chiến dịch Kickstarter thành công về kiểu chữ với “tinh thần Buenos Aires”, gắn liền với nhận thức tôn kính thầm lặng đối với khu phố Montserrat lịch sử nơi cô sống và làm việc hôm nay.


Những bảng hiệu đường phố được Ulanovsky chụp lại trong bài nghiên cứu của mình. Cô muốn phông chữ Montserrat sẽ khơi gợi nét cổ điển hiện đại của Buenos Aires – và Monstserrat ngày nay đã được sử dụng làm web font trên hơn bốn triệu websites.

Ulanovsky đã lấy cảm hứng từ chữ cổ điển trên các biển hiệu đường phố, poster, cửa sổ sơn, và mái hiện của các quán cafe trong khu phố của mình. Nhưng trong quá trình học về thiết kế kiểu chữ, khi cô thu thập và phác hoạ các mẫu chữ mà cô thấy hấp dẫn nhất, cô nhận ra rằng những thiết kế đặc biệt này lại không phổ biến xung quanh khu phố như trước kia. Ulanovsky hy vọng kiểu chữ Montserrat “sẽ lấy lại vẻ đẹp thư pháp đô thị từ nửa đầu của thế kỷ hai mươi”, bằng cách chắt lọc đặc điểm của chữ cổ điển đô thị vào một phông chữ có thể được sử dụng trên toàn thế giới

“Các phông chữ chính không chỉ là hình khối”, Ulanovsky nói. “Mà chúng như xác định trong ta về một khoảnh khắc lịch sử thành phố, về ánh sáng, về công nghệ. Và có lẽ đây chính là lý do tại sao phông chữ này có nhiều người dùng trên khắp thế giới – nó không chỉ là Buenos Aires. Monserrat cũng nhắc mọi người về những thành phố khác và những dấu ấn thời gian xưa cũ”.

“lấy lại vẻ đẹp thư pháp đô thị từ nửa đầu của thế kỷ hai mươi”

Sự sang trọng cổ điển và sức hút toàn cầu của thiết kế ban đầu đã thúc đẩy những đợt mở rộng các family Montserrat trong những năm gần đây, gần đây nhất là việc bổ sung thêm những ký tự Cyrillic. Phông Montserrat giờ đây có 9 trọng số (từ Thin đến Black) trong Roman và Italic, bộ sưu tập các kiểu chữ thay thế, và một phiên bản Subrayada (underline) đặc biệt. Ulanovsky đã mở rộng chúng bằng cách thêm vào thiết kế ban đầu các chi tiết tinh tế và độc đáo mà cô tìm thấy trong các bức ảnh lưu trữ về Buenos Aires từ những năm 1920-1950.

Năm nay Cyrillic đã mở rộng lên đến 8.640 ký tự mới cho Montserrat. Người cộng tác của Ulanovsky, Sol Matas, cho biết thách thức lớn nhất là vẫn trung thành với nguồn cảm hứng ban đầu đậm chất Argentina khi tạo ra một thiết kế tự nhiên trên nền chữ Cyrillic. Vì không phải Ulanovsky, hay Matas, cũng như bất kỳ thành viên khác của độithiết kế người Argentina là người bản xứ sử dụng tiếng Cyrillic, mà công việc mở rộng được thực hiện cẩn thận bởi hai nhà thiết kế kiểu chữ theo phong cách Nga, là Maria Doreuliand và Alexei Vanyashin. Feedback của Vanyashin bao gồm các đề xuất để sáng tạo ra một kiểu chữ “gần với vai trò lịch sử của nó” và tránh sử dụng những kiểu có thể bị nhầm lẫn.


Mẫu về các kiểu chữ La tinh và Cyrillic của Montserrat cho thấy sự gắn kết thị giác của type family đang phát triển này. Montserrat Cyrillic mang các nét thẩm mỹ của thiết kế ban đầu vào bộ ký tự mới.

Phông Caveat và Amatic SC: Phác thảo mở rộng chữ thư pháp

Ngoài việc xem xét chất lượng của kiểu chữ Cyrillic do các nhà thiết kế khác sản xuất, Vanyashin đã hướng tới việc mở rộng hai phông chữ thư pháp, Caveat và Amatic SC. Quá trình mở rộng và điều chỉnh các phông chữ giữa các bản script khác nhau là vấn đề cân bằng, và như Vanyashin mô tả, việc mở rộng Caveat đòi hỏi một sự phối hợp hài hòa giữa hấp dẫn trực quan của chữ viết tay nhanh và uyển chuyển của thư pháp.

Phông Caveat có thiết kế hình vuông, gọn, thậm chí có phần kỳ quái. Một trong những điểm đặc biệt nhất là mỗi ký tự có ba dạng, còn được gọi là những dạng thay thế theo từng ngữ cảnh, mà từng dạng đều có sự khác biệt tinh tế, trông tự nhiên như chữ viết tay khi chúng kết hợp lại với nhau.


Những ký tự mới của Cyrillic xuất hiện như thể chúng không chỉ được vẽ bởi cùng một bàn tay, mà còn với cùng một cây bút như những ký tự Latin gốc.

Những chữ viết mới của phông Caveat ban đầu được vẽ bởi nhà thư pháp Ucraina Eugene Spizhovy, người bắt đầu thử nghiệm nhiều loại bút khác nhau để tìm ra công cụ phù hợp cho các source sketch (bản phác thảo nguồn) của phông Caveat – thử nghiệm đã được ông mô tả lại rất rõ ràng. “Để tạo ra một phông Cyrillic mở rộng, tôi đã vẽ từng chữ một bằng chính đôi bàn tay của mình”, ông giải thích, cứ như thể ông có thể “cảm được phông chữ” vậy.


Nhà thư pháp Eugene Spizhovy đã thử nghiệm nhiều loại bút khác nhau, và nhiều biến thể tinh tế trên từng chữ để tìm ra dạng đúng cho kiểu chữ Cyrillic mở rộng của phông Caveat.

Các biến thể nhẹ trong chiều rộng của phông Caveat gợi cho ta đến trọng lượng của bàn tay thông qua quá trình chuyển động của nó, thỉnh thoảng có một nét nghiêng nhẹ dọc theo một đường thẳng, một vòng lặp mà chỉ cần bỏ qua điểm kết thúc của nó, hoặc một nét xéo gắt báo hiệu chuyển động về phía trước.

May thay, một số ký tự trong chữ Latinh và Cyrillic có cùng gốc với chữ Hy Lạp – như ký tự  A, B, E, K, M, H, O, P, C, T và X – vì vậy yêu cầu điều chỉnh tối thiểu và mở rộng cả type family từ Latin sang Cyrillic đối với những thiết kế này có chút dễ dàng hơn.


Vanyashin nói: “Một điểm khởi đầu tốt cho Cyrillic là tạo ra các hình tượng tự do từ các thành phần gốc Latin. Quá trình mở rộng type family kiểu như Caveat được thực hiện dễ dàng hơn bởi vì chữ Latin và chữ Cyrillic có cùng gốc với chữ Hy Lạp.”

Trong quá trình thiết kế những ký tự này cho phông Caveat, Vanyashin cũng nhận ra một số đặc điểm ngôn ngữ nhất định trong việc thiết kế kiểu chữ cho các chữ tượng hình Latin là “phù hợp một cách tự nhiên” với bản sao Cyrillic, giống như cạnh góc vuông với đỉnh của một bậc thang lên. Các ký tự Cyrillic khác có thể được hình thành bằng cách kết hợp các yếu tố từ các ký tự Latin hiện có. Ví dụ, ký tự ф ban đầu được hình thành bằng cách sáp nhập Caveat d và p để giúp Spizhovykhởi động, trước khi ông bắt đầu thiết kế vẽ tay một cách nghiêm túc.


(Bên trái) Đầu tiên, chữ Cyrillic ф kết hợp từ ký tự d và p trong các ký tự Latin gốc của phông Caveat. (Bên phải) Khi chữ ф được trau chuốt lại, hình dạng cuối cùng đã hoàn toàn khác hẳn nghiên cứu ban đầu này và trông rất gần với chữ Cyrillic viết tay.

Vanyashin mô tả quá trình này như một “thuật toán tạo ra các phần mở rộng Cyrillic”, hàm ý rằng quá trình biến thể chữ Latin và Cyrillic rắc rối, phức tạp có thể được tinh giản bằng cách thực hiện chúng theo một trình tự hợp lý.

Chỉ có một vài ký tự tượng hình yêu cầu sắp xếp độc đáo, như Ж (thường được viết theo kiểu Latin là ž hoặc zh), có thể gây ra xáo trộn về màu sắc bởi những ký tự này có khuynh hướng nặng nề trên giấy so với những mẫu chữ đơn giản hơn. Tóm lại, chỉ có 13 trong số các ký hiệu của phông Caveat cần phải được tái tạo lại từ đầu để hoàn thành việc mở rộng phông chữ Cyrillic.

Chữ tượng hình Ж cũng đòi hỏi điều chỉnh lại việc mở rộng Cyrillic của phông Amatic SC, phông chữ được thiết kế bởi nhà thiết kế người Anh Vernon Adams vào năm 2011. Phông Amatic gợi cho chúng ta liên tưởng đến bàn tay bình thường, không vội vã. Dạng chữ của Amatic rõ rang, dễ đọc mặc dù mỗi dòng có sự lung lay và lang thang đôi chút. Trong quá trình mở rộng phông chữ, những chi tiết cá biệt này – gần như không thể phát hiện bằng mắt thường – lại là những chi tiết thường gây chú ý nhiều nhất.


Kết hợp của phiên bản trái và phải của chữ tượng hình Amatic Ж thể hiện rõ nét tinh vi qua thời gian điều chỉnh. Các nét cong và điểm cuối đã được thay đổi chút ít, nhưng sự thay đổi đáng chú ý nhất là đã được làm mỏng ink trap (bẫy mực khi in), nơi có nhiều giao điểm ngay phần trung tâm của chữ cái.

Trong thiết kế ban đầu của phông Amatic, Adams muốn tạo ra các ký tự viết tay dạng mỏng hữu ích cho sử dụng trong headline và tối ưu hóa cho web. Trong quá trình sáng tạo phông Amatic SC, Vanyashin lưu ý đến việc tô đậm phông dường như đã làm thay đổi các ký tự một cách rất ấn tượng. Theo Vanyashin, phông Amatic đã tạo ra một sự điềm tĩnh nhất định với những “elongated arms” (nét chữ dài) và “nudged serif” (tạo thành một chuỗi sê-ri trật tự), trong khi phông Amatic Bold lại có vẻ “biểu cảm và hỗn loạn”.

Vài ký tự Cyrillic đặc biệt gặp khó khăn khi vẽ lại theo phông Amatic, chẳng hạn như chữ O trong tiếng Abkhazia, ngôn ngữ chỉ được sử dụng trong một khu vực nhỏ của vùng Caucasus dọc theo bờ Biển Đen. Ngoài các mẫu chữ, các nhà thiết kế cũng rất cân nhắc về sự tinh tế trong thư pháp, khoảng cách giữa các ký tự, còn được gọi là metrics và kerning, vốn cần phải được điều chỉnh cẩn thận cùng với các ký tự Latin gốc để cả family này trông “khớp” khi được đặt cạnh nhau.

 


Các chữ Latin và Cyrillic theo phông Amatic đều có chung dáng vẻ mộc mạc, điềm tĩnh và thân thiện

Việc mở rộng chữ Latin sang chữ Cyrillic có thể bắt đầu với một thuật toán, và quá trình này chỉ kết thúc sau khi đánh giá cẩn thận, thường xuyên kết hợp về cân bằng thẩm mỹ giữa thiết kế ban đầu và phiên bản mới.

“Trong một vài dự án mở rộng phông chữ cũ, tôi thấy mình đã thoát khỏi tinh thần phông chữ ban đầu khi theo đuổi đúng hình dạng chữ Cyrillic,” Vanyashin trình bày về kinh nghiệm gần đây của mình. “Mục đích là để đạt được sự hài hòa giữa hai script và chọn ra được các mẫu chữ Cyrillic thích hợp.”

Đối với các nhà thiết kế kiểu chữ đọc và làm việc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, việc đạt được tính gắn kết trong type family đang phát triển là một quá trình siêng năng, nhưng kết quả đặt được là những cải tiến đáng kể. Các phông chữ web Cyrillic càng tốt thì sẽ càng cung cấp nhiều kiểu chữ web tốt hơn cho người dùng trên toàn thế giới.

GSuite hiện đang hỗ trợ hơn 800 phông, 62 ngôn ngữ, với 19 script riêng biệt.  Để bắt đầu sử dụng bất kỳ phông chữ nào được đề cập trong bài viết này- chỉ cần chọn “More fonts” (“Thêm phông chữ”) trong thanh menu trong Google Docs hoặc Google Slides  (cuộn xuống dưới cùng của danh sách). Phông chữ gợi ý sẽ xuất hiện tương ứng với ngôn ngữ văn bản đang sử dụng.

Bởi Google Fonts

Dịch: Ayami

Cùng tác giả

#Tag

design fonts Kiến thức lịch sử đồ họa script thiết kế chữ typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…