Lịch sử của chiếc bút chì

Đối với Caroline Weaver, chiếc bút chì nhỏ bé đơn giản này không chỉ là một cơ hội kinh doanh, mà còn là một quyển sách, một chương sử dưới cái tên Sự hoàn hảo từ những cây bút chì.

Caroline Weaver, người sáng lập ra CW Pencil Enterprise, một cửa hàng kinh doanh những chiếc bút chì độc và lạ ở miền Đông Manhatta, đã biến giấc mơ thành hiện thực: Điều gì sẽ xảy ra nếu những gì mà tôi yêu thích, những món nhỏ nhắn kì lạ này, sẽ trở thành mặt hàng kinh doanh? Đối với Caroline Weaver, chiếc bút chì nhỏ bé đơn giản này không chỉ là một cơ hội kinh doanh – sắp sửa kỉ niệm 2 năm thành lập vào tháng 3 này – mà còn là một quyển sách, một chương sử dưới cái tên Sự hoàn hảo từ những cây bút chì. Chúng tôi đã nói chuyện với Weaver về câu chuyện và sự ra đời của những cây bút chì, lí do vì sao cây bút đến từ Nhật Bản lại có chất lượng tốt, và tại sao mọi người lại nghĩ rằng bút chì lại chứa chì. Dưới đây là 11 điều hay ho mà chúng tôi đã tìm ra.

1. Bút chì không, và chưa bao giờ, chứa bất kì loại chì nào cả

“Phải mất một thời gian người ta mới phát hiện ra hợp chất hóa học của than,” Weaver nói. Than được tìm thấy ở Anh vào giữa những năm 1600, tiềm năng ứng dụng của hợp chất này là rất lớn nhưng than được cấu tạo từ vật chất gì là một câu hỏi khó. “Khi được tìm thấy lần đầu tiên, người ta gọi nó là chì đen, bởi vì nó trong giống như chì. Ngày nay, chúng ta vẫn cứ gọi nó là chì, và nghĩ rằng bút chì có chứa chì. Nhưng sự thật là không bao giờ có chì trong những cây bút này,” cô chia sẻ.

2. Những cây bút chì đầu tiên trông thật lạ

“Than được sử dụng lần đầu tiên như là một nguyên liệu để vẽ, nó được bọc giấy hoặc gỗ xung quanh, vì thế tay bạn sẽ không bị bẩn và bảo vệ thỏi than khỏi bị gãy,” Weaver nói. Than rất dễ gãy, nhưng phải mất nhiều thế kỉ để người ta biết trộn bột đất sét và bột than lại với nhau để tạo ra những cây bút chì chắc chắn và giá thành rẻ. “Viện lưu trữ The Faber-Castell nói rằng họ sở hữu cây bút chì đầu tiên. Cơ bản thì đây là hai tấm gỗ với những miếng than kẹt bên trong, và chỉ có ba phần tư được bao phủ. Nó trông như phiên bản nguyên sơ của cây bút chì thợ mộc.

3. Thật ra, bút chì là một món đồ xa xỉ trong nhiều thế kỉ

“Ban đầu chúng được làm bởi người làm tủ, hay bất cứ ai giỏi về thợ mộc. Thật không dễ gì khi chèn một thứ gì đó vào miếng gỗ, và tất cả đều được thực hiện bằng tay,” Weaver nói. Bút chì là một bước tiến lớn của những cây bút trước đó – bút lông ngỗng – và bạn không cần phải đem theo bên mình một hộp mực, điều này khiến bút chì trở thành lựa chọn lý tưởng cho quân dân cũng như nghệ sĩ. Thời đó, bút chì được xem như là tác phẩm điêu khắc thủ công khoáng chất quý hiếm – vô cùng đắt đỏ.

4. Nhiều người nói rằng Napoleon giữ vai trò chủ đạo về sự ra đời của bút chì ngày nay

Weaver cẩn thận nói rằng đây là một huyền thoại, và cũng không cần thiết phải thật chính xác, nhưng: “Nhiều huyền thoại nói rằng trong suốt cuộc cách mạng Pháp, Napoleon đã yêu cầu Nicholas Conte, một kĩ sư làm về khinh khí cầu, làm cho anh ta một cây bút chì tốt và chắc hơn. Vào thời đó, những cây bút chì chất lượng tốt có nguồn gốc từ Đức và Anh, và anh ta không thể nhập hàng về vì chiến tranh đang diễn ra.” Napoleon chỉ có than thô, nhưng Conte phát hiện ra rằng với loại than này, khi được nghiền ra thành bột và trộn với đất sét, sau đó đem nung sẽ  tạo ra cây bút chì hữu dụng và rẻ. Điều này còn tạo nên một cây bút tiên tiến hơn. Đồng thời, Conte cũng tạo ra phương pháp chèn thỏi than vào chính giữa ống gỗ, thay vì phải lấp đầy phần lỗ thông qua phần giữa của thanh gỗ. Và anh ấy đã hoàn thành tất cả những điều trên chỉ trong 8 ngày.

5. Gôm tẩy ra đời sau bút chì – và bạn sẽ không tin thứ gì có trước cao su đâu

“Than có thể được xóa đi không phải là điều mà người ta quan tâm đầu tiên, bởi vì gôm tẩy khi ấy chưa tồn tại,” Weaver nói. Cao su có nguồn gốc từ Mỹ thì vô cùng đắt đỏ và mãi đến giữa những năm 1800, chúng được phát hiện là rất dễ hư hỏng. Thay vào đó, những nhà văn sử dụng bút chì đã dùng một thứ bạn có thể không ngờ tới. “Người ta sử dụng những mẩu bánh mì để tẩy, những mẩu bánh mì nhạt, bởi vì nó vẫn còn tính thấm hút và đủ cứng để tẩy những vệt than đi.”

6. Người Nhật Bản tạo ra cây bút chì có giá trị nhất

“Ở Nhật Bản, trong những năm giữa thế kỉ 20, một cuộc chiến nổ ra giữa hai công ty bút chì, Tombow và Mitsubishi, để giành vị trí tổ chức tạo ra những cây bút chất lượng tốt nhất thế giới. Kết quả là sự ra đời của cây bút chì có tên Tombow Mono 100. Tombow Mono 100 là một tác phẩm tuyệt hảo. Chi tiết trên cây bút – có chứa một vạch sọc màu trắng ở phần cuối, mang trên mình những chi tiết vàng, sáng bóng, chứa ít nhất 14 lớp phủ sơn và 10 triệu hạt nhỏ liti mỗi mm khối ở phần lõi,” Weaver nói. Những cây bút chì này được chứa trong chiếc hộp nhựa, bên trong là những mảnh giấy mỏng.”Bao bì sản phẩm là tuyệt hảo và bất khả chiến bại,” Weaver nói. “Tôi nghĩ rằng đó là chất lượng đặc trưng của sản phẩm Nhật, bao bì có thể hơi nhiều lớp nhưng vô cùng đẹp mắt.”

7. Vẫn tồn tại những cây bút chì đến từ Mỹ, và chúng thật sự rất tốt

Nước Mỹ từng có một ngành công nghiệp bút chì sôi nổi, một phần bởi vì loại gỗ thường được dùng làm vỏ bọc là cedar – cây bách hương, loài cây này tồn tại rất nhiều ở đất nước này. Gỗ Cedar không biến dạng khi khô, sớ gỗ thẳng và mềm, dễ gọt, không sướt da. Ngày nay, chỉ còn lại 3 nhà sản xuất chính tại Mỹ – thậm chí Ticonderoga huyền thoại của Dixon được tạo ra từ nơi khác – nhưng chất lượng cũng không tệ! “Semi-Hex của The General vẫn được sản xuất tại Mỹ, được chế tạo tại thành phố Jersey, New Jersey. Nó là cây bút chì mang tính nội địa nhất ở New York, và chúng tôi rất tự hào,” Weaver nói. “Họ tạo ra phiên bản thứ 2 có màu vàng rất đẹp, giống như Ticonderoga, rất hoài cổ. Đối với tôi, đó là cây bút mang màu sắc nước Mỹ đậm đà nhất.

8. Tiêu chí phân biệt một cây bút chì tốt và kém chất lượng? Chúng khác nhau ra sao?

“Câu hỏi đầu tiên là, nó có được làm từ gỗ tốt không? Bạn cần phải gọt bút chì thường xuyên, và nếu chất lượng của nó tệ, thì quả là một rắc rối. Một điểm mà tôi nghĩ rằng mọi người không chú ý, trừ khi họ biết về nó, chính là phần lõi bút chì,” Weaver chia sẻ. “Bạn có thể nhận biết điều này khi nhìn vào phần cuối của cây bút chì chưa gọt. Xác suất để có lỗi khi làm bút chì là rất thấp, thậm chí nếu có một milimet bị trật, bạn sẽ thấy khó khăn khi gọt bút. Nếu bạn gọt và thấy nó bị méo, điều đó có nghĩa là lõi bút bị trật, không ngay chính giữa. Việc này có thể làm cho phần gỗ bị tách ra, thật không hay chút nào.” Bên cạnh đó, cũng tùy người mà cảm nhận sẽ khác nhau: Bạn thích một cây bút chì có vết xước hay trơn láng? Bạn thích nó nhẹ hay nặng? Bạn muốn hình dáng của nó ra sao?

9. Sự quan tâm quá mức với đồ chuốt viết chì 

Có nhiều cách để chuốt một cây bút chì, nhưng dễ nhất là dùng đồ chuốt điện tử. Người ta nói rằng: “Máy chuốt bút chì rất tệ. Cái tốt nhất được tạo ra bởi Panasonic ở những năm 1980, nhưng ngày nay rất khó tìm thấy chúng. Dù bạn tin hay không thì sản phẩm chuốt bút chì của Panasonic đều có giá trị khi bán lại, bởi vì người ta rất yêu thích chúng,” Weaver nói. Thị trường dành cho những sản phẩm này trên eBay là rất tiềm năng; sản phẩm được bảo quản kĩ lưỡng có thể bán với giá $75.

10. Nhưng máy chuốt chì “hot” nhất không dành cho những tay nghiệp dư 

“Với những người trong cộng đồng yêu thích bút chì, đồ chuốt loại cổ điển luôn là lựa chọn tốt nhất” Weaver chia sẻ. “Đó là một quá trình gồm 2 bước; một đồ chuốt bút chì cầm tay bình thường, nhưng có 2 lưỡi. Lưỡi đầu tiên gọt phần gỗ bọc bên ngoài, sau đó chuyển sang lưỡi thứ hai để gọt nhẹ phần lõi than. Kết quả là phần ngòi dài miên man, hơn bất cứ loại đồ chuốt nào. Người ta thích nó bởi vì họ không cần phải gọt thường xuyên. Nhưng bù lại, nó rất khó xài. Bạn phải thật sự kiên nhẫn với nó.”

11. “Giai đoạn Steinbeck” là một thuật ngữ mà bất cứ người yêu bút chì nào cũng biết

Nếu bạn thường xuyên viết mọi thứ bằng bút chì, bạn sẽ bắt gặp “giai đoạn Steinbeck.” John Steinbeck – tiểu thuyết gia người Mỹ, tác giả quyển Chùm nho uất hận và Cannery Row- đã dùng mỗi ngày cỡ 60 cây bút chì và đã bỏ đi hàng trăm cây khi phần thân và phần kim loại ở cuối còn vài centimet, từ đó những cây bút chì bị vứt đi khi còn quá ngắn được gọi là “giai đoạn Steinbeck.”

Dù vậy, bạn không cần phải vứt bỏ cây bút khi đến giai đoạn đó. “Tôi thường sử dụng thiết bị nối dài bút chì. Cửa hàng chúng tôi bán thứ đó rất nhiều; tôi nghĩ rằng nhiều người không biết đến sự tồn tại của nó. Bạn nên sử dụng trọn vẹn một cây bút chì, điều này nghe có vẻ lớn lao quá ha,” Weaver chia sẻ.

Thật ra, Weaver đã sử dụng bút chì để viết những quyển sách về chúng.

“Tôi đã sử dụng bút chì để viết sách.” cô nói. “Tôi viết trên quyển sổ tay và đánh máy lại nó. Thành thật mà nói, tôi đã ăn gian chút đỉnh; ở một số phần tôi chỉ dùng bút chì để viết phần giới thiệu, chứ không phải nguyên phần, nhưng tôi đã cố gắng mà. Tôi đã sử dụng 40 cây bút chì thật tiết kiệm.” Bên cạnh đó, cô cũng cố gắng kết hợp giữa loại bút và chủ đề. “Nếu tôi viết về Faber-Castell, tôi sẽ xài bút Faber. Hoặc tôi sẽ sử dụng bút chì cổ điển cho một số phần về lịch sử. Tôi đựng chúng vào một cái lọ gắn nhãn ‘Cần bao nhiêu cây bút chì để viết nên một quyển sách về chúng?’

Caroline Weaver có mặt tại cửa hàng ở thành phố New York, CW Pencil Enterprise.

Đó chính là điều mà Weaver yêu thích nhất khi nói về bút chì. Khác với bút mực hay bút chì kim, bút chì gỗ luôn đi cùng tác phẩm. “Tôi nghĩ đó là điều vô cùng tuyệt vời khi nói đến bút chì; nó biến mất ngay khi bạn hoàn thành tác phẩm. Những gì còn lại là một mẩu bút nhỏ bé – món đồ kỉ niệm cho mỗi tác phẩm được tạo ra, thật dễ thương làm sao” , “à, còn một điều nữa, bút chì gỗ rất thơm nhé!”.

Tác giả: Dan Nosowitz.
Người dịch: Đáo.
Nguồn: 99u


Cùng tác giả

#Tag

history Kiến thức lịch sử bút chì pencil

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Ký tự pháp đầu thế kỷ 20 - Từ Kiến tạo Nga tới Times New Roman (Phần 2)
Ký tự pháp đầu thế kỷ 20 - Từ Kiến tạo Nga tới Times New Roman (Phần 2)
Trong phần thứ hai của bài viết về ký tự pháp đầu thế kỷ 20, ta tiếp tục xem xét di sản của trường Bauhaus thông qua các di sản…
Ký tự pháp đầu thế kỷ 20 - Từ Kiến tạo Nga tới Times New Roman (Phần 1)
Ký tự pháp đầu thế kỷ 20 - Từ Kiến tạo Nga tới Times New Roman (Phần 1)
Thiết kế đồ hoạ theo chủ nghĩa Hiện đại nói chung và ký tự pháp đầu thế kỷ 20 được đánh dấu bằng các quy tắc mới táo bạo: sự…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…