Màu xanh và lí do mắt xanh không tồn tại

COLORSCOPE là loạt bài nghiên cứu về màu sắc của CNN, khám phá nhận thức riêng biệt của từng nền văn hóa đối với mỗi màu sắc khác nhau; đem đến những khái niệm ít người biết đến nhất về một thế giới màu sắc lộng lẫy đa góc nhìn.

Đi kèm mỗi bài viết là một video, được thực hiện bởi nhiều studio tài năng khác nhau trên khắp thế giới. Mỗi video mang một phong cách diễn hoạt khác nhau là cách lý thú nhất tóm gọn những khái niệm mới mẻ về từng màu, nhưng đừng quên đọc bài viết đi kèm vì nó luôn chứa đựng những điều đầy cảm hứng và tuyệt vời về màu sắc – những điều có thể bạn chưa từng được biết đến trước đây. 

COLORSCOPE: MÀU XANH DƯƠNG

Lần tới khi bạn đắm chìm sâu thẳm vào đôi mắt người bạn đời của mình, khoảnh khắc đó có thể bị phá hủy bởi tri thức sau: bất kể cửa sổ dẫn vào tâm hồn họ là màu xanh dương lấp lánh hay một màu xanh lá lung linh, thực tế chúng đều là màu nâu.

Đúng vậy, tất cả đôi mắt của loài người đều là màu nâu.

Màu xanh là màu yêu thích của thế giới, hơn một nửa dân số thế giới đang mặc quần jean xanh, nhưng trong tự nhiên màu xanh cực hiếm.

Là một người có đôi mắt nâu long lanh sâu thẳm, tôi không cảm thấy bất cứ thất vọng nào vào cái kiến thức rằng toàn bộ mắt của nhân loại đều là các sắc độ nâu xinh đẹp, nhưng với những người cảm thấy bị lừa dối và phiền lòng, thì một sự kết hợp giữa sinh học và vật lý học có thể giúp giải đáp thực tế này.

Tất cả điều này đều đến từ sắc tố melanin (còn gọi là “hắc tố”), xuất hiện trong da, tóc và bên trong mống mắt – phần có màu sắc bao quanh đồng tử.

“Mọi người đều có melanin trong mống mắt, số lượng melanin quyết định màu sắc của mắt. Và thực sự chỉ có một loại sắc tố này.” theo Tiến sĩ Gary Heiting, Chuyên gia về thị giác và Biên tập cao cấp tại trang web chăm sóc mắt All About Vision.

Số lượng melanin trong mống mắt ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của màu mắt.

Màu xanh lấp ló bên trong màu nâu

Melanin – được sản xuất từ tế bào Melanocyte (tế bào hắc tố), có màu sắc tự nhiên là màu nâu sẫm, nhưng nó có khả năng hấp thụ ánh sáng khác nhau, dựa vào số lượng của nó. Càng nhiều melanin bên trong mống mắt, càng nhiều ánh sáng được hấp thụ, có nghĩa là càng ít ánh sáng phản chiếu ngược lại, khiến cho mống mắt có màu nâu.

Nhưng với những người có “mắt màu xanh”, là do họ có ít melanin trong mống mắt hơn, kết quả là ít ánh sáng được hấp thụ và chúng phản chiếu, hoặc tán xạ trở lại nhiều hơn. Khi ánh sáng bị tán xạ, chúng phản chiếu ở dạng bước sóng ngắn hơn nằm trong khoảng màu xanh ở cuối dải quang phổ – khiến cho bạn thấy chúng trông như có màu xanh.

Tùy vào mức độ hấp thụ và tán xạ ánh sáng khiến mống mắt trông như có nhiều màu khác nhau dù thực tế nó là màu nâu.

Màu mắt xanh và nâu lục nhạt (hazel) nằm đâu đó ở giữa (dải quang phổ màu), với số lượng melanin khác nhau, cho kết quả hấp thụ ánh sáng khác nhau, và dĩ nhiên cho ra màu sắc phản chiếu khác nhau. Màu nâu lục nhạt là một sự pha trộn nhiều màu mắt, theo Heiting.

Các hệ thống ánh sáng khác nhau cũng có thể khiến màu mắt xuất hiện khác nhau, tùy thuộc vào vị trí mà người đó đang đứng. “Đó là sự tương tác giữa số lượng melanin và cấu trúc của mống mắt. Một cấu trúc rất phức tạp”. Phần này trong mắt được xem như là độc nhất đối với mỗi cá nhân, có thể ví giống như vân tay của mỗi người, dựa trên số lượng tồn tại đa dạng các cấu trúc và mẫu.

Mắt màu xanh có số lượng sắc tố ít nhất trong tất cả các màu mắt. Khi trẻ em được sinh ra, mắt của chúng đôi khi xuất hiện màu xanh, đó là lúc sắc tố melanin đang được tích tụ. Và mắt của bọn trẻ sẽ đậm màu hơn khi lớn lên.

“Giống quá trình lớn lên của một đứa trẻ, nhiều melanin hơn sẽ được tích lũy trong mống mắt”.

Sự tiến hóa của màu mắt

Giống như màu da, có một học thuyết đằng sau sự tiến hóa của màu mắt dựa theo quá trình di cư của tổ tiên chúng ta đến những nơi mát mẻ hơn trên thế giới.

Với hàm lượng melanin cao – trong mắt, tóc và da, giúp bảo vệ con người ở những nơi có khí hậu nóng hơn (như Châu Phi) khỏi tia UV (tia cực tím), và nhu cầu bảo vệ từ loại sắc tố này giảm đi khi con người di chuyển đến nơi ít ánh nắng mặt trời hơn. “Có ít sự cần thiết hơn cho từng ấy lượng melanin ở những nơi đó”, theo Heiting.

Chúng ta dễ dàng nhìn thấy màu xanh trong bóng tối hơn bất kì màu nào khác.

Một giả thuyết khác được hình thành bởi Giáo sư Hans Eiberg tại Đại học Copenhagen về một dạng đột biến khi mắt một người không sản sinh melanin, dẫn đến việc mắt có màu nhạt đối với những cá thể bị ảnh hưởng; sự hiếm có này có thể khiến họ trông hấp dẫn hơn và hỗ trợ cho quá trình chọn lọc tự nhiên của dân số. Trong một nghiên cứu, Eiberg phân tích gen cho màu mắt và xác định những gì ông tin đó là một loại đột biến phổ biến gây ra màu mắt xanh.

“Người ta tin rằng đó là cách màu mắt xanh xuất hiện, nhưng nó có thể chỉ giảm đi việc nhấn mạnh vào sự cần thiết cho tất cả melanin.”

Xác định màu sắc

Một thời gian dài người ta tin rằng những người có màu mắt nâu – hoặc trông nó có màu nâu, có ít cơ hội sinh ra đứa trẻ có màu mắt sáng hơn. Dựa theo ý niệm này thì hai người có màu mắt xanh khi kết hợp sẽ tự động sinh ra đứa bé có mắt màu xanh dựa do gen lặn hơn là bị chi phối bởi sắc tố.

Nhưng điều này không thực sự đúng.

“Nó khá đúng khi chấp nhận màu mắt đến từ đặc tính gen”, theo Heiting, có nghĩa là có nhiều gen liên quan trong đó. Thực tế là có đến 16 loại gen được biết tới đóng vai trò trong quyết định số lượng melanin trong mắt, điều này ngụ ý rằng các đặc tính của mắt không dựa theo quy luật di truyền.

Nên nếu bạn có có một đôi mắt sâu, đen thẫm và hướng đến việc có một đứa bé với một đôi mắt sáng long lanh, không phải là không có hy vọng.

“Một số gen ảnh hưởng đến màu mắt. Đó là một điều bạn không thể dự đoán trước được”.

Có những phương án như đeo kính áp tròng có màu hoặc phẫu thuật laser để thay đổi cách ánh sáng phản chiếu từ mắt bạn, nhưng khi đã biết những sự thật về đôi mắt không như những gì bạn biết trước kia, có một điều chắc chắn rằng: Bạn sẽ không bao giờ nhìn vào mắt một người theo cách đã từng.

Biển không phải màu xanh, và bầu trời cũng vậy.

Video Credits

Viết và dẫn chuyện: Dr. James Fox
Sản xuất: Sarah-Grace Mankarious

Direction & Design: Moth 
Animation: Moth, Joe Bichard, Jennifer Zheng, Aaron Lampert, Carlos De Faria, Stephen McNally, Ester Rossi
Sound Design: David Kamp
Music: Giacomo Smith

Nguồn: CNN COLORSCOPE

Cùng tác giả

#Tag

blue color color theory colors colorscope khiemhuynh lý thuyết màu sắc màu sắc màu xanh

iDesign Must-try

7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
Chúng tôi dự đoán các bảng màu sẽ trở nên phổ biến với thế giới sáng tạo trong vòng 12 tháng sắp tới
Urban Art - Làn gió tươi mới thúc đẩy sự đa dạng trong màu sắc của các đô thị
Urban Art - Làn gió tươi mới thúc đẩy sự đa dạng trong màu sắc của các đô thị
Ngày nay nó đã là một loại hình nghệ thuật quốc tế với số lượng sử dụng không giới hạn.
Vũ điệu của sắc màu: Từ Gam hồng Millennial đến Sắc vàng Gen Z
Vũ điệu của sắc màu: Từ Gam hồng Millennial đến Sắc vàng Gen Z
Đầu tiên là Millennial Pink và hiện tại là Yellow Gen Z đang trở thành xu hướng toàn cầu thống trị trên các phương tiện truyền thông, đó không chỉ…
8 xu hướng màu sắc sẽ ‘thống trị’ thế giới năm 2021
8 xu hướng màu sắc sẽ ‘thống trị’ thế giới năm 2021
Những gam màu của năm 2021 thiên về sự tươi trẻ, trung lập, gần với màu tự nhiên.