Những điều tôi học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.1)

Bài viết bởi Hardik Pandya – nhà thiết kế từng làm việc tại Google, tác giả trên trang Medium.

Tôi gia nhập Google vào tháng 10. Việc tham gia một công ty có quy mô và tầm vóc lớn như Google là một trải nghiệm đáng tự hào. Bạn bè và đồng nghiệp cũ thường hỏi tôi rằng làm việc tại Google có gì khác với các công ty khởi nghiệp cũ?

Để trả lời câu hỏi này, tôi xin chia sẻ những bài học kinh nghiệm mà chính tôi đã rút ra được trong một vài tháng qua. Tôi cảm thấy việc chia sẻ này có thể giúp đỡ nhiều người khác trong những tình huống tương tự, và tôi cũng viết như thể lời khuyên cho chính mình, để tôi có thể đọc đi đọc lại chúng như một tài liệu tham khảo.

Cùng bắt đầu thôi (tất cả các bài học kinh nghiệm được liệt kê ngẫu nhiên nhé!)

  • Tất cả đồng nghiệp của bạn đều có những ý tưởng tuyệt vời về “trải nghiệm người dùng”, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến ​​của nhiều người nhất có thể và xem đó như một phần của quy trình thiết kế: Tham khảo ý kiến ​​của các nhà quản lý dự án, kỹ sư, nhà phát triển giao diện người dùng, các đồng nghiệp thiết kế và những người khác nữa. Điều này thường mệt mỏi nhưng bổ ích. Qua việc phác thảo các ý tưởng trên giấy với đội ngũ kỹ sư, tôi có thể thu hẹp các ý tưởng xuống chỉ còn 1 hoặc 2 ý khả quan nhất, tiết kiệm thời gian và công sức. Không những vậy, việc này còn giúp xây dựng mối quan hệ tuyệt vời với đội ngũ kỹ sư – những người nằm trực tiếp trong quy trình thiết kế.
  • Học cách im lặng, chăm chú lắng nghe và không chỉ lắng nghe ý kiến phản hồi: Một vài lần, tôi đã tự cứu mình trong những khoảnh khắc xấu hổ bằng cách giữ im lặng 10 giây. Sự thật là không có câu hỏi ngu ngốc nào, chỉ là bạn có đặt nó trong đúng thời điểm/ngữ cảnh hay không thôi.
  • Chia sẻ công việc của bạn càng sớm càng tốt và tham khảo ý kiến của mọi người: Văn hóa thiết kế thường rất coi trọng việc chia sẻ ý tưởng. Đây cũng là một trong những bước đầu tiên của quy trình thiết kế, và bạn nên tập trung vào những chi tiết cần tham khảo thêm ý kiến từ mọi người, dĩ nhiên càng sớm càng tốt. Bạn thắc mắc tại sao mình phải làm điều này thường xuyên? Việc định hướng dự án thiết kế là cực kỳ đáng giá và cần thiết. Thông qua việc chia sẻ thường xuyên, bạn sẽ kiểm tra công việc tốt hơn, việc này cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Cố gắng nói không với cam kết (cũng có nghĩa là đừng hứa hẹn bất cứ điều gì): Chúng ta đều biết điều này nhưng nói thì dễ mà làm thì khó. Hầu hết ác cảm của dân designer khi đối mặt với những ý kiến phê bình đều xuất phát từ nỗ lực thay đổi diện rộng quy mô thiết kế trước các giai đoạn của một dự án. Một cách của Sunk Cost Fallacy để phá vỡ cái bẫy này là thiết lập một hệ thống thiết kế dễ sử dụng, giúp bạn có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và nhanh chóng – với tôi đây là một mẫu Sketch với một bộ sưu tập các biểu tượng lồng vào nhau (chỉ bỏ một ít công sức nhưng thu được kết quả nhanh chóng). Khi bạn cố gắng để duy trì mối bận tâm với vấn đề bằng cách không tìm kiếm giải pháp nhanh nhất và hợp lý nhất, bạn sẽ thu được kết quả đáng gờm hơn.
  • Đừng nói thay cho người khác: Nếu một cuộc thảo luận không có tiếng nói chung, hãy đặt mình vào vai trò của người khác. Không được thay mặt người khác để đưa ra ý kiến.
  • Sẵn sàng để nói ‘Tôi không biết câu trả lời nhưng tôi sẽ tìm hiểu thêm” hoặc ‘Tôi không biết liệu đây có phải là một giải pháp đúng hay không nhưng chúng ta nên thử nghiệm”: Bạn không được trả tiền để có tất cả các câu trả lời mà bạn được trả tiền để tìm ra chúng.
  • Đừng đánh giá thấp việc hoàn thành mọi thứ: Ý tưởng thì luôn luôn bay bổng, chỉ có kết quả hữu hình tồn tại với thời gian và con người.
  • Đừng làm mọi thứ mà không đặt deadline và bàn bạc vấn đề đó trước với đội ngũ của bạn: Hãy chịu trách nhiệm và cho đồng đội thời gian phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ, nhất là khi mọi thứ đang rất gấp rút. Hãy lấy uy tín của bản thân để gây dựng lòng tin với mọi người.
  • Bạn có thể đánh giá khả năng lãnh đạo thông qua việc xử lý mâu thuẫn: Tôi đã nhận ra sự bất lực của người lãnh đạo khi không có khả năng xử lý mâu thuẫn và sự khác biệt quan điểm có thể ngăn cản tiềm năng phát triển của đội ngũ nói riêng và sản phẩm nói chung. Nếu cứ tiếp tục, nó thậm chí có thể làm giảm sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Giải quyết xung đột, hướng đến mục tiêu phát triển chung là một dấu hiệu của khả năng lãnh đạo tốt và đây cũng là một trong những nguyên lý cốt lõi trong văn hóa Google – sẵn sàng thay đổi để tốt hơn.
  • Hãy nói lên ý kiến của bạn ngay khi cần thiết (cho dù nó khó xử như thế nào đi chăng nữa): Nếu chần chừ không nêu lên ý kiến, bạn chỉ đang làm mọi việc tồi tệ hơn, và càng về sau sẽ càng khó tìm được tiếng nói chung.
  • Không có sự giúp đỡ nào là không được công nhận: Hãy giúp đỡ đồng đội, đồng nghiệp của bạn. Nhưng quan trọng hơn, hãy chủ động thông báo cho họ rằng họ có thể liên lạc với bạn khi cần sự giúp đỡ. Nhiều người né tránh việc nhờ vả người khác cho đến khi được “ra tín hiệu” và cảm thấy thoải mái khi làm việc đó.
  • Hãy nhìn xa trông rộng đến tương lai của sản phẩm và hướng đi của nó khi thiết kế: Đừng quên suy nghĩ về toàn cảnh hệ thống và bức tranh lớn hơn, đầy đủ hơn. Soi vào từng chi tiết của sản phẩm và quan tâm đến hành trình và trải nghiệm người dùng toàn diện là điểm nâng cao giá trị cho bạn với tư cách một nhà thiết kế và tối ưu hóa tầm ảnh hưởng của bạn.
  • Sếp chính là người bạn tốt nhất của bạn và nếu bạn may mắn như tôi đã có cơ hội làm việc với một người sếp tuyệt vời, thì hãy tận dụng cơ hội bằng cách tạo mối quan hệ tốt với họ: Thường xuyên hỏi phản hồi từ sếp. Tôi có thể đi tới bàn sếp, bắt chuyện, hỏi ý kiến sếp về tính năng của sản phẩm …, và sếp cũng vậy, thường bắt chuyện với tôi kiểu “Này, nếu chúng ta làm như vầy thì … “. Thật đáng giá khi bạn và sếp của bạn có mối quan hệ thân thiết, trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Nếu tôi không có cơ hội hợp tác với một người sếp tuyệt vời như vậy thì có lẽ tôi đã không được như bây giờ.
  • Ngay cả một nghiên cứu nhỏ hay những ý kiến người dùng bạn thu được khi họ dùng thử hàng mẫu đều là rất đáng trân trọng: Các kết quả nghiên cứu, báo cáo đều được gửi đến mọi người trong nhóm của bạn để phân tích. Các nhà thiết kế và nghiên cứu nhờ vào các thành viên còn lại để tìm hiểu thế giới quan người dùng thông qua việc trích xuất và chia sẻ thông tin chi tiết.
  • Trong thời gian cho phép, tất cả các bộ phận đều nên tham gia vào việc nghiên cứu: Mặc dù các nhà nghiên cứu UX là người tiến hành các nghiên cứu và chuẩn bị báo cáo, nhưng tất cả các bộ phận khác của nhóm cũng đều nên tham gia vào nghiên cứu. Là một nhà thiết kế, điều tôi có thể học được từ các nghiên cứu là hiểu về người dùng nhiều nhất có thể và hình thành các kết nối giữa tương tác thiết kế vi mô và vĩ mô, cũng như các trải nghiệm thực tế của người dùng (toàn bộ hoặc một phần hành trình). Các vấn đề thảo luận sẽ được áp dụng vào các thiết kế sau, căn cứ vào thực tế của người dùng.
  • Hãy tôn trọng người khác khi giao tiếp: Hãy tôn trọng (và lưu tâm) ý kiến ​​của người khác và để họ trình bày hết ý tưởng của họ trước khi bạn đưa ra những phản hồi.
  • Luyện tập tinh thần nghiêm túc khi tham gia cuộc họp: Nếu bạn tổ chức một cuộc họp, bạn phải điều hành cuộc họp đó. Ngay từ khi lên kế hoạch và gửi nội dung cuộc họp đến mọi người, hãy gửi các câu hỏi/các vấn đề cần thảo luận trước để mọi người có thời gian chuẩn bị. Để lại khoảng 10 phút cho các câu hỏi phát sinh đột xuất và không lường trước được. Dùng thời gian này để hỏi tất cả mọi người xem có ý nào hay/quan trọng mà mọi người chưa có cơ hội chia sẻ không. Nếu không có, kết thúc cuộc họp sớm và thông báo thời gian của buổi họp tiếp theo đến mọi người (Tôi không biết điều này có được hoan nghênh hay không).

Vẫn còn rất nhiều chia sẻ kinh nghiệm bổ ích ở phần 2, các bạn đón đọc nhé!

Tác giả: Hardik Pandya
Dịch giả: Thảo Tăng
Ảnh bìa: wdnet
Nguồn: medium

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá google kinh nghiệm nhà thiết kế personal experience personal growth

iDesign Must-try

Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Bạn có nhớ sự ồn ào về logo của Google không? Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này kể từ lần đầu tiên, bởi vì vấn đề…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Nói đến các nhà thiết kế thế kỉ 20, chúng ta biết đến những cái tên nổi tiếng như Alvar Aalto, Le Corbusier, Jean Prouvé,... mà ít người biết rằng…