5 yếu tố làm nên tính khả dụng (Usability)

Usability (tính khả dụng) là một nhân tố quan trọng trong thiết kế trải nghiệm người dùng. Theo như tiêu chuẩn của ISO 9241-11 định nghĩa Usability như sau:

Usability thể hiện mức độ của một sản phẩm có thể đáp ứng cho người dùng khi giúp họ thực hiện chính xác (effectiveness), hiệu quả (efficiency) các mục tiêu đã đề ra, kèm theo sự hài lòng (satisfaction) trong bối cảnh sử dụng cụ thể.

Như vậy có thể thấy, Usability không chỉ là giúp người dùng thực hiện các thao tác một cách đơn giản, mà nó còn phải mang đến sự hài lòng và tính thẩm mỹ khi sử dụng.

Tại sao cần phải quan tấm đến Usability?

Là bởi vì nếu cảm xúc người dùng không cảm thấy tích cực khi sử dụng sản phẩm, các thao tác sử dụng rối rắm và phức tạp, thì hầu hết người dùng sẽ tìm kiếm giải pháp thay thế ở đối thủ cạnh tranh.

Năm 2015, một nghiên cứu của Huff Industrial Marketing, KoMarketing và BuyerZone đã chỉ ra rằng 46% người dùng sẽ rời khỏi website nếu họ không hiểu được thông điệp của công ty, 44% sẽ thoát ra nếu website không cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc, và một website có thiết kế hay điều hướng (navigation) tệ sẽ mất đi 37% khách hàng. Đây là những con số thực tế nói lên vai trò trọng yếu của Usability.

5 Yếu tố quan trọng của Usability

Theo Whitney Quesenbery, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực “UX và Usability”, người sáng lập UXPA, đã chỉ ra năm yếu tố mà một sản phẩm mang tính khả dụng cần đáp ứng:

Effectiveness (Chính xác) là giúp người dùng thực hiện chuẩn xác (accuracy) các tác vụ, bằng cách giảm thiểu tối đa các sai sót không cần thiết. Ví dụ khi điền form thông tin thẻ khi thanh toán, chỉ nên cho phép người dùng nhập vào “chữ số” (number), như thế sẽ hạn chế được các sai sót khi nhập liệu.

Trong khi Effectiveness là về sự chính xác (accuracy), thì Efficiency (Hiệu quả) lại là thứ giúp người dùng thực hiện nhanh chóng (speed) các tác vụ. Một thao tác tốn bao nhiêu cú click chuột của người dùng? Có thể tinh giảm, lượt bỏ những bước rườm rà cho người dùng không? Cung cấp phím tắt (shortcuts), thiết kế các nút bấm điều hướng hiệu quả là một trong những cách giúp người dùng nhanh chóng hoàn thành công việc. Giống như tổ hợp phím ‘Ctrl+C’, ‘Ctrl+V’, ‘Ctrl+S’đã tiết kiệm được bao nhiêu thời gian cho chúng ta.

Engagement (Tương tác) là công cụ đo lường mức độ yêu thích của người dùng đối với một sản phẩm. Lúc này, tính thẩm mỹ đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên một thiết kế đẹp là chưa đủ, mà còn phải đúng.

“Engagement is not only about looking nice; it’s also about looking right.”

(Tương tác không chỉ là vì ‘nhìn chúng đẹp’, mà còn là vì ‘nhìn chúng hợp lý’)

Một ví dụ điển hình là Wikipedia. Sử dụng bố cục căn bản, typography dễ đọc, và đặc biệt là dễ tra cứu thông tin. Người đọc tò mò có thể bấm vào đường link màu xanh xuất hiện trên khắp bài viết. Giá trị cốt lõi Wikipedia nằm ở thông tin, nên tính thẩm mỹ có thể coi như vai trò phụ.

Error tolerance nghĩa là mức độ mà người dùng có thể chấp nhận các lỗi xảy ra, bởi dường như một sản phẩm có đơn giản đến đâu, thì cũng khó tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên việc chúng ta cung cấp những giải pháp giúp người dùng khắc phục những sai sót đó, sẽ mang lại trải nghiệm tích cực hơn cho người dùng.

Theo như Whitney Quesenbery, những cách thức sau đây sẽ giúp làm được điều đó:

  • Hạn chế tối đa sai sót. Đặt tên những nút bấm, link điều hướng thật rõ nghĩa, tránh sử dụng những thuật ngữ khó hiểu với số đông nếu thực sự không cần thiết. Đặt các mục thông tin liên quan cùng với nhau. Nếu có thể, giới hạn số lượng các lựa chọn, hỗ trợ và đưa ra ví dụ khi yêu cầu người dùng cung cấp thông tin.
  • Cung cấp chức năng “undo”, “reset all settings”.
  • Giả định những hành vi không ngờ tới của người dùng, và đưa ra giải pháp giúp họ giải quyết sai lầm.

Phần đông người dùng sẽ có xu hướng thường xuyên sử dụng lại một sản phẩm, nếu nó khiến họ cảm thấy dễ hiểu dễ dàng khi bắt đầu làm quen (ease of learning).

Lúc ra mắt một tính năng mới, bạn cần nên quan tấm đến yếu tố này, vì người dùng trước đó đang quen với “vùng an toàn” cũ, rất có thể sẽ cảm thấy khó chịu, bạn cần giúp họ làm quen với các thay đổi mới thật nhanh chóng và dễ dàng. Lấy ví dụ là khi Facebook chuyển sang dạng ‘Timeline’ vào năm 2012, hay đợt đổi mới giao diện gần đây đã khiến cộng đồng mạng dậy sống vì sự đổi mới quá khác thường và đột ngột.

Cách tốt nhất để sản phẩm hay tính năng không làm bỡ ngỡ người dùng, là tìm cách thiết kế tương xứng với những hiểu biết, hay còn được gọi là ‘khuôn mẫu tư duy’ (mental model) trước đó của họ. Giống như hình dạng cái nút bấm trên website hay app, sẽ tương đồng với cái nút bấm ngoài đời thực.

Bài viết và thiết kế: Đông Đông
Nguồn tham khảo: An Introduction to Usability

Cùng tác giả

#Tag

Ease of Learning effectiveness efficiency Error Tolerance Huff Industrial Marketing satisfaction usability ux design ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…