Bản tóm tắt 15 phong trào nghệ thuật và thiết kế nổi bật (Phần 2)

Một nhà thiết kế có thể lấy cảm hứng từ bất kì đâu. Đôi khi, sức ảnh hưởng, tư tưởng và phương thức tiếp cận kết hợp cùng nhau để tạo thành phong trào gây được hiệu ứng vang dội trên toàn thế giới.

Đã có hàng trăm phong trào nghệ thuật và thiết kế nổi lên với tầm vóc và sức ảnh hưởng khác nhau qua nhiều thế kỉ. Một vài phong trào tập trung thể hiện phong cách hoạt động của các nhóm nghệ sĩ ở một vị trí nhất định, số khác lại bao quát nhiều nguyên tắc sáng tạo và thuần túy hơn về nội dung truyền tải.

Dù xuất hiện 150 hay 30 năm trước, ảnh hưởng của những phong trào này vẫn còn hiện diện khá rõ ngày hôm nay và thậm chí bạn cũng đã từng cảm nhận được chúng dù bản thân không hề hay biết. Những phong trào này thường vận động tuần hoàn với xu hướng đương đại và vẻ đẹp cũ xưa.

Dưới đây là 15 phong trào nghệ thuật và thiết kế có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất thế kỉ 20 mà các nhà sáng tạo cần phải biết và được liệt kê theo thứ tự thời gian. Phần 2 và phần 3 của bài viết liên quan khá nhiều đến lĩnh vực thiết kế đồ họa, đồng thời các nghệ sĩ và nhà minh họa sẽ tìm thấy nhiều cảm hứng ở phần 1 và phần 2.


6. Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

Phong cách thiết kế đồ họa nổi bật của Alexander Rodchenko trong nhiều poster cổ động ở Nga.

Chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa lập thể và vị lai, chủ nghĩa kiến tạo là một phong trào nghệ thuật – kiến trúc, được họa sĩ Soviet và kiến trúc sư Vladimir Tatlin khởi xướng, đồng tác giả của ‘Bản tuyên ngôn Siêu thực’ năm 1920 cùng với nhà điêu khắc Antoine Pevsner và Naum Gabo.

Tương tự với chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa kiến tạo làm nổi bật quá trình phát triển công nghệ và công nghiệp với vẻ đẹp tôn vinh chức năng thay vì hình thức. Theo như cái tên, vẻ đẹp của nó đơn thuần về nghệ thuật ‘cấu trúc xây dựng’ lấy nguồn gốc từ các thành phần cấu tạo giống như một bộ máy. Phong cách riêng biệt này được ứng dụng rộng rãi trong các poster tuyên truyền Soviet.

Beat the Whites with the Red Wedge (1919) là một poster tuyên truyền bởi El Lissitzky khắc họa người Bolsheviks đánh bại thực dân da trắng trong cuộc nội chiến Nga.

Những cá nhân tiên phong trong phong trào xây dựng là nhà thiết kế đồ họa – nhiếp ảnh gia – nhà điêu khắc Alexander Rodchenko và nghệ sĩ – nhà thiết kế – kiến trúc sư El Lissitzky. Trong khi Tatlin và Rodchenko chỉ hoạt động tại liên hiệp Soviet, Gabo và Pevsner đã tuyên truyền vẻ đẹp của phong trào này qua các nước Đức, Pháp, Anh và Mỹ.

Thời điểm đó, Lissitzky đã ảnh hưởng đến các nghệ sĩ, kiến trúc sư của phong trào De Stijl ở Berlin và họa sĩ – nhiếp ảnh gia người Hungari László Moholy-Nagy, một giáo sư tại Bauhaus.


7. Phong trào tiên phong Bauhaus

Những hình dạng cơ bản và màu sắc sơ cấp của ‘phong cách Bauhaus’ được thể hiện tròn trịa trong thiết kế poster của Herbert Bayer.

Được thành lập bởi kiến trúc sư Walter Gropius, ngôi trường Bauhaus giảng dạy về thiết kế, kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng ở Đức từ năm 1919 đến 1933, sau đó bị chính quyền Nazi dẹp bỏ.

Sứ mệnh của ngôi trường là liên kết mối tương quan giữa nghệ thuật và thủ công – khác với phong trào nghệ thuật và thủ công, mặc dù Bauhaus ưa chuộng phương thức sản xuất hàng loạt hiện đại hơn phương pháp làm nghệ thuật cá nhân.

Học sinh tham gia khóa học sơ cấp được đảm nhiệm bởi các cố vấn như Johannes Itten, Lyonel Feininger, Josef Albers, Herbert Bayer và László Moholy-Nagy. Họ sẽ cung cấp những khóa học chuyên sâu về nghệ thuật thủ công và lý thuyết của mọi lĩnh vực, từ nghề thợ mộc, kim loại đến đồ họa và typography.


8. Trường phái thiết kế nghệ thuật (Art Deco)

Những poster London Underground bởi nhà thiết kế đồ họa Edward McKnight Kauffer đã thể hiện nhiều tính chất của chủ nghĩa Art Deco.

Như một phong trào quốc tế xuyên suốt châu Âu và châu Mỹ, Art Deco mang dáng dấp của phong trào tân nghệ thuật, chủ nghĩa lập thể và phong cách Bauhaus khá nhiều, bắt nguồn từ Paris và được đặt tên ở triển lãm về nghệ thuật trang trí và công nghiệp hiện đại.

Phong cách, sự tinh tế và tinh vi là yếu tố chủ đạo trong phong trào nghệ thuật trang trí. Được thể hiện qua các hình dáng đơn giản cùng các yếu tố trang trí hình học phong cách và ứng dụng các nguyên liệu đắt tiền, cả tự nhiên và tổng hợp.

Ứng dụng trong kiến trúc, đồ đạc, điêu khắc và hơn thế nữa, Art Deco bao quát tinh thần suy tàn của những năm 1930. Rockefeller Centre, Chrysler Building và Empire State Building đều được thiết kế dựa theo phong cách này.

Mặc dù phong cách nghệ thuật trang trí dần trở nên lỗi thời suốt Thế chiến thứ 2, nhưng lại nổi dậy vào cuối những năm 1960 trở về sau và tiếp tục truyền cảm hứng cho lĩnh vực nghệ thuật, thời trang và trang sức đến ngày hôm nay.


9. Chủ nghĩa siêu thực (Surrealism)

Tác phẩm The Persistence of Memory (1931) của Salvador Dalí là kiệt tác của chủ nghĩa siêu thực.

Tương tự như Art Deco, chủ nghĩa siêu thực phát triển trong thời kì quá độ của chiến tranh thế giới. Chủ nghĩa này lớn mạnh từ phong trào Dada ‘phản nghệ thuật’ trong thời gian đầu thế kỉ 20, nhưng bỏ đi những tính chất vô lý trào phúng của Dada. Thay vì phản kháng tiêu cực đến chiến tranh vô nghĩa, phong trào này đem lại một cái nhìn thiện cảm và sáng tạo hơn.

Trong bản tuyên ngôn chủ nghĩa siêu thực, nhà thơ – nhà phê bình André Breton đã tranh luận rằng “chủ nghĩa siêu thực thống nhất trải nghiệm nhận thức và vô nhận thức, xóa đi khoảng cách giữa một thế giới kì ảo như mơ và thực tại tàn khốc”.

Những họa sĩ tiên phong trong chủ nghĩa siêu thực bao gồm Jean Arp, Max Ernst, André Masson, René Magritte, Yves Tanguy, Salvador Dalí, Pierre Roy, Paul Delvaux và Joan Miró. Mỗi người đều mang phong cách nghệ thuật cá nhân và có cách riêng để truyền tải những điều kỳ dị, đôi khi khai phá chiều sâu của trí tuệ vô thức.

Khác với ngôn ngữ thị giác cứng nhắc của nghệ thuật chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa siêu thực mang màu sắc tự nhiên và phóng khoáng hơn, tập trung vào tính biểu tượng và nội dung thay vì hình thức.


10. Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng (Abstract Expressionism)

Họa sĩ người Mỹ Jackson Pollock là một trong những cá nhân chủ đạo trong phong trào biểu hiện trừu tượng.

Bắt đầu vào những năm 1940, chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng đã thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật hiện đại trong suốt những thập kỉ tiếp theo. New York là nguồn cội của chủ nghĩa và những nghệ sĩ nổi bật như Jackson Pollock, Willem de Kooning, Franz Kline và Mark Rothko đã dẫn đầu xu thế này.

Chất liệu thường thấy là những nét vẽ nhộn nhịp và mạnh mẽ, kích thích mọi cảm xúc từ bạo lực đến xúc động và những thứ lưng chừng. Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng lấy cảm hứng từ những nghệ sĩ tiên phong đã chạy đến Mỹ cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940 để trốn khỏi chính quyền Nazi.

Trái ngược với phong cách phức tạp và năng động của Pollock, những tác phẩm của Mark Rothko như White Cloud Over Purple (1957) có phần điềm tĩnh và cấu trúc tốt hơn.

Khác với phong trào chủ nghĩa tiền biểu hiện và hậu biểu hiện, chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng không khắc họa tình hình thực tế mà tập trung truyền tải cảm xúc. Tính chất trừu tượng phóng khoáng và tự phát là nhân tố thường thấy, tuy vậy phong trào kết hợp nhiều phong cách và kĩ thuật khác nhau.

Được biết đến với hình thức hội họa thực hành, một tác phẩm được Jackson Pollock hoàn thiện với những chi tiết năng động thông qua những nét cọ tùy hứng. Tuy vậy, họa sĩ Mark Rothko đã kết hợp những đường vẽ mỏng hơn để tạo ra những đường màu mềm mại.

Tác giả: Nick Carson
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

art movement bauhaus phong trào nghệ thuật

iDesign Must-try

László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy là một nghệ sĩ thị giác và một nhà giáo dục nhiệt huyết với tầm ảnh hưởng khó thể đong đếm tới giáo dục, thực hành nghệ thuật…
Bauhaus (Phần 3)
Bauhaus (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Bauhaus, chúng ta tiếp tục tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu còn lại của ngôi trường.  “Tôi coi đạo đức và…
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus không thể đạt được thành công và sức ảnh hưởng khó lòng đo đếm của nó nếu không có đội ngũ giảng viên xuất chúng lại vô cùng đa…
Bauhaus (Phần 1)
Bauhaus (Phần 1)
Khi nói về một tập thể những người sáng tạo và giảng dạy có tầm ảnh hưởng lớn nhất với thực hành đa dạng nhất trong nghệ thuật, thiết kế…
6 bức tranh lột tả chính xác nền văn hóa ‘đậm chất Mỹ’ của thế kỷ 20 từ Norman Rockwell
6 bức tranh lột tả chính xác nền văn hóa ‘đậm chất Mỹ’ của thế kỷ 20 từ Norman Rockwell
Norman Rockwell nổi tiếng với những hình ảnh lý tưởng về lịch sử Hoa Kỳ