Cách tiến hành Design thinking, UX, HCD hay các dự án sáng tạo từ con số không

Note:
Design thinking: tư duy thiết kế
UX: trải nghiệm người dùng
HCD: thiết kế vị nhân sinh

Bài viết này nhằm cung cấp cho các designer, những người sáng tạo hay thậm chí là những nhà quản lí dự án – một công cụ để thiết lập, định hình, tổ chức, cấu trúc, vận hành và quản lí những vấn đề trong thiết kế, và một phiên bản nâng cấp Quy trình sáng tạo The Double Diamond.

Cải tiến Quy trình sáng tạo – The Double Diamond

Với mục tiêu như vậy, tôi đã nảy ra một sáng kiến tạo ra phiên bản nâng cấp của Double Diamond. Trong trường hợp bạn đã hiểu rõ về Quy trình sáng tạo Double Diamond của Hội đồng thiết kế Anh Quốc, hay Hệ tư tưởng thiết kế vị nhân sinh (HCD ideology) của IDEO hoặc phương pháp Tư duy thiết kế của trường Stanford, thì bạn hẳn đã nắm rõ phần lớn các cách tiếp cận, các bước và những công cụ để theo dõi tiếp những phần còn lại trong bài viết này.

Quy trình sáng tạo The Double Diamond của Hội đồng thiết kế

Hệ tư tưởng thiết kế vị nhân sinh của IDEO

Phương pháp Tư duy thiết kế của trường Stanford

Thấu hiểu con người

Theo như Don Norman, quá trình Thiết kế vị nhân sinh bắt đầu từ việc hiểu rõ tâm lí con người và những vấn đề mà công việc thiết kế có thể sẽ gặp phải. Nhiều công ty, tổ chức và cơ sở giáo dục đã thừa nhận những vấn đề này và do đó, đã đưa ra những hình mẫu để quy định cấu trúc của quá trình Thiết kế vị nhân sinh hoặc Tư duy thiết kế.

Món thịt hầm cay và Quy trình sáng tạo Double Diamond

Khi bạn nấu món thịt hầm cay lần đầu tiên, bạn có thể bắt đầu với một công thức nấu ăn – trông có vẻ thật hấp dẫn đối với bạn. Cho đến khi bạn đã “đốt cháy” cái lưỡi của bạn một vài lần, hoặc bạn sẽ giảm đi độ cay của món ăn, hoặc bạn thậm chí tăng thêm độ cay như thể bạn quá phát cuồng vì nó. Nói chung, bạn đã cải biên bản gốc của công thức nấu ăn theo nhu cầu và khẩu vị của chính bạn.

“… Cải biên bản gốc thành nhu cầu và khẩu vị của chính bạn…”

Đó cũng chính là những thứ mà tôi đã áp dụng vào việc thiết kế trong suốt tháng vừa qua, cố gắng để thông thạo Thiết kế về trải nghiệm kĩ thuật số(Digital Experience Design) tại công ty Hyper Island.

Từ xuất phát điểm ban đầu, tôi đang áp dụng Quy trình sáng tạo Double Diamond, phiên bản gốc được ban hành bởi Hội đồng thiết kế Anh Quốc. Tôi rất thích kết cấu của phiên bản này, rõ ràng và linh hoạt.

Điểm xuất phát và những yếu tố cơ bản

Câu hỏi then chốt trong bất kì một dự án thiết kế hay sáng tạo nào, là làm thế nào để đi từ điểm A – “không biết” hoặc “có thể được” – tới điểm B – “biết” hoặc “nên được”. Quá trình này dường như là có giới hạn và khá đơn giản ngay từ những cảm nhận đầu tiên.

Trên thực tế, sẽ không thể kết thúc hoàn toàn một tiến trình sáng tạo. Vì sự sáng tạo là một chuỗi những hành vi tiếp nối nhau theo những cách mới, tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của chúng ta (Hyper Island, 2016).

“… Sáng tạo là một chuỗi những hành vi tiếp nối nhau theo những cách mới, tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của chúng ta (Hyper Island, 2016)”

Quy trình sáng tạo Double Diamond, được thiết kế nhằm tiếp cận và giải quyết các vấn đề, theo 4 bước sau:

Khám phá/Tìm kiếm – đưa ra cái nhìn đa chiều về vấn đề (phân tách)
Định hình/Tổng hợp – những khía cạnh cần phải ưu tiên hướng đến (tổng hợp)
Phát triển/Thiết lập ý tưởng – đưa ra những giải pháp có tiềm năng (phân tách)
Chuyển giao/Thực thi – các đề xuất được thực thi (tổng hợp)

Các bước trong quy trình này, hoặc là phân tách, hoặc là tổng hợp. Trong các bước phân tách, bạn sẽ cố gắng để cởi mở hết sức có thể mà không giới hạn bản thân. Trong khi đó, các bước tổng hợp sẽ tập trung vào việc giới hạn và thu hẹp lại những ý kiến và phát hiện của bạn.

Nếu bạn tra google về Quy trình sáng tạo Double Diamond, bạn sẽ bị ràng buộc trong việc phải tìm ra những diễn giải và từ ngữ khác nhau. Tôi sắp sửa mang đến cho bạn một phiên bản hiệu quả hơn thế, với tôi, phiên bản này có hệ từ linh hoạt và dễ dàng ứng dụng một cách nhanh chóng. Hay theo một cách diễn đạt khác, đây là công thức hấp dẫn nhất đối với tôi.

4 bước của Double Diamond có thể được tối giản hóa và gộp chung thành 2 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1 – Làm đúng việc (Diamond 1 – Khám phá và Định hình)
Dù bạn làm bất kì thứ gì, bạn nên tìm kiếm và xác định đúng vấn đề cần giải quyết, hoặc đề xuất ra những câu hỏi đúng đắn trước khi thực hiện.

Giai đoạn 2 – Làm việc đúng (Diamond 2 — Thiết lập và chuyển giao)
Cho đến khi bạn tìm ra được đúng câu hỏi để trả lời hoặc đúng vấn đề để giải quyết, bạn sẽ muốn chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng. Đó là tất cả những điều mà bạn phải làm.


Những dòng dưới đây sẽ chỉ rõ hơn cho bạn từng giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn 1- Làm đúng việc (Diamond 1 – Khám phá và Định hình)

Giai đoạn này sẽ chia thành 2 phần nhỏ – Tìm kiếm/ Khám phá và Định hình/Tổng hợp.

Tìm kiếm/ Khám phá

  1. Phân tích bản mô tả (thường sẽ bắt đầu với những yêu cầu đặt ra) – cố gắng đặt ra câu hỏi cho bản mô tả hoặc những thắc mắc ban đầu của bạn, bằng việc phân tích và đánh giá theo từng phần của bản mô tả.

Liệt kê nhiều nhất có thể những nhân tố mà bạn có thể nghĩ ra, tìm những nét đặc trưng riêng, định hình những điểm thu hút và khác biệt, liệt kê địa điểm, cá tính nhân vật, và những trải nghiệm có liên quan đến và có thể được khám phá.

2. Trước khi bạn bắt tay vào việc nghiên cứu, hãy tập hợp những phát hiện của bạn thành một topic để có được một cái nhìn tổng thể, và bạn có thể thu hẹp lại những mục chính mà bạn muốn nghiên cứu.

3. Đi sâu vào nghiên cứu. Ứng dụng các phương pháp nghiên cứu.

Khi hoàn tất giai đoạn này, kết quả được mong chờ sẽ là, bạn sở hữu một vài kết quả nghiên cứu phi cấu trúc.

Định hình/ Tổng hợp

Để hợp lý hóa những phát hiện của bạn, bạn sẽ muốn tổng hợp lại những nghiên cứu theo các bước dưới đây:

  1. Thu thập lại (tổng hợp những kết luận ban đầu của bạn và chia sẻ với team) tất cả nghiên cứu của bạn.
  2. Phân thành cụm theo từng chủ đề.
  3. Nghiên cứu chuyên sâu (những yếu tố còn đang tiềm ẩn về hành vi khách hàng, nhu cầu, mong muốn hoặc sự không hài lòng về một yếu tố cụ thể)
    Từ đó, hình thành nên những vùng cơ hội ( một cách diễn đạt về việc khoanh vùng những việc cần làm)
  4. Đề ra các câu hỏi HMW (dạng câu hỏi “chúng ta có nên…” nhằm đưa ra một cách hữu hình, những điều cần được làm hay giải quyết, trong giới hạn những việc cần làm).

Khi hoàn tất giai đoạn này, kết quả được mong chờ sẽ là, bạn đề xuất ra một bản mô tả hoàn chỉnh hơn (những mô tả cuối cùng, câu hỏi HMW) với những mô tả thật rõ ràng hoặc chi tiết về những thử thách của bản mô tả, hay thậm chí là những yếu tố mâu thuẫn với chính nó.

Giai đoạn 2 – Làm việc đúng (Diamond 2 – Phát triển và Thực thi)

Giai đoạn này sẽ chia thành hai phần nhỏ Phát triển/Thiết lập ý tưởng và Thực thi/Tiến hành

Phát triển/Thiết lập ý tưởng

Bạn đã suy luận và đề ra được những câu hỏi then chốt, hoặc những thách thức mà bạn phải đối mặt, và bạn bắt đầu thiết lập những ý tưởng.

  1. Thiết lập ý tưởng

Đây là một bước khá thú vị và nằm trong phần phân tách. Bạn nên ngưng lại việc giới hạn bản thân, và hãy tiếp cận với những ý kiến mới với một thái độ thật cởi mở. Và đừng đánh giá bất kì ý kiến nào. Nên đóng góp ý kiến bằng cách “Đồng ý, và…”, điều này sẽ tốt hơn là việc bạn phủ định ý kiến theo cách “không,…” hoặc “Đồng ý, nhưng mà…”. Hãy cứ để mọi thứ diễn ra trong giai đoạn này, và xây dựng nên bức tranh tổng thể dựa trên ý kiến của mọi người. Có hàng tấn những công cụ và phương pháp sáng tạo mà tôi sẽ không liệt kê cụ thể ở đây.

2. Đánh giá

Cuối cùng, hãy đánh giá những ý kiến của bạn và chọn ra cái mà bạn hứng thú nhất. Hai công cụ sẽ cần thiết vào lúc này là bỏ phiếu (mỗi thành viên trong nhóm bầu chọn cho ý kiến mà mình hứng thú) hoặc sử dụng ma trận khả thi (một ma trận sắp xếp tính khả thi của các ý tưởng theo một mức độ cụ thể, để nhìn ra được tiềm năng của chúng).

Kết quả được mong chờ sẽ là, bạn chọn ra được một hoặc một vài ý tưởng để làm mẫu và thử nghiệm, để tìm ra được câu trả lời hoặc cách giải quyết hoàn hảo nhất cho những vấn đề đặt ra tại xuất phát điểm ban đầu.

Thực thi/Tiến hành

Khi bạn đã đề ra được những giải pháp khả thi (từ những ý tưởng chọn lọc), bạn sẽ muốn đánh giá phương án cuối cùng và cách mà nó cần được tiến hành. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng một cách tiếp cận nhanh chóng gồm 3 bước sau:

  1. Xây dựng/Đưa ra hình mẫu
  2. Kiểm tra/Phân tích
  3. Lặp lại

Mục tiêu là đưa ra MVPs —  những hình mẫu tối giản, nhằm đưa ra một cách hữu hình, những câu trả lời cho câu hỏi ban đầu, hoặc cách giải quyết vấn đề tại xuất phất điểm.

Kết quả được mong chờ sẽ là, bạn sẽ đưa ra được kiến nghị cuối cùng, sản phẩm, câu trả lời hoặc phương án giải quyết tối ưu.

Khi hoàn thành giai đoạn này, bạn có thể quay trở lại điểm xuất phát và lặp lại toàn bộ quá trình theo một vòng lặp, bởi vì luôn có những thứ cần phải được cải tiến. Hãy nhớ rằng: Sáng tạo là một chuỗi những hành vi tiếp nối nhau theo một hướng mới để làm ra những sự khác biệt cho cuộc sống của chúng ta (Hyper Island, 2016).

1 điều nữa…đợi đã… 2, 3 điều nữa

Bài viết này sẽ không hướng dẫn bạn cách đưa ra kết luận cuối cùng, và sẽ không nhìn nhận rằng đây là phương pháp duy nhất hoặc chỉ có duy nhất phương pháp này mới có thể áp dụng vào các dự án sáng tạo.

Bản nâng cấp Quy trình sáng tạo Double Diamond chỉ là một cách tiếp cận theo cá nhân của tôi. Và nó có nghĩa là không phải chỉ có một và duy nhất một phiên bản. Nó ở đây để được thử thách, để được thắc mắc và vòng lặp này cứ lặp lại như thế.

Dựa trên vai trò của bạn và dự án mà bạn tham gia, mà quy mô của từng giai đoạn sẽ khác nhau. Có nghĩa là sẽ có nhiều thách thức sáng tạo, mà bạn cần ưu tiên vào điểm trọng tâm duy nhất hoặc nhấn mạnh vào từng phần trong Double Diamond. Và hơn thế, phương pháp này không chỉ là một đường thẳng, bạn cần phải chuẩn bị để có thể nhanh chóng vòng lại bất cứ lúc nào.

Bài viết này tập trung vào cấu trúc tổng thể của Quy trình, hơn là những công cụ cá nhân hay cách để có thể ứng dụng Quy trình này vào các dự án sáng tạo.

Cuối cùng, đó là một dạng khuôn mẫu mà bất kì ai cũng có thể hoặc không thể áp dụng. Nó đã giúp đỡ tôi và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thiết kế.

Sẽ có một số điểm khiến bạn thấy như mình đang mắc kẹt trong sương mù, và bạn có thể sẽ cảm thấy lạc hướng. Đó là chuyện bình thường, hãy đương đầu, với đủ niềm tin vào phương pháp này.

Nguồn: Medium

Dịch giả Thụy Vi

Cùng tác giả

#Tag

creative process design thinking Digital experience design hcd Hướng dẫn Kiến thức ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Hai năm gần đây có lẽ là những năm đầy biến động khi dịch Covid-19 bùng phát và công việc của chúng ta không ngừng gián đoạn. Điều này cũng…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
 “Tôi nghĩ rằng vai trò của một giám đốc sáng tạo, một người giám đốc là tổ chức, sắp xếp nhiều con người để họ trở nên thông minh và…