Jan Tschichold và hành trình chuẩn hóa thiết kế bìa Penguin

Sinh ra tại thành phố Leipzig (Đức) vào năm 1902 – Jan Tschichold là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn đến typography (nghệ thuật chữ) vào thế kỷ 20. Ngoài ra, ông còn là một nhà thiết kế, nhà văn và nhà giáo dày dạn kinh nghiệm.

Năm 1972, vào ngày sinh nhật lần thứ 70, ông đã viết một đoạn văn để tặng cho chính mình, “Trong thế kỷ 20, có hai người mang lại sức ảnh hưởng mạnh mẽ cho typography: một là Stanley Morison, đã mất vào năm 1967, và người còn lại là Jan Tschichold.”

Bố của Tschichold là một đạo diễn biên kịch và được đào tạo bài bản về thư pháp. Chính vì vậy mà ông được tiếp xúc với typography từ rất sớm. Tác phẩm đầu tiên của ông là Die Neue Typography, được xuất bản vào năm 1928. Đây là một tác phẩm mang đậm nét hiện đại – trong đó, ông ủng hộ việc sử dụng kiểu chữ Sans – serif (chữ không chân) và tiêu chuẩn hóa kích cỡ giấy, đồng thời thiết lập một hệ thống phân cấp chữ in trong thiết kế. Những quy tắc về truyền tải thông tin trong tác phẩm này vẫn còn rất giá trị cho tới ngày nay.

Ông là một người có lập trường cứng rắn về tư tưởng và nghệ thuật – chính điều này đã khiến ông bị Đức Quốc Xã bắt tạm giam khi chúng lên nắm quyền vào năm 1933. Sự ưu ái của ông với kiểu chữ không chân bị bè lũ Phát-xít xem như một mối đe dọa tới kiểu chữ Blackletter truyền thống – một di sản văn hóa của Đức.

Sau 4 tuần trong tù, Tschichold và gia đình của ông đã phải di cư qua Thụy Sĩ. Nhờ vào danh tiếng và những mối quan hệ của mình với Học viện Nghệ Thuật và Thủ Công tại Basel, Tschichold nhanh chóng quay trở lại việc giảng dạy, thiết kế và quản lý các buổi triển lãm.

Bên cạnh đó, ông còn làm việc cho nhà xuất bản Penguin – nơi được ông chuẩn hóa thiết kế bìa một cách xuất sắc. Dựa vào các ghi chép và các bản phác thảo thô của Tschichold, chúng ra sẽ có một cái nhìn cận cảnh về quá trình hoàn thiện bìa của Penguin.

Được thành lập vào năm 1935, Penguin đã tái cơ cấu lại ngành xuất bản Anh quốc bằng cách phổ cập văn hóa cho người dân thông qua phương châm “sách tốt giá rẻ”. Tschichold – bậc thầy của nghệ thuật chữ hiện đại đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của nhà sáng lập Penguin, Allen Lane. Năm 1947, Tschichold tham gia cùng với Lane trong vai trò nhà thiết kế.

Từ 1947 – 1949, Tschichold đã trực tiếp tham gia vào khâu xuất bản của hơn 500 quyển sách. Với tư cách là Trưởng bộ phận Thiết kế chữ và Sản xuất, ông đã cho ra đời Quy tắc Bố cục Penguin – một quyển sổ 4 trang với nội dung về việc chuẩn hóa thông số định dạng và sắp xếp con chữ. Trong đó, ông đề cập tới bố cục, chính tả, ngữ pháp, sự cách điệu hóa cũng như các quy tắc in ấn kịch và thơ ca. Quy tắc Bố cục Penguin đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất thiết kế của bộ ấn phẩm Penguin.

Bên cạnh đó, ông còn thiết lập một hệ thống lưới nền tảng cho toàn bộ ấn phẩm Penguin, trong đó bao gồm bố cục chữ, kích thước sách, thiết kế bìa, cách sắp xếp chữ trên bìa và gáy sách. Hệ thống này giúp Tschichold linh hoạt hơn trong việc sắp xếp mối quan hệ giữa kiểu chữ và kích thước của quyển sách. Ông còn đơn giản hóa thiết kế bằng cách sử dụng phông chữ Gill Sans cho cả sê-ri sách của Penguin. Phần lớn thời gian, ông thường trau chuốt lại phần tracking và kerning trong các đoạn văn bản.

*Tracking: điều chỉnh khoảng cách giữa các từ.
*Kerning: điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự.

“Cân đối khoảng cách giữa các chữ cái dựa vào giá trị thị giác của chúng”

Theo quan niệm của ông, từng chi tiết nhỏ có thể đem lại những hiệu quả to lớn. Ông quan tâm tới cách mà người đọc lật sách, sự thoải mái của quyển sách khi cầm. Ông xem xét từng yếu tố như trọng lượng, chất liệu giấy và độ cứng, tính linh hoạt của bìa.

Từ khi quyển sách Penguin đầu tiên ra đời từ năm 1935, họ vẫn tiếp tục hành trình thiết kế những bìa sách mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử. Tschichold luôn tuân theo những quy tắc về hệ thống lưới, phông chữ và màu sắc của mình, ví dụ như màu cam dành cho tính viễn tưởng, màu xanh lá cây dành cho tội ác, và màu xanh dương dành cho phần tiểu sử. Những thay đổi của ông đã đảm bảo sự đồng nhất và trải nghiệm đọc của sê-ri sách Penguin.

“Chúng ta không cần những cuốn sách giả tạo của lũ nhà giàu, cái chúng ta cần là những quyển sách bình thường với chất lượng cao.”

Jan Tschichold là cái tên huyền thoại trong làng thiết kế và nghệ thuật chữ trên toàn thế giới. iDesign rất vui vì đã có dịp gửi tới bạn đọc một chút cảm hứng, một chút kiến thức mới mẻ cho ngày hôm nay.

Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ bài viết hữu ích này nghen!

Nguồn: shillingtoneducation.com
Người dịch: Hà Đình Nhân

Cùng tác giả

#Tag

Jan Tschichold người nổi tiếng penguin thiết kế bìa sách thiết kế minh họa typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
Trong những năm 1950, một phong trào thiết kế nổi lên từ Thụy Sĩ và Đức và được gọi là Thiết kế kiểu Thụy Sĩ (Swiss Design) hay, đúng hơn…