Nhà thiết kế của tương lai (Phần 1)

Tác giả: Jennifer Sukis

__

*AI (artificial Intelligence): trí tuệ nhân tạo

__

Dẫn nhập

Với vai trò là Thiết kế trưởng của bộ phận Trí tuệ Nhân tạo tại IBM Watson và Giảng viên thỉnh giảng bộ môn Thiết kế AI nâng cao tại Đại học Texas, tôi đã có cơ hội nhận thấy những khúc mắc cũng như trăn trở về cách thức để trang bị hành trang cho nhà thiết kế khi tiến đến kỷ nguyên AI tương lai.

Tôi vừa cảm thấy hào hứng, mặt khác lại e ngại khi nghĩ đến kỹ năng phải có cũng như vai trò to lớn mà nhà thiết kế sẽ đảm nhiệm trong tương lai gần khi trải nghiệm người dùng chuyển giao từ mang tính nghiệp vụ (vd: vào Google và tìm kiếm một cụm từ) sang mối quan hệ có tính tin tưởng cao hơn (vd: Watson, tôi nên đầu tư vào nơi nào dựa trên thói quen chi tiêu, giá trị cá nhân và mục tiêu của bản thân tôi?).

Bài tập mà năm nay IBM giao cho tôi là tạo ra chương trình AI có khả năng trang bị cho nhóm Watson có được những kiến thức tổng quát về tiềm năng cũng như sự hiểm nguy của AI và giúp họ có thể phát triển tầm nhìn chiến lược để sử dụng nó một cách hiệu quả nhất, đồng thời tăng cường trải nghiệm của họ.

Ngoài công việc đó, tôi còn hỗ trợ Trung tâm thiết kế tích hợp của Đại học Texas phát triển chương trình giảng dạy nền tảng cho bằng Thạc sĩ Thiết kế AI.

Nói ngắn gọn, tôi đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về cách giảng dạy bộ môn AI cho các nhà thiết kế và những kiến thức họ cần biết để đón nhận chúng. Tôi hay được hỏi những câu hỏi như, “Tôi nên học những môn nào?” hoặc “Có cách nào ứng dụng AI vào sản phẩm của tôi không?”.

Và đó là nguyên nhân mà chuỗi bài này ra đời. Tất nhiên đây chỉ là những bước khởi đầu nên chắc chắn tôi sẽ cần nhiều phản hồi từ các bạn. Nhưng tôi vẫn mong rằng các bạn sẽ thu gặt được chút gì đó từ chuỗi bài này!


Xác định vấn đề

Nếu bạn muốn trở thành hay đã từng là một nhà thiết kế AI, bạn sẽ biết rằng đây là một công việc rất mới mẻ. Nhưng điều mà bạn có thể vẫn chưa nhận ra là trên thực tế, những thứ bạn có thể tạo ra thực sự vẫn rất giới hạn so với viễn cảnh hào hứng, vị lai mà chủ đề này gợi mở. Đó là vì việc cung cấp dữ liệu và cải thiện mô hình vẫn còn cần thêm nhiều thời gian.

Nên nếu đây là con đường bạn vẫn muốn bước tiếp, thì hãy nhớ rằng bạn đang không chỉ tạo ra một con chatbot hay tìm kiếm những hiểu biết mới. Sự phát triển của AI trong vòng 20, 50 hay thậm chí 100 năm tiếp theo, dù hưng thịnh hay lụi tàn, chính là tấm gương phản chiếu bản chất chúng ta, cách chúng ta tư duy và những nỗ lực mà chúng ta đang dành ra trong hiện tại.

Những nhà thiết kế làm việc với AI lúc này chính là những người đang đặt ra nền móng về hành vi và đạo đức của những hệ thống sẽ tiến hóa và trở thành công cụ giúp con người đạt được bước chuyển đổi mới.

Tại sao tôi lại đưa ra tuyên bố đao to búa lớn như vậy? Bởi vì AI không phải là phong trào. Nó không phải là một phương án đi tìm vấn đề như những xu hướng công nghệ chúng ta đã thấy trong quá khứ (như Segway, Google Glass, điện thoại Amazon Fire).


Nó là một mô hình hoàn toàn mới

Nếu bạn vẫn chưa tin, hãy nhìn vào sự phát triển của những công nghệ được hỗ trợ bởi AI từ năm 1946 đến nay. Bạn sẽ thấy chúng ta đã bắt đầu tiến vào kỉ nguyên này từ nửa thế kỉ trước. Nó mạnh mẽ và lấn át, giống như Kevin Kelly đã nói:

“AI sẽ tràn ngập khắp mạng lưới như điện vậy.
Khi nó tích hợp càng sâu vào cuộc sống của chúng ta,
nó sẽ trở thành hệ thống cơ sở hạ tầng
thúc đẩy cách mạng công nghiệp thứ hai.
Công thức cho 10,000 start-up mới
là lấy khái niệm X và thêm AI.”

Kevin Kelly,
Người ủng hộ thuyết vị lai và Nhà sáng lập Tạp chí Wired.
Kevin Kelly chia sẻ ở TED vào năm 2018

Thật đáng sợ khi nghĩ về những tác động mà internet đã gây ra đối với xã hội ngày nay. Chúng ta đã không thể biết trước những gì xảy ra vào những năm sau khi ARPANET gửi tin nhắn đầu tiên. Nếu AI có những ảnh hưởng sâu sắc hơn cả mạng internet, thì làm sao chúng ta có thể hiểu và đưa ra kế hoạch để đón nhận những ảnh hưởng đó.

Tuy nhiên, có một điều bạn có thể thấy giữa hàng đống thay đổi và vô định mà sẽ mang cho bạn cảm giác yên lòng, đó là: những nguyên lí để tạo ra thiết kế tốt sẽ luôn đúng. Đặc biệt là nguyên lí yêu thích của tôi – thiết kế có mục đích.


Luôn hình dung mục đích cuối cùng

Để hiểu lí do vì sao tôi tin AI có thể dẫn dắt con người đến bước tiến mới, tôi phải giải thích thêm một chút về việc khoa học và hiểu biết của chúng ta về vũ trụ đã thúc đẩy hành vi, đạo đức và niềm tin của con người đến ngày hôm nay.

Ai cập, 3000 năm TCN

Hãy thư giãn đầu óc bạn và tưởng tượng bạn đang ở năm 3000 TCN. Bạn là một người Ai Cập sống trong Triều đại Ai Cập đầu tiên. Vào ban ngày thì bạn kiếm sống bằng nghề thợ rèn, tạo ra những bức tượng bằng đồng và kim loại. Bạn sống trong sa mạc, bạn tự trồng lương thực của mình, bạn đang lo lắng là khi Pharaoh mất liệu mình có bị dâng làm vật hiến tế hay không, và về đêm bạn nhìn lên bầu trời đầy sao với niềm tin không lay chuyển về những vị thần và vũ trụ bao la.

Bạn tin rằng vũ trụ chính là trái đất phẳng bên dưới bầu trời hình mái vòm đầy rẫy những vì sao. Ngoại phạm vi đấy – ở tận cao hay tận cùng – là những dòng chảy vũ trụ – một vực thẳm vô tận, vô hình và tăm tối. Thế giới của bạn xuất hiện khi ánh sáng sinh sôi từ giữa bóng đêm, và từ đó ra đời nữ thần của sự hài hòa, trật tự, luật lệ và chính đạo.

Bạn nghĩ những niềm tin này sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống hằng ngày, tư duy, cách bạn sử dụng thời gian và những thứ bạn dạy con cháu của mình?

Con người ở thời kì này luôn tập trung công sức của họ vào vấn đề sống còn – phần bên dưới của Tháp nhu cầu Maslow (thức ăn, nước uống, quần áo giữ ấm, giấc ngủ, sự an toàn, tình bạn, cảm giác trọn vẹn). Không có thời gian khám phá khoa học và triết học, những nền văn hóa này sử dụng câu chuyện về những vị thần để lí giải hiện thực của thế giới, vũ trụ và khao khát về một mục đích cao cả hơn.

Tua nhanh đến 3000 năm sau, những xã hội hiện đại đã có khả năng phóng thích chính mình khỏi nỗi lo sống còn. Thành phố Athens đã tiến xa hơn mức cung cấp những thứ cơ bản như thức ăn và nhà cửa cho cư dân của họ. Mọi người đã được tiếp cận với giáo dục, nghệ thuật, triết học, nhân quyền và tự do buôn bán. Họ bắt đầu nghĩ đến nhiều hơn về nghệ thuật và đạo đức. Họ tạo ra những khám phá mới, bao gồm lập nên chế độ dân chủ đầu tiên, xác định giá trị của số pi, xác định kích cỡ của trái đất và mặt trời, biết được vũ trụ được cấu thành từ những nguyên tử, và mang những nền văn hóa khác nhau đến cùng thi thố bình đẳng tại thế vận hội Olympics.

Vào năm 380 TCN, chúng ta thấy những khám phá này có tác động tinh thần như thế nào lên xã hội thông qua tác phẩm Cộng hòa của Plato. Ông đã khám phá ý tưởng về một xã hội không tưởng gọi là Kallipolis, miêu tả một tương lai mà con người được dẫn dắt bởi những vị vua hiền triết và điều kiện sống đều bình đẳng giữa các tầng lớp. Mọi người đều theo đuổi lí tưởng của công lý, tình bằng hữu và đạo đức.

Cộng hòa, Plato

Cũng giống như cách những hiểu biết của vũ trụ đã định hình giá trị, phẩm hạnh và hi vọng của con người về tương lai vào ngày ấy, chúng vẫn có những ảnh hưởng tương tự ngày nay. Những mô phỏng vũ trụ kì vĩ như thí nghiệm mô phỏng Bolshoi, thực hiện bởi siêu máy tính vận hành bởi thuật toán AI, đang cho chúng ta những khám phá mới về sự hình thành của dãy ngân hà, vật chất tối, năng lượng tối và nguồn gốc vũ trụ.



Vậy chúng ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? Chúng ta đang thấy gì diễn ra? Hy vọng của tôi là chúng ta sẽ cảm thấy kết nối nhiều hơn, thức tỉnh hơn và có lẽ với sự giúp đỡ của AI qua nhiều thế hệ, chúng ta sẽ vượt qua được thực tế là 90% xung đột của loài người đều được gây ra bởi sự nhầm lẫn trong giao tiếp.

Nghe thật tuyệt vời phải không? Đây không phải là một ý tưởng quá mới mẻ. Gene Roddenberry đã vạch ra viễn cảnh khi mà công nghệ giúp loài người vượt qua mọi ranh giới trong Star Trek từ thập kỉ 60. Trong trí tưởng tượng của ông, mọi người đều có thể chọn con đường riêng mà không bị vướng bận về vật chất, hoàn toàn tự do theo đuổi những giá trị như tri thức, công lý và sự thấu hiểu. Cũng như Thuyền trưởng Picard (một nhân vật quan trọng trong thế giới Star Trek) đã nói:

“Của cải không còn là động lực thúc đẩy đời sống của chúng ta.

Chúng ta giờ đây lao động để cải thiện bản thân

và toàn thể nhân loại.”

Tôi sẽ dừng cuộc độc thoại này ở đây bằng một suy nghĩ như sau. Bạn có lẽ sẽ nghe nhiều viễn cảnh tồi tệ về AI ( trích dẫn từ Elon MuskStephen Hawking) hơn là viễn cảnh tốt đẹp; dĩ nhiên, cả 2 phía đều đáng được trân trọng và bàn luận. Thế nhưng ý tưởng rằng AI sẽ nâng tầm cuộc sống của loài người vẫn còn được bảo vệ bởi những nhà vị lai và nhà khoa học ngày nay. Đến ngày nào mà còn có người ủng hộ nó, tôi nghĩ rằng ngày đó nó vẫn là một mục tiêu cao cả và xứng đáng với công sức của chúng ta.

Max Tegmark

Tăng cường trí tuệ của nhân loại với AI có tiềm năng thúc đẩy đời sống phát triển tới một mức độ hoàn toàn mới, giải quyết những vấn đề nan giải nhất của chúng ta, từ bệnh tật cho tới khí hậu, công lý và cả đói nghèo.

Max Tegmark, Nhà vũ trụ học & Giảng viên bộ môn Vật lý ở MIT,
Nhà sáng lập của Viện Tương lai Cuộc sống

(còn tiếp)


Nguồn: Design at IBM
Người dịch: Thanh Phạm

Cùng tác giả

#Tag

Ai artificial intelligence design Futurism trí tuệ nhân tạo

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Một cậu bé 13 tuổi được tuyển làm thực tập sinh cho Louis Vuitton; ‘Thiếu niên và chim diệc’ giúp đạo diễn Hayao Miyazaki giành Quả Cầu Vàng đầu tiên…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
“Products of Place” là một nỗ lực khám phá cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm bền vững…