Bản tóm tắt 15 phong trào nghệ thuật và thiết kế nổi bật (Phần 1)

Một nhà thiết kế có thể lấy cảm hứng từ bất kì đâu. Đôi khi, sức ảnh hưởng, tư tưởng và phương thức tiếp cận kết hợp cùng nhau để tạo thành phong trào gây được hiệu ứng vang dội trên toàn thế giới.

Đã có hàng trăm phong trào nghệ thuật và thiết kế nổi lên với tầm vóc và sức ảnh hưởng khác nhau qua nhiều thế kỉ. Một vài phong trào tập trung thể hiện phong cách hoạt động của các nhóm nghệ sĩ ở một vị trí nhất định, số khác lại bao quát nhiều nguyên tắc sáng tạo và thuần túy hơn về nội dung truyền tải.

Dù xuất hiện 150 hay 30 năm trước, ảnh hưởng của những phong trào này vẫn còn hiện diện khá rõ ngày hôm nay và thậm chí bạn cũng đã từng cảm nhận được chúng dù bản thân không hề hay biết. Những phong trào này thường vận động tuần hoàn với xu hướng đương đại và vẻ đẹp cũ xưa.

Dưới đây là 15 phong trào nghệ thuật và thiết kế có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất thế kỉ 20 mà các nhà sáng tạo cần phải biết và được liệt kê theo thứ tự thời gian. Phần 2 và phần 3 của bài viết liên quan khá nhiều đến lĩnh vực thiết kế đồ họa, đồng thời các nghệ sĩ và nhà minh họa sẽ tìm thấy nhiều cảm hứng ở phần 1 và phần 2.


1. Chủ nghĩa ấn tượng và chủ nghĩa hậu ấn tượng (Impressionism and Post-Impressionism)

Tác phẩm Sunset on the River at Lavacourt, Winter Effect (1882) cho thấy tài năng của Claude Monet khi vận dụng khéo léo ánh sáng và màu sắc.

Khởi nguồn chủ yếu ở Pháp vào cuối thế kỉ 19, chủ nghĩa ấn tượng là một phong trào mỹ thuật mà một nhóm nhỏ họa sĩ đã bỏ qua những giá trị truyền thống về lịch sử và thần thoại để khắc họa thực tiễn cùng tính chất sống động của ánh sáng, màu sắc và texture.

7 họa sĩ là nhân tố trung tâm cho phong trào ảnh hưởng rộng khắp này bao gồm: Claude Monet, Pierre Auguste Renoir, Camille Pissarro, Alfred Sisley, Berthe Morisot, Armand Guillaumin và Frédéric Bazille.

Những cá nhân theo trường phái ấn tượng đã bác bỏ gam màu xanh, nâu và xám thuần túy để nhường chỗ cho các dãy màu tươi sáng và ấn tượng hơn nhằm mô tả ánh sáng lung linh và phản chiếu mặt nước gợn sóng.

Thay vì sử dụng màu xám và đen để đổ bóng, họ đã ứng dụng một dãy màu tương phản các vật thể được khắc họa bằng những chấm nhẹ thay vì đường kẻ đậm nét.

Tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa hậu hiện đại: Tác phẩm Still Life, Pitcher and Fruit (1894) của Paul Cezanne.

Chủ nghĩa hậu hiện đại tập hợp nhiều nguyên lý của các phong trào tiền nhiệm, đồng thời đào thải một vài giới hạn. Những họa sĩ như Paul Cézanne, Georges Seurat, Paul Gauguin, Vincent van Gogh và Henri de Toulouse-Lautrec đã sử dụng bảng màu thuần túy và rực rỡ cùng những nét cọ vẽ ấn tượng, đồng thời nâng tác phẩm lên một tầm cao mới.

Thay vì thể hiện tính chất hay thay đổi của ánh sáng tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến màu sắc, Cezanne và những nghệ sĩ theo chủ nghĩa hậu hiện đại đã tập trung vào các vật thể ổn định hơn với các tác phẩm hội họa tĩnh điển hình như Pitcher and Fruit của Cezanne và Sunflowers của Van Gogh.


2. Phong trào nghệ thuật và thủ công (Arts and Crafts)

Tác phẩm treo tường Strawberry Thief của William Morris là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của phong trào nghệ thuật và thủ công.

Do sự phát triển của phương thức sản xuất hàng loạt và sự suy giảm của ngành nghệ thuật thủ công suốt thời kì cách mạng công nghiệp, cộng đồng các nước Châu Âu lại trở nên thích thú với nghệ thuật trang trí vào nửa cuối thế kỉ 19, từ đó tạo nên phong trào nghệ thuật và thủ công.

Những cá nhân tiên phong của phong trào này là nhà cải cách, nhà thơ và nhà thiết kế William Morris, người đã thành lập một đội ngũ cộng tác ở những năm 1860 nhằm làm sống dậy nghệ thuật thủ công của thời kì Trung Cổ. Họ đã sản xuất ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại, trang sức, giấy dán tường, chất vải và sách vở tuyệt đẹp.

Năm 1875, đội ngũ này được biết đến với cái tên Morris và những người cộng sự. Vào những năm 1880, phong cách và kĩ thuật làm nghệ thuật của họ đã truyền cảm hứng cho các thế hệ nhà thiết kế mới, cũng là thời điểm mà phong trào nghệ thuật và thủ công được hình thành.

Dù nhiều người phê bình về tính chất của nghệ thuật thủ công trong bối cảnh thế giới hiện đại và công nghiệp hóa, ảnh hưởng của phong trào này vẫn còn hiện diện rất rõ cho đến ngày nay.


3. Phong trào tân nghệ thuật (Art Nouveau)

Một chi tiết từ thiết kế House for an Art Lover ở Glasgow, được thiết kế bởi Charles Rennie Mackintosh năm 1901 và được áp dụng vào những năm 1990.

Được hình thành sau phong trào nghệ thuật và thủ công, phong trào tân nghệ thuật được hình thành đầu tiên ở Châu Âu và nước Mỹ. Một đặc điểm nổi bật của phong trào này là sự hiện diện của các tác phẩm không đối xứng thay vì mang hình dáng cứng cáp và cố định thường thấy ở lối kiến trúc, nội thất, trang sức cũng như thiết kế poster và minh họa.

Những thiết kế bằng sắt và kính nhuộm màu, đồ gốm và thiết kế gạch phức tạp được ứng dụng khéo léo cùng những đường nét phóng khoáng đặt trên những chi tiết tranh ảnh trong thiết kế. Điều này lấy cảm hứng từ những hình thái thanh tao trong tự nhiên như cuống hoa, thân dây leo, tua và cánh côn trùng.

Nhà thiết kế và kiến trúc sư người Scotland Charles Rennie Mackintosh là cá nhân tiên phong trong phong trào tân nghệ thuật, cùng với nghệ sĩ đồ họa người Czech Alphonse Mucha và nhà điêu khắc kiêm kiến trúc sư người Tây Ba Nha Antonio Gaudí, người có tác phẩm âm nhạc thính phòng Barcelona’s La Sagrada Família thâm niên 130 năm.

Tác phẩm ấn tượng theo chủ nghĩa tân nghệ thuật bởi Alphonse Mucha được sử dụng để quảng bá cho công ty in ấn F.Champenois.

Những tác phẩm của Mucha, thường là dự án thương mại cho các khách hàng công ty quảng cáo, kết hợp nhiều đường nét và mô-tuýp tự nhiên của phong trào tân nghệ thuật với bản chân dung khắc họa người phụ nữ.

Mặc dù phong cách trang trí này đã không còn thịnh hành sau năm 1910, những năm 1960 chứng kiến sự trở lại của nó trong các buổi triển lãm ở Luân Đôn, Pa-ri và New York. Điều này đã biến một phong cách nghệ thuật từng bị coi là xu hướng nhất thời thành phong trào quốc tế tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật, thiết kế âm nhạc và quảng cáo.


4. Chủ nghĩa lập thể (Cubism)

Tác phẩm Les Demoiselles d’Avignon của Pablo Picasso là ví dụ tiêu biểu cho chủ nghĩa lập thể.

2 nghệ sĩ nòng cốt trong việc thành lập chủ nghĩa lập thể là Pablo Picasso và Georges Braque. Khác với tính chất tự nhiên trong chủ nghĩa ấn tượng và hậu ấn tượng, chủ nghĩa lập thể là sự thể hiện của các vật thể phẳng, 2 chiều và bị thay đổi – bỏ đi những chi tiết thực tế để tôn vinh những mảnh hình siêu thực.

Cái tên xuất phát từ lời nhận xét của nhà phê bình nghệ thuật Louis Vauxcelles, người đã mô tả tác phẩm Houses at L’Estaque của Braque năm 1908 là “sự kết hợp những khối lập phương”. Tuy nhiên chính Les Demoiselles d’Avignon của Picasso được vẽ từ năm trước đã thúc đẩy sự phát triển với tác phẩm khắc họa hình ảnh 5 người phụ nữ khỏa thân bằng những đường nét đứt góc cạnh.

Braque và Picasso đã tiếp tục khám phá ứng dụng của hình dáng trừu tượng để định hình vật thể, do đó thời kì từ năm 1910 – 1912 còn được gọi với cái tên chủ nghĩa lập thể phân tích (Analytical Cubism). Các gam màu nâu, xám, xanh lam và xanh lục xuất hiện khắp nơi cũng như các vật thể quen thuộc như dụng cụ âm nhạc, chai nước, sách báo và cơ thể con người.

Sau năm 1912, phong trào chuyển thành chủ nghĩa lập thể tổng hợp (Synthetic Cubism), các hình dạng được kết hợp với nhau để tạo thành các tác phẩm màu sắc bằng kĩ thuật cắt dán. Ngôn ngữ hình ảnh của Braque và Picasso được thế hệ họa sĩ sau này áp dụng khá nhiều và nó cũng ảnh hưởng đến những nhà điêu khắc và kiến trúc sư như Le Corbusier.


5. Chủ nghĩa vị lai (Futurism)

Việc khắc họa cảm xúc bắt nguồn từ sự quan sát thế giới hiện đại, tác phẩm The Laugh của Umberto Boccioni (1911) được công nhận là sản phẩm theo tinh thần chủ nghĩa vị lai đầu tiên của ông.

Được thành lập ở Ý vào đầu thế kỉ 20, chủ nghĩa lập thể bắt lấy tốc độ, sức sống và sự năng động của thế giới hiện đại thông qua các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng khắc họa về chiến tranh, chủ nghĩa phát xít và thời kì máy móc. Sau đó, nó lan rộng ra khắp châu Âu và nhất là nước Nga.

Phong trào được chính thức công bố vào năm 1909 khi nhà báo người Pari Le Figaro xuất bản bản tuyên ngôn được thực hiện bởi nhà thơ người Ý Filippo Marinetti, người đã đặt ra cụm từ này để mô tả sự liên quan giữa tác phẩm của ông và sự phát triển của xã hội và cải tiến văn hóa.

Các công nghệ tiên tiến như xe hơi được đặt vị thế ưu tiên trong khi những giá trị truyền thống như bảo tàng và thư viện bị chối bỏ hoàn toàn.

Tác phẩm Bombardamento Aereo bởi Tullio Crali (1932) là tác phẩm theo tinh thần chủ nghĩa vị lai khắc họa tốc độ và bộ máy của chiến tranh không vận.

Hai trong số nghệ sĩ đề xướng chủ nghĩa vị lai, Umberto Boccioni và Antonio Sant’Elia, đã bị giết trong một trận xung đột năm 1916. Tuy nhiên, vẻ đẹp của chủ nghĩa vị lai vẫn được thể hiện rõ ràng trong lối kiến trúc hiện đại và các thành phố công nghiệp với những tòa nhà chọc trời. Họa sĩ Tullio Crali đã duy trì phong trào đến những năm 1930.

Tác giả: Nick Carson
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

art movement chủ nghĩa ấn tượng lịch sử nghệ thuật lịch sử thiết kế phong trào nghệ thuật

iDesign Must-try

Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
Claude Monet (Phần 2) - Các tác phẩm tiêu biểu
Claude Monet (Phần 2) - Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần thứ hai cũng là phần cuối cùng của loạt bài về Monet, chúng ta tìm hiểu những tác phẩm nổi bật của người hoạ sĩ này sắp xếp…
Claude Monet (Phần 1) - Tóm lược, các thành tựu chính, đoạn đầu tiểu sử
Claude Monet (Phần 1) - Tóm lược, các thành tựu chính, đoạn đầu tiểu sử
Từ trong những cuộc chiến về lý luận và phê bình cùng với những nghệ sĩ Ấn tượng đang lên ở Paris, cho tới tình yêu sau này với việc…
Chủ nghĩa Nhật Bản: Cảm hứng cho các nghệ sĩ trường phái ấn tượng châu Âu
Chủ nghĩa Nhật Bản: Cảm hứng cho các nghệ sĩ trường phái ấn tượng châu Âu
Được biết đến rộng rãi như phong trào nghệ thuật hiện đại đầu tiên, trường phái Ấn tượng vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay. Hầu…