Màu của sự sống trên Trái Đất

COLORSCOPE là loạt bài nghiên cứu về màu sắc của CNN, khám phá sự nhận thức của từng nền văn hóa riêng biệt đối với mỗi màu sắc khác nhau; đem đến những khái niệm ít người biết đến nhất về một thế giới màu sắc lộng lẫy đa góc nhìn.

Đi kèm mỗi bài viết là một video, được thực hiện bởi nhiều studio tài năng khác nhau trên khắp thế giới. Mỗi video mang một phong cách diễn hoạt khác nhau là cách lý thú nhất tóm gọn những khái niệm mới mẻ về từng màu, nhưng đừng quên đọc bài viết đi kèm vì nó luôn chứa đựng những điều đầy cảm hứng và tuyệt vời về màu sắc – những điều có thể bạn chưa từng được biết đến trước đây.

COLORSCOPE: MÀU XANH LÁ

Nó là màu của Emerald Isle (một cái tên thơ mộng đến từ đất nước Ireland xanh tươi), sắc thái của bệnh tật, lòng đố kỵ, và là màu khiến ta liên tưởng đến những con quái vật kì lạ. Hơn hết, nó là màu sắc phổ quát nhất gợi lên hình ảnh đầy thiên nhiên, một biểu tượng lay động của phong trào môi trường và sống lành mạnh.

Màu xanh lá, là sự pha trộn giữa xanh dương và vàng, ta có thể thấy nó hiện diện khắp nơi với vô số sắc độ. Thực tế, mắt người có thể nhìn thấy màu xanh lá tốt hơn bất kỳ màu nào khác trong dải quang phổ.

Sự thật trên, cùng với nhiều thực tế khác về loại “màu sắc của Trái Đất” này, khiến sắc xanh lá trở thành một phần trong của cuộc sống chúng ta.

Nhưng, tại sao lại như vậy?

Giúp bạn thấy rõ hơn

Chúng ta thấy màu xanh lá dễ dàng là do cách ánh sáng tương tác vào mắt – mắt người chuyển đổi các bước sóng ánh sáng thành màu sắc.

Khi ta thấy một con ếch màu xanh lá, màu sắc ta thấy là do ánh sáng phản chiếu từ bề mặt làn da của con ếch, được thu nhận vào mắt thành màu xanh lá.

Khi ta nhìn thấy màu sắc, đó là lúc tế bào nón ở võng mạc mắt sẽ tiếp nhận và phân tích bước sóng ánh sáng, sau đó nói với não bộ rằng ta vừa thấy được màu gì.

Con người là loài “ba màu”, có nghĩa là ta tiếp nhận ba màu cơ bản (màu sơ cấp): xanh dương, xanh lá và đỏ. Võng mạc của con người có thể nhận biết được ánh sáng trong khoảng bước sóng có độ dài từ 400 đến 700 nm, khoảng độ dài này còn được gọi là “dải quang phổ”.

Con người thấy màu sắc là do ánh sáng phản chiếu đến mắt và được não bộ phân tích thành màu sắc.

Mỗi màu cơ bản tương ứng với một độ dài bước sóng khác nhau, bắt đầu với màu xanh dương ngắn nhất (400 nm) và màu đỏ dài nhất (700 nm).

Ở giữa dải quang phổ là màu xanh lá, có độ dài bước sóng khoảng 555 nm. Bước sóng này là bước sóng con người nhận thức được tốt nhất. Bởi do nằm giữa dải quang phổ, cả hai sóng ánh sáng màu xanh và đỏ sẽ được tăng cường và thu nhận tốt hơn với sự trợ giúp của sóng ánh sáng xanh lá.

Hiểu biết về môi trường sống xung quanh bạn

Các không gian xanh đang giúp “quét dọn” hành tinh này. Trước khi những tòa nhà trọc trời và các vùng ngoại ô mọc lên, tổ tiên của chúng ta từng sinh sống trong những khu rừng rậm bao phủ bởi một màu xanh.

Vào thời con người hái lượm thức ăn, khả năng phân biệt giữa những quả mọng đầy màu sắc với tán lá xanh rậm rạp là một kỹ năng sống còn.

Khả năng phân biệt màu sắc của tổ tiên loài người là công cụ sinh tồn quan trọng đối với đời sống hoang dã của họ.

Sự phát triển của thị lực và khả năng phân biệt màu sắc được tăng cường, giúp tổ tiên loài linh trưởng của chúng ta nhận thức và phân biệt được những đặc tính tốt từ tự nhiên, từ đó tạo ra lợi thế tiến hóa so với những loài động vật có vú khác – những loài không có khả năng phân biệt sự khác biệt này.

Màu sắc thay đổi trên lá cây, hoa quả và rau củ cho biết tuổi thọ và độ chín muồi, thậm chí còn giúp cảnh báo rằng chúng có thể có độc hoặc bị hư thối.

Ngày nay, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng những bản năng này của tổ tiên ở chợ nông sản và các cửa hàng thực phẩm.

Phân loại thực phẩm

Chuối, được mọi người biết đến là một loại trái cây màu vàng, và thuở chớm quả nó có màu xanh lá là do sự hiện diện của chất diệp lục. Giống cỏ và lá cây nhờ chất diệp lục tạo ra màu xanh lá cây, trái cây cũng vậy.

Xuất hiện trong các tế bào của thực vật, chất diệp lục đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, giúp chúng tích trữ năng lượng từ ánh nắng và chuyển hóa thành năng lượng mà cây cối có thể dùng để sinh trưởng.

Màu sắc có thể cho ta biết tình trạng của của loại hoa quả.

Các phân tử này hấp thụ tốt màu xanh dương và đỏ và phản chiếu lại màu xanh lá mà ta thấy.

Lớp vỏ của trái chuối có màu xanh lá cho đến khi các phân tử diệp lục bị tan vỡ. Khi trái chín, các phân tử bên trong lớp vỏ tan biến và chúng ta sẽ quan sát thấy màu sắc chuyển đổi từ xanh lá thành màu vàng – con người thích ăn chuối màu vàng là do nó ngon hơn.

Khi chất diệp lục bên trong vỏ chuối tan biến, tinh bột bên trong lớp vỏ sẽ chuyển đổi thành đường, nghĩa là càng vàng thì càng ngọt, cho đến khi nó hư thối.

Nhờ hàm lượng tinh bột cao, chuối xanh đôi khi được xem như phương thuốc cho chứng đau dạ dày.

Sự thay đổi màu sắc này cũng có thể bắt gặp ở quả ớt chuông. Mắt chúng ta giúp ta tìm ra được loại quả chín và ngọt. Ớt xanh, với nhiều chất diệp lục, thường ít ngọt hơn là khi nó chuyển thành màu vàng hoặc đỏ.

Giúp bạn bình tâm

Một số nhà khoa học và nghiên cứu tin rằng, do đôi mắt chúng ta ở trạng thái dễ dàng thu nhận các bước sóng ánh sáng nhất, mà ở đây tương ứng là màu xanh lá, màu sắc này có thể giúp chúng ta bình tâm.

Với ít sự căng thẳng khi tiếp xúc, hệ thống thần kinh của chúng ta sẽ thư thái hơn khi đón nhận tông màu này.

Yếu tố an thần này của màu xanh lá giải thích vì sao chúng xuất hiện nhiều ở bệnh viện, trường học và trong môi trường làm việc. Trong lịch sử, khi các diễn viên giải lao, họ thường đi vào “phòng xanh” sau một thời gian dài nhìn vào ánh đèn sáng lóa của sân khấu.

GIúp bạn sống lâu hơn

Môi trường tự nhiên, với thảm thực vật xanh mướt, có thể giúp bạn sống lâu hơn.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng sống ở những khu vực xanh tươi đem lại một cuộc sống lâu hơn kỳ vọng và cải thiện sức khỏe tinh thần ở những phụ nữ tham gia vào nghiên cứu này. Các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan và Bệnh viện Brigham and Women’s so sánh nguy cơ tử vong với số lượng cây cối và thảm thực vật gần nơi ở của hơn 100.000 phụ nữ.

Sau khi 8 năm nghiên cứu hoàn tất, dữ liệu cho thấy những ứng viên tham gia sống gần khu vực có nhiều cây cối có nguy cơ tử vong thấp hơn 12% so với những người sống ở khu vực ít cây cối hơn.

Môi trường xanh tạo ra nhiều không gian cho các hoạt động xã hội bên ngoài. Ngoài ra, những nơi bao phủ bởi thiên nhiên cũng được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tinh thần hơn (nghiên cứu so sánh với các khu dân cư nơi cây cối thưa thớt).

Sống ở những nơi nhiều cây xanh giúp giảm nguy cơ tử vong.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên bởi tầm quan trọng mà sức khỏe tinh thần mang lại”, theo Peter James, tác giả và là cộng tác nghiên cứu tại Khoa Dịch tể Trường Havard T.H. Chan.

Với những người không sống ở những nơi nhiều cây xanh, vấn đề hô hấp là nguyên nhân cao thứ hai dẫn đến tử vong. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ít tiếp xúc với ô nhiễm không khí cũng là một trong những lí do giúp tăng tuổi thọ cho những người sống ở nơi có nhiều cây xanh.

Tổ tiên của chúng ta sống cả đời ngoài thiên nhiên. Lợi ích mà chúng ta có được là từ việc áp dụng tư tưởng sống gần gũi với thiên nhiên này, có thể tạo ra các tác động tích cực. Chúng ta đều biết rằng thảm thực vật có thể giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nó mang đến nhiều tiềm năng lợi ích đối với sức khỏe.

Video Credits

Viết và dẫn chuyện: Dr. James Fox
Sản xuất: Sarah-Grace Mankarious

Animation: Jorge R. Canedo E.
Design: Rafael Mayani
Music: Giacomo Smith
Sound Design: Bryan Stone

Nguồn: CNN COLORSCOPE

Cùng tác giả

#Tag

color color theory colors colorscope green lý thuyết màu sắc màu sắc màu xanh lá

iDesign Must-try

7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
Chúng tôi dự đoán các bảng màu sẽ trở nên phổ biến với thế giới sáng tạo trong vòng 12 tháng sắp tới
Urban Art - Làn gió tươi mới thúc đẩy sự đa dạng trong màu sắc của các đô thị
Urban Art - Làn gió tươi mới thúc đẩy sự đa dạng trong màu sắc của các đô thị
Ngày nay nó đã là một loại hình nghệ thuật quốc tế với số lượng sử dụng không giới hạn.
Vũ điệu của sắc màu: Từ Gam hồng Millennial đến Sắc vàng Gen Z
Vũ điệu của sắc màu: Từ Gam hồng Millennial đến Sắc vàng Gen Z
Đầu tiên là Millennial Pink và hiện tại là Yellow Gen Z đang trở thành xu hướng toàn cầu thống trị trên các phương tiện truyền thông, đó không chỉ…
8 xu hướng màu sắc sẽ ‘thống trị’ thế giới năm 2021
8 xu hướng màu sắc sẽ ‘thống trị’ thế giới năm 2021
Những gam màu của năm 2021 thiên về sự tươi trẻ, trung lập, gần với màu tự nhiên.