Những ẩn số trong thế giới nghệ thuật xuyên suốt lịch sử nhân loại

Nhân loại có vô vàn điều bí ẩn vẫn chưa tìm được lời giải suốt hàng thiên niên kỉ. Thật khó để tìm ra lời giải chính xác và thỏa mãn trí tưởng tượng của những con người tò mò.

Xin nán lại đôi chút, và cùng iDesign khám phá về một vài ẩn số “hấp dẫn” nhất trong thế giới nghệ thuật xuyên suốt tiến trình lịch sử của nhân loại nào!

1. Ký tự Jiahua

Năm 6000 trước công nguyên (viết tắt: TCN) – Trung Quốc thời tiền sử

Năm 2003, một nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật một khu mộ có niên đại từ Thời đại đá mới (Neolithic) và thu thập được nhiều viên đá có dạng hình mai rùa, trên đó có khắc nhiều kí tự đặc biệt được gọi là hệ ký tự Jiahua. Phát hiện này, được tin rằng là tập hợp những chữ viết nguyên thủy đầu tiên của loài người. Những kí tự Jiahua hoàn toàn khác biệt với chữ hình nêm của người Summer (Irắc cổ đại) – bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 3100 TCN. Một vài học giả đã chỉ ra những đặc điểm tương đồng giữa ký tự Jiahua và hệ chữ viết được ra đời sớm nhất của người Trung Quốc – được phát hiện trên những viên đá tròn nhỏ trong triều đại nhà Thương (năm 1200 – 1050 TCN).

Những kí tự đặc biệt khắc trên đá hình mai rùa 

Các học giả đã tạo ra cách phát âm các kí tự Jiahua – một cách tổng quát, và phát hiện ra rằng đây thực sự là nguyên mẫu của một trong những ký tự đầu tiên của loài người; nhưng thiếu đi những thiền tố ngôn ngữ cần thiết để tạo thành một câu chữ hoàn chỉnh. Đây là một dẫn chứng thuyết phục cho giả thiết: người tiền sử không hoàn toàn chỉ biểu đạt ngôn ngữ của mình bằng hình ảnh khắc trên bia đá, mà còn bằng cả chữ viết. Một câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc hình thành nên các kí tự Jiahu và chữ viết trong triều Thương – tại sao lại có sự tương đồng về hình dạng dù cho khoảng cách về thời gian lên đến hơn 5000 năm? Cho đến nay, tất cả vẫn chỉ là những ẩn số.

Tuy nhiên, việc khám phá ra những kí tự nguyên thủy đầu tiên trên Trái Đất thật sự thúc giục các nhà khảo cổ học Trung Quốc tiếp tục giải mã những bí ẩn xung quanh các kí tự Jiahu.

2. Bãi đá Stonehenge

Năm 2500 TCN – nước Anh thời tiền sử

Có rất ít những điều bí ẩn lại được phủ sóng rộng khắp thế giới; và bãi đá Stonehenge ở nước Anh từ thời tiền sử là một trường hợp ngoại lệ. Sự khổng lồ của những tảng đá được sắp đặt cạnh nhau trong công trình kiến trúc này, đã dẫn dắt những “kẻ tò mò” đi đến suy luận về một kế hoạch quy mô giữa nhiều người – cùng nhau vận chuyển và sắp xếp những tảng đá khổng lồ thành những hình thù cá biệt. Nhưng với mức độ công phu và cấu trúc đặc biệt khiến bất kì ai cũng đều phải kinh ngạc, đã hình thành nên điều bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải: Làm sao để xây dựng nên công trình kiến trúc “dị biệt” này? Và mục đích của nó là gì? Liệu có phải do người Druid tạo ra? (Druid là lớp người thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội các dân tộc xứ Celt ở Gaul, đảo Anh, và Ireland cổ đại. Họ thường là các thi sĩ, thầy thuốc, song phổ biến nhất là các tu sĩ và lãnh tụ tôn giáo – Tham khảo từ Wikipedia, Oxford Learner’s Dictionary, và The Free Dictionary).

(Nguồn: Huffington Post)

Đến thế kỉ thứ 12, vị linh mục người Anh – Geoffrey xứ Monmouth đã cho ra một giả thiết rằng, vị pháp sư Merlin trong truyền thuyết Athur đã tạo ra công trình đồ sộ trên, bằng sức mạnh của ma thuật hoặc những cỗ máy khổng lồ, để đáp trả lại lòng thành kính của các tín đồ mộ đạo. Tuy nhiên, một học giả thời hiện đại lại tin rằng Stonehenge – với niên đại lên đến nhiều thiên niên kỉ – thực sự lại là một địa điểm thờ cúng cổ đại được xây dựng trong tổ hợp chôn cất quy mô lớn; và cấu trúc của công trình được cho rằng có liên quan đến những nỗ lực kết nối với các sự kiện thiên văn học trên bầu trời đêm. Nhưng trên thực tế, không có bất kì một ghi chép nào được tìm thấy; do đó, tất cả cũng chỉ là những giả thiết, và mục đích thật sự mà Stonehenge được xây dựng vẫn mãi là một ẩn số xuyên suốt nhiều thập kỉ.

3. Mặt nạ của Agamemnon

Năm 1550–1500 TCN – Hy Lạp thời cổ đại

Được ca ngợi là “Nàng Mona Lisa thời tiền sử” trong quyển sách The Tomb of Agamemnon (tạm dịch: Lăng mộ của Agamemnon) xuất bản năm 2006 của nhà văn Cathy Gere, Mặt nạ mai táng của Agamemnon được phát hiện năm 1876 bởi một nhà khảo cổ học người Đức Heinrich Schliemann. Ông đã xác định khuôn mặt được khắc trên chiếc mặt nạ, với những nét khắc gần như hoàn hảo với chất liệu bằng vàng khối có thể là khuôn mặt của vị anh hùng dân tộc Hy Lạp Agamemnon – vị vua của Mycenae trong khoảng thời gian xảy ra cuộc chiến tranh thành Troia. Hiện vật này được phát hiện trong một lăng mộ tại Mycenae (một địa điểm khảo cổ tại Hy Lạp). Phát hiện của Schliemann, cùng với những giả thiết của ông đã tác động rất lớn đến việc xác định mức độ chính xác của giai thoại về chiến tranh của thành Troia – như một sự kiện lịch sử hoàn toàn có thật 0 trong khoảng thời gian cuối thế kỉ 19.

Tuy nhiên, có vẻ như nhà khảo cổ này đã phóng đại một vài chi tiết. Thời điểm trước đó, vào khoảng năm 1870, ông đã khai quật một địa điểm khảo cổ tại Thổ Nhĩ Kì, và khi ông khám phá được những tàn tích tại địa điểm này, ông đã thu thập một lô những hiện vật mà ông gọi là “Gia tài của Priam” dựa trên những giai thoại về vị vua của thành Troy. Sau đó ông buôn lậu chúng ra khỏi biên giới của Thổ Nhĩ Kì, khiến cho Đế quốc Ottoman (quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại từ năm 1299 đến 1923) phải tịch thu giấy phép khai quật của ông để bảo tồn những hiện vật lịch sử văn hóa trên đất nước họ.

(Nguồn: Chicago Tonight – WTTW)

Schliemann có thể đã bị giám sát gắt gao bởi nền quân chủ Hy Lạp khi tiến hành khai quật di tích khảo cổ này, và không có gì đảm bảo rằng mặt nạ mà ông thu thập được tại Mycenae thực sự là hàng “thật” có giá trị. Niên đại lâu đời của hiện vật này đã chỉ ra nguồn gốc của nó có trước khi giai thoại về cuộc chiến thành Troy diễn ra – tức là có trước khi vị anh hùng Agamemnon ra đời. Vậy đâu mới là đáp án chính xác? Bí ẩn về nơi chôn cất của vị anh hùng này, cùng với chiếc mặt nạ thật sự, và liệu Schliemann có lừa dối sự thật suốt hàng trăm năm nay – vẫn đang chờ đợi nhân loại tìm ra đáp án.

4. Căn biệt thự bí ẩn

Thế kỉ thứ nhất TCN – Ý cổ đại

Những bí ẩn xung quanh thế giới Hellenistic cổ đại khi sát nhập vào đế chế La Mã được coi như một sự giao bôi tín ngưỡng thuộc về tôn giáo. Mặc dù đạo giáo chỉ lưu truyền trong những mối quan hệ họ hàng thật sự thân thiết và gần gũi, nhưng các lễ nghi trong tín ngưỡng này vẫn chỉ được tiến hành tại các lăng mộ giấu kín, hoặc những nhà kín. Giáo phái bí ẩn này được coi là sự cấm kị khi nhắc đến, nhưng chúng ta có thể khám phá được đôi chút về những hành vi và nghi thức tôn giáo lưu truyền – thông qua những bức vẽ trên tường tại căn biệt thự bí ẩn Pompeii – nơi đã bị chôn vùi do sự phun trào của núi lửa Vesuvius năm 79 sau công nguyên (viết tắt: SCN). Tuy vậy, đây vẫn là một trong những khám phá cực kì quan trọng, hé mở cho chúng ta về thế giới nghệ thuật La Mã cổ đại – cũng như bước vào thế giới tín ngưỡng kì quái cùng những hoạt động truyền giáo bí ẩn bị giấu kín suốt nhiều niên đại.

(Nguồn: Sir Knight Jedediah French)

Một giả thiết khác cho rằng, đây có thể là nơi cư trú của các tín đồ Bacchic. Một bức tranh với tên gọi: Room of the Mysteries (tạm dịch: Căn phòng kì bí) mô tả hình ảnh về một người phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp trung lưu đang trải qua những lễ nghi để được gia nhập vào nhóm người cùng tín ngưỡng và đã giúp các chuyên gia khám phá ra những mảnh khuyết còn trống trong công cuộc nghiên cứu về cuộc sống tôn giáo của những người Roma cổ. Trong khi các học giả đã có được một cái nhìn tổng quan, thì sự thật đằng sau những hành động được mô tả lại trong căn phòng kì bí này vẫn đang đợi ngày được giải mã.

5. Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca

Năm 500 TCN – Năm 500 SCN, Peru cổ đại

(Nguồn: yallabook)

Từ những ngọn đồi cao nhất trên cao nguyên Nazca ở phía bắc của Peru, bất kì ai cũng có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh biểu tượng khổng lồ được phác họa trên mặt đất (geoglyphs). Mô phỏng theo hình dáng của loài lạc đà không bướu, loài khỉ, nhện và cá – những hình ảnh mang tính biểu tượng này được tái hiện qua bàn tay của các nghệ sĩ người Nazca – sử dụng các tảng đá bị oxi hóa có màu đỏ , và sắp xếp chúng lại theo những hình dáng nhất định đã định sẵn. Sự chuẩn xác gần như tuyệt đối cùng với quy mô khổng lồ không thể tượng tượng nổi, được thiết kế để nhìn trực tiếp từ trên xuống, đã thôi thúc các nhà nghiên cứu tìm đến và khám phá lý do cũng như cách thức tạo nên những hình vẽ này.

Với sự tính toán chi tiết, cùng những công cụ hỗ trợ thô sơ như dây thừng và cọc (được tìm thấy tại cùng khu vực), người Nazca đã tạo ra một công trình hoành tráng mà chưa có di tích nào có thể so sánh được. Nhưng câu hỏi tại sao lại một lần nữa khiến các nhà khoa học phải đau đầu. Những hình vẽ tượng trưng trong công trình này phải chăng chỉ mang tính biểu tượng nhằm dâng tặng cho đức chúa trời? Liệu có sự liên kết nào giữa các hình vẽ với các chòm sao, hay các sự kiện thiên văn học trên bầu trời giống như công trình dãy đá tròn Stonehenge? Hay nơi đây chính là một địa điểm tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng cổ đại của người Mỹ xưa kia?

Bản minh họa các hình vẽ trên cao nguyên Nazca (Nguồn: Machu Travel Peru)

Một giả thuyết khác cho rằng, những hình vẽ trên mặt đất tại Nazca có sự kết nối với các mạch nước ngầm ẩn dưới lòng đất – là nguồn tài nguyên quý giá mà người Nazca đã phát hiện được. Các nhà khảo cổ học và thiên văn học vẫn tiếp tục công cuộc nghiên cứu cùng với một nỗ lực tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất.

6. Tượng đá Moai trên đảo Phục Sinh

Năm 1250–1500 – Chile

Khi vị thuyền trưởng người Hà Lan Jacob Roggeveen đặt chân đến hòn đảo Rapa Nui (đảo Phục Sinh) vào năm 1722, hòn đảo có diện tích khá nhỏ – nằm về hướng bắc của Thái Bình Dương, với quy mô khoảng 1,500 – 3,000 hộ dân. Nhưng điều đặc biệt ở đây – lại có đến hơn 800 bức tượng được làm từ đá mô phỏng các trạng thái cảm xúc của con người. Các Moai (tên gọi của các bức tượng) được làm từ tro núi lửa cô đặc của ngọn núi lửa Rano Raraku trên hòn đảo, tiến hành điêu khắc tại chỗ và được đặt dọc theo đường bờ biển hướng về phía hòn đảo.

Điều khiến mọi người sửng sốt ở đây, là mỗi bức tượng Moai đều cao gần 4m và nặng khoảng 14 tấn. Có hàng trăm bức tượng vẫn còn tồn tại ở trạng thái chưa hoàn chỉnh ngay gần mỏ đá, với tổng chiều cao hơn 20m và tổng trọng lượng xấp xỉ 145 tấn. Làm sao có thể vận chuyển được ngần ấy tảng đá?

(Nguồn: oddstuffmagazine)

Các học giả vẫn không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho việc bằng cách nào người Rapa Nui có thể vẫn chuyển các bức tượng Moai khổng lồ từ mỏ đá đến bờ biển. Trải qua nhiều thiên niên kỉ, giả thuyết khả thi nhất cho rằng các sợi dây thừng đã được sử dụng bởi một nhóm người để kéo các bức tượng trên các thanh gỗ – được xếp chặt với nhau, mặc dù ghi nhận của các nhà khảo cổ học giờ đây đã phần nào thuyết phục các học giả rằng các bức tượng được dựng nên tại mỏ đá trên hòn đảo, và được di chuyển đến điểm đặt bằng cách xoay các bức tượng sang một bên và kéo về phía trước bằng những sợi dây thừng.

Nhà thám hiểm người Anh James Cook đã từng mang một đoàn người Polynesia đến hòn đảo này; nhờ đó, ông đã có thể giao tiếp với người dân nơi đây và khám phá ra rằng, các bức tượng được điêu khắc nên nhằm tưởng niệm các vị bô lão cao tuổi đã qua đời. Dù vậy, chắc chắn công trình đồ sộ này vẫn còn mang những ý nghĩa đặc trưng khác.

7. Bức họa The Beheading of St. John the Baptist

1608 – Malta (Ý)

Một trong những bậc kì tài của nền hội họa thời kì Baroque nước Ý – Michelangelo Merisi da Caravaggio được nhớ đến với những tác phẩm mang màu sắc đen tối và kịch tính; với kĩ thuật điêu luyện trong việc vận dụng sáng/tối trong các bức họa; và đồng thời, được biết đến về cả cuộc đời biến cố với nhiều gam màu trầm buồn. Năm 1606, ông đã giết một người đàn ông trẻ trong một cuộc ẩu đả tại thành Rome – một vài ghi chép ghi lại nguyên nhân có thể xuất phát từ một vụ đặt cược, hoặc một trận banh tennis – nhưng mục đích và hoàn cảnh diễn ra sự việc này không được nhiều người biết đến.

Ông chạy trốn đến Naples, sau đó là Malta. Đến năm 1608, Caravaggio đã hoàn thành bức vẽ The Beheading of St. John the Baptist (tạm dịch: Cuộc hành hình của Thánh John người rửa tội) – tác phẩm duy nhất trong sự nghiệp có đề chữ kí của ông – theo lời thỉnh cầu của Hiệp sĩ Y viện (Knights of Malta). Caravaggio đã mô tả lại khung cảnh Thánh John đang bị giết trên đường phố trong bức họa này; đao phủ giữ chặt đầu trong khi đợi chỉ thị của người gác cổng; một người phụ nữ lớn tuổi giữ chặt đầu cô gái trong khi người phụ nữ trẻ đang đợi để nhận cái đầu. Tên của tác giả – họa sĩ người Ý Caravaggio được viết nguệch ngoạc bằng máu chảy từ cổ của St John. Và câu hỏi được đặt ra: Liệu có phải Caravaggio sáng tác nên bức họa này như một sự thừa nhận tội lỗi? Bí ẩn vẫn còn là một ẩn số.

The Beheading of St. John the Baptist

Khác với tác phẩm trước đây của ông – Salome and St. John the Baptist (tạm dịch: Salome và Thánh John người rửa tội) – luôn được đặt tại nơi diễn ra cuộc hành hình và tượng trưng cho sự cận kề cái chết của nạn nhân, bức họa The Beheading of St. John the Baptist lại tượng trưng cho lòng thành kính và được đặt tại những buổi lễ cầu nguyện, mang lại hiệu ứng hoàn toàn khác biệt.

Salome and St. John the Baptist (Nguồn: Caravaggio)

8. Nghệ sĩ đường phố Bansky

1993 cho đến nay – nước Anh

Nhân dạng về Bansky – một trong những nghệ sĩ đường phố nổi tiếng nhất mọi thời đại cho đến nay vẫn là một ẩn số. Dù bắt đầu sáng tác các tác phẩm của mình từ khoảng đầu những năm 90 của thế kỉ trước, thì cho đến nay đã trải qua gần 3 thập kỉ, người nghệ sĩ vẫn giữ kín về thân thế của mình, dù Bansky vẫn bắt tay làm việc trong những dự án hoành tráng, như đạo diễn bộ phim Exit Through the Gift Shop đã nhận được đề cử Oscar 2010.

Chúng ta có nhất thiết phải biết Bansky là ai? Tại sao? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bansky không phải là một cá nhân mà là cả một tập thể? Và người nghệ sĩ này có phải là người Anh không? Ít nhất chúng ta cũng có một câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng ở trên. Bansky đã từng được vinh danh tại một giải thưởng nghệ thuật “Những người Anh vĩ đại nhất 2007” – dù không nhận dạng được người nghệ sĩ bí ẩn này. Và trong cùng năm, Bansky đã hài hước tạo ra kì quan Stonehenge bằng những nhà vệ sinh di động tại lễ hội Glastonbury nước Anh.

“Kì quan Stonehenge” do Bansky tạo ra (Nguồn: Alien Soup)

Banksy – nghệ sĩ graffiti bí ẩn đã trở thành biểu tượng của nghệ thuật đường phố đương đại, và khiến giới nghệ thuật phải đau đầu tìm kiếm người nghệ sĩ tài năng và đầy bí ẩn này.

Tác giả: Jon Mann

Biên tập: Thụy

Nguồn: Artsy

Cùng tác giả

#Tag

bansky bí ẩn nghệ thuật bí ẩn thế giới Cà Phê - Trà Đá kí tự jiahu Kiến thức lịch sử đương đại mặt nạ nghệ sĩ graffiti stongehen

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Huyền thoại Graffiti gốc Việt Cyril Kongo
Huyền thoại Graffiti gốc Việt Cyril Kongo
Cyril Kongo tên thật là Cyril Phan, sinh năm 1969 tại Toulouse (Pháp) trong một gia đình có bố là người Việt và mẹ là người Pháp. Ông đã dành…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 8/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 8/2021
Bạn có bỏ lỡ sự kiện quan trọng nào của nghệ thuật thế giới tháng vừa qua không, ngồi xuống đây và chúng mình cùng nhau điểm tin nhé. Anh:…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…