Ai là chủ nhân thật sự của Internet?

Ảnh bìa bởi Redd AngeloUnsplash

Sáu viễn cảnh về “net neutrality” (tạm dịch là “tính bình đẳng trên internet”)

Tuần này (Bài viết vào 13/12/2017), Uỷ ban Truyền thông Liên bang sẽ tổ chức bỏ phiếu về tương lai của tính bình đẳng trên internet. Dù bạn có đang quan tâm đến chính trị hay không, hay đang đọc lướt qua tiêu đề, hay đang gặp khó khăn trong việc giải mã các chữ viết tắt, thì quyết định này sẽ ảnh hưởng tới những gì chúng ta có thể làm online (và thậm chí là ai có thể làm điều đó). Vì Internet là nền tảng mở và miễn phí ngay từ những ngày đầu thành lập, vì vậy nó dễ đánh mất theo tầm ảnh hưởng của cuộc bình chọn này.

Thực tế, Internet là một thứ mỏng manh dễ vỡ. Những không gian mở, điên rồ, kỳ dị nơi mà con người ta trao đổi với nhau những câu chuyện và những bí mật đời tư, kiến tạo các dự án kĩ thuật số, trò chuyện một cách dữ dội và thoải mái với những con người cách nhau bảy múi giờ – chuyện hiếm thấy. Con người xây dựng nên Internet, con người giữ vững chúng, và ngay bây giờ, con người đang cố gắng kiềm hãm chúng. Nếu kết quả cuộc bỏ phiếu của tuần này là KHÔNG THÔNG QUA “NET NEUTRALITY” – điều mà trông có vẻ khả năng xảy ra ngày càng cao – thì những người giữ quyền truy cập thông tin Internet sẽ kiểm soát quyền truy cập kỹ càng hơn bao giờ hết.

Bởi vì chúng ta sống và hít thở trên Internet, cười và khóc trên Internet, kết nối với những con người hữu hình làm thay đổi cuộc sống của chúng ta trên Internet, chúng tôi quyết định tổng hợp những viễn cảnh ngay tại thời điểm này. Tại sao nó quan trọng, làm cách nào để chúng ta hiểu được chúng, và tương lai đang nắm giữ thứ gì. Sau đây là một số bài viết sâu sắc nhất được tìm thấy trên Medium để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về trận chiến giữ vững Internet tự do và miễn phí.

“Hành động ngay để cứu lấy một thế giới Internet mà ta biết” – Tim Berners – Lee
Nhà sáng lập Mạng lưới thông tin toàn cầu phản ánh những gì chúng ta đã làm được và những gì chúng ta phải làm tiếp.

Vào năm 1989, Tim Berners-Lee đã phát minh ra mạng lưới thông tin toàn cầu. Hiện tại, anh ấy đang phải bảo vệ nó. Berners-Lee nhấn mạnh: “Tôi muốn một thế giới mạng nơi mà người tiêu dùng quyết định điều gì sẽ thành công trên trực tuyến, và đó là nơi ISPs tập trung cho việc cung cấp khả năng kết nối tốt nhất”. Nội dung và khả năng liên kết là hai mảng thị trường riêng biệt, và chúng phải duy trì sự biệt lập ấy. Hợp nhất sẽ gây rủi ro nguy cơ cản trở sự đổi mới, tự do biểu đạt ý nghĩ, và các dạng sáng tạo mà chỉ có thể phát triển mạnh trên trực tuyến.

“Sự bình đẳng hệ thống mạng” – Lessig
Giáo sư ngành luật Lawrence Lessig phân tích sự liên kết giữa “thế giới mạng chúng ta muốn” và “nền dân chủ chúng ta nên có.”

“Điều đang diễn ra không chỉ về tính bình đẳng Internet”, giáo sư ngành luật Lawrence Lesig cho hay,”mà còn về sự thành lập nền dân chủ của chúng ta. Theo chân lịch sử của khái niệm từ nguồn gốc của nó ở một mặt nào đó (một trong những học sinh của ông ấy, Tim Wu, đã đặt ra thuật ngữ “Bình đẳng mạng”), Lessig nhìn nhận thấy sự giảm sút của các quy định thời Obama là một dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn: một nền dân chủ không phục vụ người dân.”

“Hơn một triệu sự đồng ý bãi bỏ tình bình đẳng Internet có khả năng là giả” – Jeff Kao

Thông qua sự phân tích thống kê và chu trình xử lý ngôn từ, nhà khoa học dữ liệu Jeff Kao cho thấy hàng triệu ý kiến đồng ý huỷ bỏ gửi đến FCC là giả. Theo phân tích của ông Kao, các bình luận cơ bản của công chúng đều một mực đồng ý lưu giữ các quy định hiện hành. Báo cáo dẫn đến câu hỏi về tính chính thống của quá trình bình luận của FCC, và nền tảng cho ý định đẩy lùi các quy định của chủ tịch Pai.

“Tính bình đẳng Internet: một lịch sử của những điều luật vận tải trong những năm 1884 – 2018” – Tyler Eliiot Bettilyon

Trong phần một của một chuỗi bài gồm năm phần về tính bình đẳng Internet, nhà khoa học máy tính Tyler Elliot Bettilyon đã mang chúng ta trở lại với chính sách kinh tế mới của FDR. Betetilyon đã kết hợp lịch sử của các điều luật vận tải – luật mà đã điều khiển tất cả mọi thứ từ dịch vụ vận chuyển đến đường dây điện thoại – Bettilyon kêu gọi chiến đấu nhằm có một thế giới mạng miễn phí và rộng mở.

“Tính bình đẳng mang: là hiện thực” – E Prince
Vào ngày 14 tháng 12, FCC sẽ bỏ phiếu cho sự thay đổi của mạng lưới như chúng ta biết. Nhưng hệ thống mạng mở đã bị huỷ diệt chưa?

Nhà tâm lý học xã hội E Price thẩm vấn ý kiến cho rằng thế giới mạng mà chúng ta đã phát triển để yêu thích nó thì thực sự “miễn phí và mở” như chúng ta nghĩ. “Các hoạt động của Internet thì vô cùng tập trung”, Erika viết, “và các trang truyền thông mạng xã hội lớn là câu trả lời hiện nay cho những mạng lưới truyền hình Big Three TV của một vài thập kỷ trước. Internet gần với cáp quang hơn chúng ta nghĩ, và nó (có thể) đang ngày càng tiến gần hơn.”

“Tại sao Internet nên là một dịch vụ công cộng?” – Umair Haque
Khi bàn tay vô hình trở nên quan trọng nhất

Tại sao Internet nên là một dịch vụ công cộng? Nhà kinh tế học Umair Haque vạch trần cuộc tranh cãi “cạnh tranh sẽ dẫn tới việc hạ giá” chống lại sự điểu khiển Internet và tạo thành một hoàn cảnh bắt buộc cho lý do tại sao phải hoạt động trực tuyến, “giống như nước, năng lượng và đi vệ sinh”, đó là một quyền thiết yếu. “Nó làm tăng chất lượng cuộc sống, tốt nhất và chính xác nhất khi chúng ta đều có quyền truy cập Internet một cách tự do và bình đẳng.”

nguồn: Medium

 

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá internet net neutrality

iDesign Must-try

Hành trình ‘The Mitchells vs the Machines’ trở thành bộ phim đại diện hay nhất cho thế hệ Internet
Hành trình ‘The Mitchells vs the Machines’ trở thành bộ phim đại diện hay nhất cho thế hệ Internet
Internet vừa tuyệt vời nhưng cùng lúc cũng có thể xấu xa. The Mitchells vs the Machines khắc họa câu chuyện đó cùng phần thị giác vô cùng bùng nổ…
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
"Sống theo cái mà mình cảm nhận là hạnh phúc, khi cảm nhận được thì mình sẽ tôn trọng nó."
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 1)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 1)
"Người làm về văn hóa muốn tồn tại thì cần có thời gian, niềm tin, tính kiên nhẫn và quan trọng là sự ủng hộ từ cộng đồng thiết kế."
Bộ tham mưu của Pixar và tầm quan trọng của văn hóa sáng tạo
Bộ tham mưu của Pixar và tầm quan trọng của văn hóa sáng tạo
Để tạo nên một thứ vĩ đại, bạn phải hòa mình vào chính nó, trong cả cuộc sống và nhịp thở. Mục tiêu của Bộ tham mưu là mở rộng…
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.
Những điều tôi học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.1)
Những điều tôi học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.1)
Dưới đây là một danh sách dài những bài học trong chuyến hành trình "nhà thiết kế Google" của tôi.