De Stijl - Nơi giao thoa giữa nghệ thuật ứng dụng và kiến trúc

De Stijl là một trong những trường phái nghệ thuật ra đời trong sự hỗn loạn của Thế chiến Thứ nhất với tôn chỉ “trật tự hóa vạn vật.”

Cùng iDesign khám phá lịch sử vắn tắt cũng như những giá trị cốt lõi của phong cách nghệ thuật độc đáo này nhé!

Trường phái De Stijl được định hình bởi hai hoạ sĩ người Hà Lan là Piet Mondrian (1872 – 1944)Theo van Doesburg (1883 – 1931). Ngược lại với những trường phái nghệ thuật thời tiền chiến (chẳng hạn như Art Nouveau – Tân nghệ thuật), De Stijl đem trường phái Cubism (Lập thể) lên một tầm cao mới với những thành phần thiết kế tối giản nhất có thể – vài đường kẻ dọc, ngang kèm theo những màu sắc cơ bản.

id lichsutomluocdestijl 00

Một bức họa năm 1921 của Piet Mondrian

De Stijl mang nét nổi bật đặc trưng cũng như tính thẩm mỹ cao. Bằng cách xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân của người nghệ sĩ và hướng tới sự chính xác, hòa hợp, những họa sĩ De Stijl mang trên mình sứ mạng thiết lập nền móng cho thế thế hệ tương lai, hướng tới mục tiêu cải cách xã hội. Trường phái De Stijl là công cụ xóa nhòa ranh giới giữa cái gọi là mỹ thuật hay nghệ thuật ứng dụng (như thiết kế đồ họa hoặc thiết kế sản phẩm) với kiến trúc.

id lichsutomluocdestijl 01

Ứng dụng của trường phái De Stijl trải dài trên nhiều phương diện – không chỉ trong hội họa mà còn trong cả thiết kế và kiến trúc.

Cũng không quá ngạc nhiên khi trường phái De Stijl được các nhà thiết kế hiện đại sử dụng trong các mẫu logo cũng như thiết kế web (theo một cách nào đó thì Mondrian chính là nhà thiết kế đầu tiên của thương hiệu “Windows” đấy).

De Stijl chính là khuôn mẫu mà các nhà thiết kế hiện đại sử dụng làm nguyên tắc thiết kế cho mình: tối giản, cân bằng khoảng trống, hệ thống lưới, và còn nhiều thứ khác nữa.

id lichsutomluocdestijl 02

Tính thẩm mỹ của De Stijl phảng phất trong “hệ thống lưới” của Microsoft.

Trong bài viết của mình trên tạp chí Eye, nhà thiết kế Jessica Helfand thậm chí còn nhấn mạnh rằng De Stijl chính là giải pháp cho mọi khủng hoảng chuyên môn mà các nhà thiết kế hiện đại đang gặp phải. Bà nêu vấn đề như sau:

“Khi việc giao tiếp giữa các cá nhân được đặt trong bối cảnh với vô vàn lựa chọn, vai trò của thiết kế sẽ dần bị thu hẹp – nếu không muốn nói là hoàn toàn bị quên lãng. Những nhà thiết kế đang vô tình chạy theo xu hướng của nền kinh tế toàn cầu.”

Giải pháp nằm ở nhận thức của mỗi người:

“Hãy để cho trái tim mách bảo ta có thể làm gì và nên làm gì tiếp theo. Chính điều này sẽ nâng tầm tư duy và định hướng các mục tiêu cụ thể.

Giống như các nghệ sĩ thuộc trường phái De Stijl, hãy để những đường thẳng định hình cho thiết kế, hãy để cho trí tưởng tượng của chúng ta thỏa sức nô đùa trên màn hình. Không gian mạng vô tận sẽ là nơi để ta bày tỏ niềm đam mê vô bờ bến của mình với nghệ thuật.”

Để kết thúc bài viết về De Stijl, cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm thiết kế đầy cảm hứng và đậm chất “De Stijl” nhé:

id lichsutomluocdestijl 03

Bìa của tạp chí De Stijl, ấn phẩm 1 và 2

id lichsutomluocdestijl 04

Một tấm áp phích cho bộ phim Inception, lấy cảm hứng từ thiết kế bìa của De Stijl.

id lichsutomluocdestijl 05Phông chữ mang đậm nét De Stijl của Theo van Doesburg và Richard Kegler.

id lichsutomluocdestijl 06 Logo mới của Viện bảo tàng Stedelijk (Amsterdam) theo trường phái tối giản, chịu ảnh hưởng từ những nguyên tắc phổ biến của De Stijl.

id lichsutomluocdestijl 07 Thêm hai logo được truyền cảm hứng bởi De Stijl: bên trái là logo của HA Architect, bên phải là logo làm lại của “Táo khuyết”.

 slide 31

Xưởng vẽ của họa sĩ Mondrian.

id lichsutomluocdestijl 09 id lichsutomluocdestijl 10 Áp phích cho các buổi triển lãm Trường phái De Stijl.

 

id lichsutomluocdestijl 11 Một mô hình 3D lấy cảm hứng từ De Stijl.

 

id lichsutomluocdestijl 12 Ban nhạc rock The White Stripes đem cảm hứng De Stijl vào album của họ.

id lichsutomluocdestijl 13 Một tác phẩm của Ruiz Nala wi Gareng trong cuộc thi tái thiết kế logo eBay do 99designs tổ chức.

Hi vọng bạn đọc tìm được nguồn cảm hứng cho riêng mình qua trường phái De Stijl. Vậy dạo gần đây bạn có nhìn thấy thiết kế nào mang hơi hướm của De Stijl không? Nếu có thì đừng ngần ngại chia sẻ ngay với iDesign nhé!

Nguồn: 99designs.com
Người dịch: Hà Đình Nhân

Cùng tác giả

#Tag

de stijl Kiến thức lịch sử thiết kế mondrian

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
De Stijl (Phần 2)
De Stijl (Phần 2)
Trong phần thứ hai cũng là phần cuối về trào lưu De Stijl, một trong những trào lưu đặt nền tảng cho cả nghệ thuật, thiết kế, và kiến trúc…
De Stijl
De Stijl
Vào năm 1918, Gerrit Rietveld khắc một bài thơ dưới chiếc ghế Đỏ-Xanh của ông “Khi tôi ngồi, tôi không muốn ngồi theo ý thích của xác thịt mà thay…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…