-
Cảm hứng |
Hội họa |
Nghệ thuật |
Sáng tạo |
Thiết kế
Chủ nghĩa Nhật Bản: Cảm hứng cho các nghệ sĩ trường phái ấn tượng châu Âu
Được biết đến rộng rãi như phong trào nghệ thuật hiện đại đầu tiên, trường phái Ấn tượng vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay. Hầu hết các nghệ sĩ đều tìm được nhiều nguồn cảm hứng trong các hình thức nghệ thuật khác nhau để phát triển trường phái Ấn tượng – cụ thể là trong các bản in khắc gỗ của Nhật Bản .
Hôm nay hãy cùng iDesign khám phá những cách mà Ukiyo-e – Hình ảnh của thế giới nổi, đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ theo đuổi trường phái ấn tượng về nội dung, phong cách, khiến chúng đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo và sống mãi với thời gian.
1. Chủ nghĩa Nhật Bản (Japonism) là gì?
Chủ nghĩa Nhật Bản được sử dụng để mô tả việc nghiên cứu nghệ thuật Nhật Bản và cụ thể hơn là ảnh hưởng của loại hình nghệ thuật này đối với các tác phẩm châu Âu. Hiện tượng này xuất hiện trong một loạt các phong trào bao gồm Tân nghệ thuật và Chủ nghĩa Hậu ấn tượng (cả hai đều có liên quan chặt chẽ với Chủ nghĩa Ấn tượng).
Các nghệ sĩ lừng danh như Claude Monet và Edgar Degas cũng đã từng lấy cảm hứng từ những chủ đề, quan điểm và thành phần của tranh khắc gỗ Nhật Bản.
Lịch sử hình thành
Năm 1874, chủ nghĩa Ấn tượng đã chính thức xuất hiện với bức tranh “Impression, Sunrise” của Claude Monet. Nhà sưu tập và phê bình người Pháp Philippe Burty đã đặt ra thuật ngữ Japonisme – chủ nghĩa Nhật Bản. Ngày nay, thuật ngữ này dùng để đề cập đến ảnh hưởng của tất cả các loại hình nghệ thuật Nhật Bản đối với bất kỳ phong trào nghệ thuật nào. Bên cạnh đó, thuật ngữ này còn được sử dụng để mô tả vai trò nổi bật của tranh in khắc gỗ trong trường phái Ấn tượng.
Mặc dù tranh in Ukiyo-e chỉ mới tiếp cận vào tâm thức phương Tây vài thập kỷ trước đó, nhưng chúng đã cực kỳ phổ biến với các nghệ sĩ châu Âu cũng như những người yêu nghệ thuật. Ví dụ, Claude Monet đã tích lũy được một bộ sưu tập ấn tượng gồm các bản in khắc gỗ, hầu hết chúng vẫn được treo trong nhà Giverny của ông cho đến ngày nay.
Với sự ngưỡng mộ của họ đối với tranh in Ukiyo-e, không có gì ngạc nhiên khi các nghệ sĩ trường phái Ấn tượng đã kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật vào tác phẩm của riêng họ.
Ảnh hưởng
1. Chủ đề
Các nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng được biết đến với chủ đề đặc biệt của họ, bao gồm các tác phẩm biểu tượng hàng ngày như cảnh thiên nhiên và chân dung. Mặc dù mỗi nghệ sĩ có cách tiếp cận đặc trưng riêng, nhưng những tác phẩm của họ thực sự có nguồn gốc từ các bản in của Nhật Bản.
Bộ sưu tập mô tả cây cầu Nhật Bản mang tính biểu tượng của nghệ sĩ Monet rõ ràng đề cập đến những cảnh Ukiyo-e trong cuộc sống hàng ngày, trong khi loạt ảnh đặc trưng của Edgar Degas miêu tả những người phụ nữ ở nhà vệ sinh, và được lấy cảm hứng từ các mô tả mãn nhãn về hình tượng người phụ nữ đang tắm thường thấy trong bản in Nhật Bản.
2. Góc nhìn cá nhân
Ngoài việc chia sẻ các chủ đề tương tự, những bức tranh theo trường phái Ấn tượng và tranh in khắc gỗ Nhật Bản cũng mang đến một cách tiếp cận độc đáo để phối cảnh. Thông thường, những góc nhìn trong tranh là từ trên cao và được đặt ở một góc nhỏ.
Đường Sugura (1836) – Hiroshige (Ảnh: Visipix ) Người phụ nữ chiêm ngưỡng hoa mận vào ban đêm (thế kỷ 18) – Suzuki Harunobu, (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)
Điều này cho phép chúng ta xem toàn bộ các cảnh, những bức tranh như những vở kịch hay diệu múa và chúng ta là khán giả.
3. Thế giới phẳng
Có vẻ như việc sử dụng một góc nhìn hấp dẫn như vậy sẽ mang đến một khung hình hoàn hảo. Nhưng thông thường, các tác phẩm của bản in khắc gỗ khá phẳng, với các mặt phẳng màu và đường nét đậm được ưu tiên hơn chủ nghĩa hiện thực. Mặc dù một số nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng nhưng họ tạo chiều sâu cho tác phẩm, một số, như nghệ sĩ như Mary Cassatt, đã chấp nhận thẩm mỹ này.
Người phụ nữ tắm (1890 – 1891) – Mary Cassatt (Ảnh: National Gallery of Canada ) The Letter (1890 – 1891) – Mary Cassatt (Ảnh: Kathleen)
Biên tập: Thao Lee
Nguồn: Toshikata Mizuno