UX Designers xứng đáng là những vị anh hùng!

UX Desinger là một người hùng khi cứu vớt tinh thần cùng chất lượng của mỗi dự án. Nhưng không ai biết công việc của UX Designer là gì.

*Bài viết thể hiện quan điểm tác giả Johan Belin


Thiết kế UX là một quá trình. Và UX Designer là một vị anh hùng mới của tôi!

Trước đây tôi không biết điều này, khi chỉ toàn tìm cách để UX Designer thích ứng với quá trình làm việc.

Chúng ta có phương thức làm việc khác nhau. Chúng ta dùng các công cụ và phương pháp UX khác nhau nhưng luôn gặp sự cố, luôn là thế khi không có một UX Designer tài ba.

Vai trò rõ ràng khi thành phẩm rõ ràng

“Xin hãy mô tả sự khác nhau giữa UX và UI?”

Một Visual Designer đem đến hình ảnh. Một Sound Designer đem lại âm thanh. Một luật sư cung cấp lời khuyên và tài liệu pháp lý. Còn UX Designer thì sao?

Tôi đã tra trên mạng về “công việc của UX Designer?” và có một danh sách đầy đủ từ A-Z:

A/B Testing, Accessibility Analysis, Application Flows, Brainstorming, Competitive Audit, Content Audit, Content Strategy, Ecosystem Mapping, Features Roadmap, Focus Groups, Heuristic Analysis, Implementation, Information Architecture, Interaction Design, Metrics Analysis, Mockups, Moodboards, Online surveys, Personas, Product Research, Product Testing, Prototyping, Quantitative Survey, Scenarios, Service Blueprint, Sitemap, Sketches, Stakeholder Interviews, Storyboards, Task Analysis, UI Specification, Usability Engineering, Usability Testing, Use Cases, User Interviews, User Journeys, User Research, User Task Flows, Value Proposition, Visual Design, Wireframes

Đó là những gì mà UX Designer nói họ đang làm. Có thể không phải ai cũng làm hết những việc này, nhưng đó được xem là một phần trách nhiệm của UX Designer, ít nhất theo những tên tuổi trong ngành là vậy.

Có hai điều khiến tôi nghĩ đến khi nhìn danh sách này

  • Một: Lý do những công việc này có trong danh sách là chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Nhưng rõ ràng, đây không phải là một vai trò độc lập. Những nhiệm vụ này hoàn toàn khác nhau và cần kỹ năng, tư duy khác nhau. Thật không đơn giản để làm tốt hết tất cả việc này.
  • Hai: Danh sách việc thì nhiều nhưng chưa hết. Những nhiệm vụ liên quan đến tiếp thị, truyền thông, chăm sóc khách hàng, sáng tạo, phim ảnh/âm thanh/âm nhạc vốn chỉ là một số ít ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Nếu UX Designer phải xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến trải nghiệm người dùng, danh sách còn dài hơn.

Đây là một sự xác nhận bất lợi toàn tập. Có điều gì đó không đúng ở đây

Không cần biết vai trò của họ là gì, danh sách công việc này không thể là bảng mô tả công việc của UX Designer vì hoàn toàn bất khả thi, và nếu có, người ta cũng sẽ bị chới với trong quá trình làm việc.Vậy UX Designer thật sự làm gì?

Hãy bắt đầu từ những điều cơ bản.


Trải nghiệm người dùng là gì?

“Bạn đã có thể làm gì khác đi nếu có thời gian?”

Nhìn chung thì khó có khái niệm chính xác có thể bao hàm tất cả. Về bản chất là trải nghiệm của một cá nhân. Trong thế giới của sản phẩm và dịch vụ, khái nhiệm này sẽ cụ thể hơn. Đây là một danh sách gồm những định nghĩa:

Phần lớn định nghĩa nói về “trải nghiệm người dùng” cụ thể, như thể là có “trải nghiệm toàn bộ” “tổng quát” “trải nghiệm toàn cầu”, nhưng nói vậy rất dễ nhầm lẫn. Như chúng ta biết, trải nghiệm người dùng bao gồm nhiều ấn tượng khôn ngoan, trên thang điểm từ tệ đến tuyệt vời.

Một trải nghiệm người dùng không tốt có thể do trang web tải chậm, do nhận xét của bạn bè “cái đó làm bạn béo”, do đắt đỏ. Nhiều lý do ở nhiều cấp độ. Chúng ta cần một định nghĩa thể hiện sự phức tạp này. Hoàn toàn bất ngờ, định nghĩa trải nghiệm người dùng yêu thích của tôi đến từ tiêu chuẩn ISO, đó là:

“Sự nhận thức và phản ứng của người dùng
là kết quả từ việc sử dụng (đã được định trước)
của sản phẩm, hệ thống hoặc dịch vụ”

Hãy tìm hiểu sâu thêm một chút.

Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì?

“Bạn có thể ước lượng hiện nay ở Mỹ có bao nhiêu đèn giao thông không?”

Kết quả tìm kiếm cho câu hỏi trên dẫn đến những đáp án bất khả thi, không có ích gì vì vậy hãy xem chúng ta có thể tìm được gì. Nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa ISO về trải nghiệm người dùng, hãy xem chúng ta hiểu Thiết kế là gì.

Theo Oxford có nghĩa là:

Một kế hoạch và bản vẽ để thể hiện hình dáng,
chức năng hoặc cách hoạt động của tòa nhà,
trang phục và các vật dụng khác trước khi nó được làm ra.

Dựa theo hai định nghĩa trên, Thiết kế trải nghiệm người dùng là:

Một kế hoạch về cách tạo ra một
trải nghiệm tuyệt vời dành cho người dùng.

Nghe hay không? Hay.

Hợp lý không? Không hẳn.

Không có một kế hoạch nào có thể giải quyết các vấn đề nêu trên: Tải nhanh hơn, thiết kế đẹp hơn, giá thấp hơn, truyền tải nhanh hơn. Đó đều liên quan đến các bộ phận vận hành khác nhau của công ty, và là kết quả của nhiều quá trình độc lập: Thiết kế hệ thống, Thiết kế sản phẩm, Thiết kế sản xuất, Logistic Design.

Chúng ta có trải nghiệm người dùng không tốt nhưng không thể đổ lỗi cho thiết kế trải nghiệm người dùng.


Một thử nghiệm tư duy



“Sản phẩm hoặc dịch vụ yêu thích của bạn là gì? Tại sao?”

Đây có thể là một cuộc đối thoại ở tương lai:

– “Người thiết kế trải nghiệm người dùng đem đến điều gì?”
– “Thiết kế trải nghiệm người dùng.”
– “Nhưng đó là gì?”
– “Một kế hoạch về cách tạo ra một
trải nghiệm tuyệt vời dành cho người dùng.”

Hãy cho rằng đó có thể là kế hoạch. Nhưng điều đó có nghĩa là gì với trách nhiệm hiện nay của UX Designer?

Tôi sẽ bắt đầu gạch bỏ các nhiệm vụ trong danh sách vốn là rắc rối của người khác và hãy xem danh sách trên còn lại gì.

Xin hãy lưu ý rằng danh sách dài ở trên bao gồm nhiều phương pháp, dụng cụ UX hữu ích quan trọng. Tôi không quan tâm là chúng có được làm mà không. Điều tôi quan tâm là UX Designer có phải làm hết hay không.

Thiết kế UX không phải thiết kế hình ảnh

Khi tôi đọc nhiều bài viết về thiết kế UX, có vẻ như người viết nhầm lẫn thiết kế UX với thiết kế hình ảnh hoặc thậm chí thiết kế UI (tạm dịch: thiết kế giao diện người dùng). Ngay cả thiết kế mà không có yêu cầu cụ thể thường được xem là thiết kế hình ảnh.

Tốn quá nhiều thời gian cho hình ảnh có nghĩa là bỏ bê phần các phần còn lại chủ yếu là trải nghiệm người dùng. Để chắc chắn, hãy tiếp tục vẽ nguệch ngoạc khi có thể, nhưng để lại các moodboard, storyboard, bản phác thảo, wireframe cho Visual Designer.

Đó sẽ là công việc của họ!

Thiết kế UX không phải phát triển sản phẩm

Có nhiều nhà phát triển sản phẩm dùng cả đời để thành thạo lập trình, và việc đó hoàn toàn nằm ngoài giới hạn của UX Designer.

Thiết kế UX không liên quan đến xác định mục tiêu kinh doanh

Thiết kế UX ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp và giúp xác định mục tiêu kinh doanh, nhưng nhiệm vụ cụ thể nên được giao cho một người có kiến thức chuyên sâu. Vì thế hãy để công việc phân tích đối thủ và định vị giá trị thương hiệu cho người khác thực hiện.

Prototype còn không phải là một công việc

“Bạn sử dụng công cụ nào?”

Có phải prototype (tạm dịch: nguyên mẫu thử nghiệm) ‘chén thánh’ của UX?? Vì thử nghiệm là một phần quan trọng trong phương pháp UX và prototype cho phép thử nghiệm theo cách lặp lại.

Prototype được xây dựng để kiểm tra một việc gì đó cụ thể: khả năng sử dụng của một giao diện người dùng, sự vừa vặn của một chiếc áo len, cảm giác của một chiếc thìa. Đối với mỗi trường hợp thử nghiệm có một chuyên gia sẵn sàng dựng prototype, có thể là một nhà nhà thiết kế tương tác, một thợ may, một kỹ thuật viên…?

Tùy thuộc vào nền tảng của UX Designer, họ có thể rất giàu kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực cụ thể. Nếu họ có thể dựng prototype thì có nên không? Trong một công ty nhỏ, có lẽ là nên. Trong một tập thể lớn hơn với các chuyên gia có kinh nghiệm chính xác ở lĩnh vực cần phải kiểm tra, rất có thể là không. UX Designer nên là chuyên gia về thiết kế trải nghiệm người dùng chứ không phải phải ai khác. Vì vậy, prototype không còn cần thiết nữa.

Thiết kế UX không phải thiết kế tương tác

Thiết kế tương tác là một chức vụ khác mà không được hiểu tường tận. Dù sao đi nữa, đây là người nhận những việc sau trong danh sách trên:

Application Flows, Information Architecture, Scenarios, Service Blueprint, Sitemap, Task Analysis, UI Specification, Use Cases, User Journeys, User Task Flows.

Tất cả các nhiệm vụ này là về cách người dùng tương tác với bất kỳ thứ gì chúng ta thiết kế và các phản hồi tương ứng. Nó phải là một phần của Thiết kế tương tác.

Danh sách nhiệm vụ của UX Designer ngày một ngắn hơn.

Có sự khác biệt rất lớn giữa nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu chuyên sâu

Tất cả các designer đều thực hiện nghiên cứu liên quan đến nhiệm vụ được giao, để tham khảo hoặc tìm cảm hứng. Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều không cụ thể mà chỉ chung chung. Nó liên quan đến nhiều nhiệm vụ, một số ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, một số gián tiếp hoặc không hoàn toàn:

Accessibility Analysis, Competitive Audit, Content Audit, Focus Groups, Heuristic Analysis, Metrics Analysis, Online surveys, Personas, Product Research, Quantitative Survey, Scenarios, Stakeholder Interviews, Task Analysis, Use Cases, User Interviews, User Research, Value Proposition.

Nếu nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến một số nhiệm vụ và khuôn khổ thì nên được thực hiện bởi một chuyên viên nghiên cứu nói chung. Điều này rất có thể dẫn đến những dẫn chứng mà sẽ khơi ra các nghiên cứu khác về các ngành có liên quan, nhưng đó là một câu chuyện khác.

Vì vậy, hãy bỏ nghiên cứu ra khỏi danh sách.

Designer không thực hiện kiểm tra thử nghiệm

“Hãy cho chúng tôi biết một chút về cách bạn thực hiện kiểm tra người dùng!”

Designer không nên làm thử nghiệm. Nhưng UX Designer là gì khi không làm thử nghiệm? Hạnh phúc hơn?

Nếu bạn hoàn thành xong một thiết kế, bạn hi vọng đó sẽ là sản phẩm tốt nhất! Điều đó lại không hợp chuẩn với người làm thử nghiệm. Sao bạn có thể nghĩ ‘đứa con’ của mình không tốt được chứ?

Điều này đúng cho tất cả các kiểu designer. Không có cách nào để bạn có thể thấy kết quả một cách khách quan, vì bạn ít nhiều bị mù quáng với lỗi của chính mình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả cách bạn thiết kế các bài thử nghiệm và đánh giá kết quả.Vì vậy, nếu UX Designer là một designer (như chức danh gợi ý) thì người khác phải thực hiện việc kiểm tra thiết kế của họ. Phải là người phụ thuộc vào sản phẩm cần thiết kế.

Vậy còn lại gì? Không còn gì nhiều

Giờ sao?


Thiết kế UX là thiết kế một quy trình

Tôi đã loại bỏ mọi trách nhiệm liên quan đến chức vụ UX Designer. Tôi đã không loại bỏ chúng, chỉ phân bổ chúng cho một chức vụ khác tôi nghĩ là thích hợp hơn. Vậy UX Designer nên dành tất cả thời gian rảnh này như thế nào?

Trong khi viết bài này, tôi đã đọc bài viết tuyệt vời này về phương pháp xử lý UX của Ian Armstrong. Cuối cùng anh viết như thế này về UX:

Một UX Designer là một nhà lãnh đạo,
một nhà truyền giáo quy trình,
một người tạo ra chiều sâu tầm nhìn,
một người cung cấp ngữ cảnh
và một máy tính sáng tạo.
Thiết kế UX, như tôi đã nói, không thực sự
có bất kỳ sản phẩm nào khác ngoài giá trị.
Nó đã bao gồm hàng chục chức danh công việc
mà có hàng trăm sản phẩm được đưa ra.

Hầu hết chúng ta không thực sự là UX Designer
trừ khi chúng ta lãnh đạo
một nhóm trong lĩnh vực thiết kế UX.

Tôi chưa bao giờ nghe về định nghĩa thiết kế UX trước đây. Chức vụ mà anh ấy mô tả (hoặc ít nhất là cách tôi giải thích nó) là những gì tôi đã làm với tư cách là người làm sáng tạo, không phải vì đó là một phần tự nhiên trong nhiệm vụ của tôi, mà là tôi chưa thấy có giải pháp nào khác. Nhưng đó là vậy, UX Designer là nhà thiết kế trải nghiệm người dùng! Vị anh hùng mới của tôi!

Một công việc đưa ra thành phẩm cụ thể

Như ở trên đã viết, thiết kế trải nghiệm người dùng có thể được định nghĩa là

Một kế hoạch về cách tạo ra một
trải nghiệm tuyệt vời dành cho người dùng
.

Kế hoạch xác định chức vụ và sản phẩm, quy trình và yêu cầu cho phép trải nghiệm người dùng tuyệt vời được hình thành. Nó có thể bao gồm bất kỳ hay tất cả các nhiệm vụ trong danh sách ở trên, nhưng bây giờ được giao cho các chuyên gia trong từng lĩnh vực. UX Designer tạo ra và tinh chỉnh kế hoạch này, dẫn dắt công việc từ góc nhìn UX.

Trong bài viết, Ian mô tả Thiết kế theo dõi kép là một phần của kế hoạch cho phép họ cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Đối với các sản phẩm/dịch vụ/ngành khác, quy trình sẽ khác nhau và phải như vậy.

UX không chỉ là tiện ích, khả năng sử dụng, hiệu quả. Hãy nghĩ đến một bộ phim tuyệt vời, chất lượng trong thực thi, nghệ thuật kể chuyện, tác động cảm xúc, đó cũng là UX. Ý tưởng một người cống hiến công sức cho cả quá trình để đạt được tiềm năng UX thực sự của một dự án thực sự thú vị!


Lời cuối cùng

Có lẽ những lời này vô nghĩa với mọi người, nhưng đối với tôi, nó đã giải quyết được một vấn đề cơ bản trong cách lập nhóm. Thiết kế trải nghiệm người dùng như được định nghĩa ở trên sẽ hợp lý trong quy trình làm việc của chúng tôi và giúp tôi tránh khỏi các việc không phải là nhiệm vụ của mình.

Vấn đề duy nhất bây giờ là tôi vẫn không thể nói về thiết kế UX vì mọi người đều có cách giải thích riêng của họ. Có lẽ nó nên được gọi là cái gì khác. Giám đốc UX?

Có lẽ đó là một nỗi băn khoăn khác nữa.


Người dịch: Long Hwarang
Nguồn: Medium.com
Ảnh bìa: Dribble.com

Cùng tác giả

#Tag

agile công việc ux design thinking lĩnh vực ux thiết kế ux user experience user experience design ux ux design ux là gì ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…