Phong bao lì xì ở mỗi quốc gia có gì khác biệt?
Dù cùng chung là một phong bao lì xì nhưng sự đa dạng về văn hóa và phong tục ở các nước Châu Á vẫn đem lại một số khác biệt nhất định.
Ngày nay, không chỉ trẻ em được nhận lì xì, mà ngay cả con cái cũng sẽ lì xì cho người lớn tuổi trong nhà như một cách thể hiện sự kính trọng đến bậc sinh thành. Hãy cùng iDesign tìm hiểu xem văn hóa lì xì các quốc gia khác thế nào nhé!
Trung Quốc
Vào thời nhà Tần, phong bao lì xì được nhiều người tin là có tác dụng đem lại may mắn và xua đuổi ma quỷ làm hại con nít vào đêm giao thừa. Câu chuyện đó đã lan rộng khắp nơi cho đến khi bao lì xì trở thành một phần không thể thiếu vào mỗi dịp xuân về. Với sự ảnh hưởng của mình, một số nước lân cận cũng có truyền thống lì xì được du nhập từ Trung Quốc.
Hồng bao (紅包) sẽ được trao trong các dịp họp mặt xã hội và gia đình như đám cưới hoặc các ngày lễ như Tết Nguyên đán và thường được trao cho những người còn đang đi học hoặc chưa đi làm. Theo quan nhiệm của người Trung Quốc, số tiền trong phong bì phải luôn là số chẵn, còn số lẻ sẽ thường dùng cho tang lễ. Tuy nhiên, không chỉ ở Trung Quốc, nhiều quốc gia cũng kỵ số 4 (四) vì phiên âm của từ số này trong tiếng Trung giống với chữ ‘chết’ (死). Trước khi đến Tết, nhiều người sẽ đến ngân hàng đổi tiền vì họ muốn lì xì những tờ tiền mới thay vì những tờ tiền cũ.
Ở miền Nam Trung Quốc, đối tượng được lì xì thường những người chưa kết hôn, đa số là trẻ em. Riêng miền Bắc và chung miền Nam, những người lớn sẽ lì xì cho những người trẻ dưới 25 tuổi, bất kể độc thân hay đã kết hôn. Người lì xì sẽ hạn chế để tiền xu để tránh bị đoán được số tiền bên trong, cũng như người nhận sẽ lịch sự không mở bao trước mặt họ.
Việt Nam
Ở Việt Nam, phong bao lì xì còn được gọi là tiền mừng tuổi cho trẻ em, con cái trong nhà khi đã có thu nhập ổn định cũng sẽ thường lì xì lại cho các bậc sinh thành. Những lời chúc khi trao bao lì xì như “Sống lâu trăm tuổi”, “An khang thịnh vượng”, “Vạn sự như ý” và “Sức khỏe dồi dào”, đều liên quan đến vấn đề sức khỏe khi mọi người chuẩn bị bước qua thêm một tuổi mới vào năm mới.
Trẻ em thông thường sẽ được lì xì một khoản tiền nhỏ và vừa phải, trong khi những người trưởng thành sẽ được lì xì nhiều hơn vì người lớn biết đây là đối tượng đã biết sử dụng tiền. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người chọn lì xì nhiều tiền, đặc biệt những người có tài chính, như là một cách thể hiện phong thái của mình. Giống như câu nói “Phú quý sinh lễ nghĩa” nghĩa là người càng giàu thì sinh ra càng có cách cư xử.. Tất nhiên, nhiều người Việt Nam chỉ đơn giản tin rằng khi tài chính của họ tốt hơn, họ phải chia sẻ nó với gia đình, người thân, hoặc thậm chí bạn bè.
Bên cạnh ý nghĩa của việc đem lại may mắn, có nhiều cặp vợ chồng muốn giúp con cái đầu tư hoặc có một tài khoản tiết kiệm để chuẩn bị cho tương lai của chúng, họ tin rằng lì xì còn là một khoản tiết kiệm mà con cái có thể sử dụng trong tương lai vào việc học hành hoặc thậm chí là một công ty khởi nghiệp.
Campuchia
Ở Campuchia, phong bao lì xì được gọi là ‘ang pav’ hoặc ‘tae ea’. Ang pav bên cạnh để lì xì vào ngày Tết Nguyên Đán thì mọi người cũng dùng vào lễ vía Thần Tài (Saen Chen) khi họ hàng quây quần bên nhau. Tiền lì xì sẽ được giữ như đồ thờ cúng hay dưới gối ngủ, hoặc một nơi khác, đặc biệt là gần giường con nít khi chúng đang ngủ vào thời khắc giao thừa. Bên cạnh lì xì bằng tiền, đôi khi người ta cũng thay thế bằng tấm séc.
Bên cạnh nhưng điểm tương đồng ở các quốc gia khác, ở Campuchia, những ai trong gia đình đã có sự nghiệp ổn định sẽ không còn được nhận lì xì.
Philippine và Ấn Độ
Những người Philippines gốc Hoa sẽ đổi phong bao lì xì (gọi ang pow) trong dịp Tết Nguyên đán, và đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi bởi những người Philippines gốc. Nhiều người đã áp dụng phong tục này cho các dịp khác như sinh nhật và để gửi tiền trong dịp Giáng sinh.
Phong tục ang pao cũng được áp dụng bởi các cộng đồng Ấn Độ giáo tại Singapore và Malaysia cho lễ hội Deepavali. Chúng được gọi là Deepavali ang pow (ở Malaysia), ang pow tím hoặc đơn giản là ang pow (ở Singapore). Trong quá khứ, họ thường dùng phong bì màu vàng.
Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore
Người Hồi giáo Mã Lai ở 4 nước kể trên đã áp dụng phong tục lì xì của người Trung Quốc như một phần của lễ kỷ niệm Eid al-Fitr của họ, nhưng thay vì phong bì đỏ, họ sử dụng phong bì xanh. Theo thông lệ, một gia đình sẽ để sẵn một số tiền (thường là nhỏ) trong phong bì màu xanh lá để trao cho khách đến thăm, hoặc có thể gửi cho bạn bè và những gia đình không thể đến.
Phong bao màu xanh lá được sử dụng vì mối liên hệ truyền thống với Hồi giáo, và sự thích ứng của phong bì màu đỏ dựa trên phong tục sadaqah của người Hồi giáo, hay còn gọi là sự tự nguyện. Điều này không phải lúc nào cũng đúng vì phong bì có nhiều màu sắc tùy theo thiết kế hiện đại. Trong khi ở đạo Quoran, phong tục sadaqah ít được coi trọng nhiều, cũng như trong nhiều nền văn hóa, điều này gần nghĩa với hình thức tặng quà và sự hào phóng giữa bạn bè hơn là sự từ thiện như ý nghĩa màu đỏ trong tôn giáo của họ.
Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, mọi người sẽ trao tiền bằng một chiếc phong bì trắng và ghi tên người nhận đằng sau, đôi khi họ sẽ trao tiền trực tiếp. Việc sử dụng phong bì màu ở Hàn Quốc là rất hiếm, nên ở đây không có bao lì xì đỏ như các quốc gia khác. Những người trẻ sẽ cúi đầu trước người lớn và chúc họ những điều tốt lành vào năm mới. Bên cạnh trao tiền thì những người trẻ đôi khi sẽ được nhận thêm những lời khuyên tốt lành.
Bên cạnh đó, người Hàn Quốc còn có ‘túi tài lộc’ (bogjumeoni). Đây là một chiếc túi được làm từ vải lụa hoặc cotton có dây rút được thêu nhiều biểu tượng tài lộc khác nhau cho người nhận. Có hai hình dạng túi phổ biết là ‘durujumeoni’ (túi tròn) và ‘gwijumeoni’ (túi có hai mang). Các chữ thêu phần lớn là các ký tự Trung Quốc như 壽 (sống thọ), 福 (tài lộc), 富 (thịnh vượng), và 囍 (hạnh phúc). Bên cạnh chữ Hán, thì các động vật và thực vật mang ý nghĩa tâm linh như Mười con vật tượng trưng sống thọ, loài thảo mộc tượng trưng sự bất tử, con dơi hoặc hoa cúc.
Vì quần áo truyền thống của Hàn Quốc không có túi nên họ thường có một chiếc túi riêng. Theo quan niệm xưa thì túi tài lộc được đeo như một lá bùa may mắn. Người ta tin rằng việc deo túi này vào ngày đầu của Năm mới sẽ giúp xua đuổi các thế lực xấu xa và mang lại may mắn cho cả năm.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, mọi người dùng bao lì xì được trang trí màu sắc với nhiều họa tiết, chứ không chỉ mình màu đỏ làm chủ đạo được gọi là ‘túi Pochi.’ Vào thời Edo, các cửa hàng lớn và các gia đình giàu có sẽ phát một túi nhỏ gồm bánh mochi và một quả cam để lan tỏa hạnh phúc đến mọi người xung quanh. Số tiền được cho tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ em, nhưng thường là bằng nhau để không đứa nào cảm thấy mình thiệt thòi.
Vậy là một cái Tết nữa đang gần kề trong vài ngày tới, iDesign chúc các bạn đọc có một khoảng thời gian vui vẻ bên gia đình, người thân và bạn bè.
Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp