Lịch sử “giới tính” phức tạp của màu hồng

COLORSCOPE là loạt bài nghiên cứu về màu sắc của CNN, khám phá sự nhận thức của từng nền văn hóa riêng biệt đối với mỗi màu sắc khác nhau; đem đến những khái niệm ít người biết đến nhất về một thế giới màu sắc lộng lẫy đa góc nhìn.

Đi kèm mỗi bài viết là một video, được thực hiện bởi nhiều studio tài năng khác nhau trên khắp thế giới. Mỗi video mang một phong cách diễn hoạt khác nhau là cách lý thú nhất tóm gọn những khái niệm mới mẻ về từng màu, nhưng đừng quên đọc bài viết đi kèm vì nó luôn chứa đựng những điều đầy cảm hứng và tuyệt vời về màu sắc – những điều có thể bạn chưa từng được biết đến trước đây.

COLORSCOPE: MÀU HỒNG

Khi bạn nghĩ đến màu hồng, có lẽ hình ảnh gợi lên trong đầu sẽ là một bé gái trong một bộ váy màu hồng, trên tay là món đồ chơi cũng màu hồng như búp bê Barbie hay một công chúa Disney khoác chiếc áo choàng xinh đẹp.

Một màu sắc gắn liền với sự nhẹ nhàng và nữ tính.

Tuy nhiên, đó là một ý niệm chỉ mới xuất hiện sau này.

“Nếu bạn quay về thế kỷ 18, các bé trai và bé gái thuộc tầng lớp thượng lưu đều mặc đồng phục màu hồng, màu xanh hoặc các màu khác như nhau”, theo Valerie Steele, giám đốc viện bảo tàng của FIT (Viện Thời trang và Công nghệ) New York.

Thực tế, màu hồng thậm chí được xem là một màu đầy nam tính. Trong những quyển catalogue và sách cũ, màu hồng là màu của các bé trai – theo Leatrice Eiseman, chuyên gia màu sắc và giám đốc điều hành của Viện màu sắc Pantone.

“Việc này liên quan đến gốc màu đỏ của nó, một màu nhiệt thành, đam mê, đầy sức sống và hăng hái. Thậm chí dù giảm sắc độ của nó, nó vẫn là màu dành cho các bé trai”

Hồng, không phải là màu mà là sắc thái màu. Nó là cái tên hay hơn của “màu đỏ sáng”.  

Một bài báo với tiêu đề “Hồng hay Xanh”, đăng tải trên tạp chí The Infants’ Department năm 1918, đề cập đến quy tắc chung cho việc sử dụng màu hồng cho con trai và màu xanh cho con gái. “Lý do được đưa ra là màu hồng mang tính quyết đoán và mạnh mẽ phù hợp với con trai hơn”.

Vậy từ khi nào mọi thứ lại trở nên đảo ngược?

Thiếu sự nhất trí

Theo Steele, việc phân định giới tính của màu hồng ở Mỹ khá phức tạp.

Các bé gái thường thích màu hồng từ khi lên 2 tuổi.  

“Ở Mỹ, vào những năm 1890 và đầu thế kỷ 20, các nhà sản xuất cố gắng bán được nhiều quần áo trẻ em và trẻ sơ sinh bằng cách mã hóa màu sắc”. Một số nhà sản xuất ấn định màu hồng cho con trai, màu xanh cho con gái, và điều ngược lại.

Vào năm 1927, có nhiều báo cáo khác nhau giữa các cửa hàng ở những nơi khác nhau về việc ấn định màu sắc. Ví dụ như cửa hàng Best & Co. Ở Manhattan và Marshall Field ở Chicago sử dụng màu hồng cho con trai. Còn những cửa hàng khác như Macy’s cũng ở Manhattan và Wanamaker’s ở Philadelphia lại sử dụng màu hồng cho con gái. “Không có một sự đồng nhất nào cả. Và người ta bắt đầu suy nghĩ đến vấn đề này vào những năm 1920, khi ngành sản xuất bùng nổ, tạo ra sự khác biệt giữa việc dùng màu hồng và màu xanh dành cho con trai và con gái.”

Steele tin rằng với việc mua lại hai bức tranh có nguồn gốc từ thế kỷ 18 bởi triệu phú người Mỹ Henry Huntington đã tạo ra làn sóng ủng hộ màu hồng là dành cho con gái. Hai bức tranh đó là “The Blue Boy” mô tả một cậu bé mặc đồ màu xanh và “Pinkie” khắc họa hình ảnh một cô bé trong trang phục màu hồng. Sự việc mua tranh của Huntington được đưa tin rộng rãi khắp nước Mỹ. Nó khiến mọi người bắt đầu tin rằng hàng trăm năm qua, màu xanh là màu dành cho con trai và màu hồng là màu dành cho con gái. Nhưng điều này không đúng.

Bức Pinkie bên trái và The Blue Boy bên phải trong bộ sưu tập tranh của Huntington.  

“Khi quay ngược lại thế kỷ 18, bạn sẽ thấy các bé trai mặc màu xanh và hồng, những cậu trai lớn lên cũng mặc màu xanh và hồng, tương tự các cô gái và bé gái cũng mặc màu xanh và hồng”.

Steele nhấn mạnh. 

Tạo ra một sự xác nhận 

“Ngày nay, đàn ông con trai không thể mặc đồ màu hồng mà không đưa ra một tuyên bố nào đó”, theo Jo Paoletti, tác giả cuốn “Pink and Blue: Telling the Girls From the Boys in America” (tạm dịch: Xanh và Hồng: Phân biệt bé trai và bé gái ở Hoa Kỳ).

Phụ nữ chọn mặc màu hồng nhiều gấp 3 lần vào những ngày kinh nguyệt.

Paoletti cho rằng nếu một người bạn nam giới của cô mang một chiếc cà vạt hoặc mặc một cái áo sơ mi màu hồng, họ sẽ cho thấy: “Nếu nó chỉ là một màu sắc, bạn không cần phải làm thế. Bạn mang một chiếc cà vạt hồng để chứng tỏ rằng ‘Tôi có khuynh hướng nữ tính’ hoặc ‘Tôi không bị ràng buộc bởi giới tính'”.

Eiseman đồng ý rằng từng có một lịch sử vững chắc việc sử dụng màu hồng cho con trai. “Nhưng nó không khiến một người đàn ông nhìn vào bộ đồ màu hồng và bảo rằng ‘Tôi không cảm thấy bị đe dọa khi mặc đồ màu hồng’ hoặc ‘Tôi không nghĩ mình bị mọi người dòm ngó do quá ẻo lả khi mặc đồ màu hồng'”.

Tuy nhiên, theo những nhà nghiên cứu tại viện Pantone, màu hồng đang dần được nam giới thích nghi trở lại nhiều hơn bao giờ hết. Những chiếc áo sơ mi của nhãn hãng Pink ở Luân Đôn hay những chiếc áo thun màu hồng của Ralph Lauren đang giúp màu hồng phổ biến rộng rãi đối với nam giới.

Eiseman cho rằng đối với một số nam giới, việc “nhạy cảm” với màu hồng là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi.

“Nhìn chung, thế hệ trẻ không mang nhiều định kiến với những màu sắc nhất định, điều mà cha ông họ gặp phải, những người lớn lên với ý niệm rằng màu hồng chỉ dành cho con gái hoặc con trai thì không bao giờ mặc màu hồng”.

Trước năm 1950, màu hồng thường được mặc bởi các bé trai.  

Paoletti tin rằng chúng ta chưa bao giờ xem màu hồng chỉ đơn giản là màu sắc, nhưng cô hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi. Cô ví dụ về việc cuối những năm 1800, nếu một phụ nữ mặc đồ đen, mọi người sẽ phỏng đoán về việc ai đó vừa chết và cô ta đang để tang.

“Giờ đây chúng ta thấy phụ nữ mặc màu đen mọi lúc, và chẳng ai hỏi về việc có ai đó vừa chết. Nó chỉ là một màu sắc”

Paoletti hy vọng màu hồng cũng chỉ được xem như là một màu sắc đơn thuần, nhưng nó sẽ không xảy ra cho đến khi nam giới ngừng viện những lý do hoặc đề phòng việc mặc đồ màu hồng.

Video Credits

Viết và dẫn chuyện: Dr. James Fox
Sản xuất: Sarah-Grace Mankarious

Creative Producer: Sarah-Grace Mankarious
Directed by Giant Ant
Creative Direction: Jay Grandin
Producer: Liam Hogan
Storyboard: Conor Whelan, Jay Grandin, Marion Bordeyne, Eric Pautz
Art Direction: Eric Pautz
Illustration & Visual Development: Eric Pautz, Marion Bordeyne, Conor Whelan, Shawn Hight, Sitji Chou, Whitney Lam
Animation Direction: Conor Whelan
Animation: Conor Whelan, Shawn Hight, Chris Anderson, Henrique Barone, Matt James, Taylor Peters, Whitney Lam
Compositing: Conor Whelan, Eric Pautz, Shawn Hight
Audio: Bryan Stone

Nguồn: CNN COLORSCOPE

Cùng tác giả

#Tag

color color theory colors colorscope khiemhuynh lý thuyết màu sắc màu hồng pink

iDesign Must-try

5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
Chúng tôi dự đoán các bảng màu sẽ trở nên phổ biến với thế giới sáng tạo trong vòng 12 tháng sắp tới
Urban Art - Làn gió tươi mới thúc đẩy sự đa dạng trong màu sắc của các đô thị
Urban Art - Làn gió tươi mới thúc đẩy sự đa dạng trong màu sắc của các đô thị
Ngày nay nó đã là một loại hình nghệ thuật quốc tế với số lượng sử dụng không giới hạn.
Vũ điệu của sắc màu: Từ Gam hồng Millennial đến Sắc vàng Gen Z
Vũ điệu của sắc màu: Từ Gam hồng Millennial đến Sắc vàng Gen Z
Đầu tiên là Millennial Pink và hiện tại là Yellow Gen Z đang trở thành xu hướng toàn cầu thống trị trên các phương tiện truyền thông, đó không chỉ…
Cách chọn phối màu phim và những điều bạn nên biết
Cách chọn phối màu phim và những điều bạn nên biết
Hãy cùng iDesign khám phá cách thức mà những tông màu đặc sắc thiết lập nên từng giai điệu, cảm xúc cũng như sự phức tạp kỳ diệu của điện…
Hướng dẫn cách làm việc hiệu quả với màu sắc trong hình minh họa kỹ thuật số
Hướng dẫn cách làm việc hiệu quả với màu sắc trong hình minh họa kỹ thuật số
Nếu bạn đã từng thiết kế một hình minh họa, bạn sẽ không tránh khỏi việc đấu tranh tâm lý để chọn màu thích hợp cho thiết kế của mình.…
Khám phá tâm lý học màu sắc trong thiết kế logo
Khám phá tâm lý học màu sắc trong thiết kế logo
Màu đen thường đại diện cho sự trung thành và đáng tin cậy, tuy nhiên cũng có thể là biểu tượng của sự thô ráp, thiếu tế nhị. Màu vàng…