Sự tương quan giữa thiết kế và nghệ thuật

Giữa thiết kế và nghệ thuật có mối liên hệ mật thiết nào?

Từ góc nhìn của một nhà thiết kế, tôi sẽ trả lời là có, nó là một miền đất hứa; the Shangri-La – miền đất thiên đường và chốn bình yên của thiết kế và nghệ thuật.

Hầu hết thiết kế đòi hỏi tính nghệ thuật trong đó. Nói rõ hơn thì thiết kế là “loại hình nghệ thuật có mục đích”. Trong khi đó, nghệ thuật là sự tự thể hiện hoặc được tạo ra do chủ đích của một ai đó 100%, và vì nghệ thuật là có mục đích – ví dụ như kinh doanh một sản phẩm hay ý tưởng – nó đã vượt qua phạm trù thiết kế.

Nhưng ranh giới giữa nghệ thuật và thiết kế trở nên mờ nhạt là nghệ thuật có mục đích cố hữu. Khi người ta tạo ra tác phẩm nghệ thuật, đó là phương thức giao tiếp giữa người với người. Khi Rembrandt vẽ bức tranh của mình, ông muốn truyền tải một thông điệp gì đó đến người xem.

Tạo ra sức ảnh hưởng hay khơi gợi hiệu ứng về cảm xúc có thể được xem là mục đích của nghệ thuật. Dù cho đó là cảm giác kinh ngạc (như mấy bức điêu khắc của Michelangelo) hay sợ hãi (như tác phẩm Inferno của Bartolomeo Di Fruosino) – một tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ khơi gợi cảm xúc trong ta.

Đây là một tác phẩm đang được sử dụng cho phiên bản mới nhất của Photoshop.

Đây là nghệ thuật hay thiết kế?

Mục đích của tác phẩm trên là để thể hiện tính năng của Photoshop chỉ trong một bức hình, và nó đã thể hiện rất tốt. Ảo ảnh thị giác của The Escher là một thứ gần như không thể tồn tại nếu như không có photoshop hoặc những chương trình chỉnh sửa hình ảnh khác.

Nhưng nếu tác giả của bức hình trên chỉ vô tình sử dụng Photoshop và tạo ra tác phẩm nghệ thuật này mà không có mục đích nào ngoài mục đích cố hữu là nghệ thuật – là để gây ra cảm xúc cho người xem? Hẳn là nó cho ta cảm giác kinh ngạc và choáng váng. Hơn nữa – điều này là quan trọng với nghệ thuật – nó kêu gọi sự đóng góp kèm theo những dòng thông điệp và ý nghĩa sâu xa hơn. Nhìn thoáng qua thì nó là một lớp cắt ngang, nhưng nếu phân tích kĩ hơn, những nguyên tắc thiết kế hình dạng trực quan và hướng nhìn đã bị thay đổi để tạo ra ảo ảnh thị giác lạ lùng khiến bạn như bị thôi miên vào bức hình đó.

Vậy nó là nghệ thuật hay thiết kế?

Còn cái này thì sao?

Hình ảnh này là ảnh chụp, tận dụng tốt màu sắc, con người và bố cục thấy cũng thú vị.

Nhưng nó có tạo ra cảm xúc nào không? Có kêu gọi sự đóng góp gì không?

Theo tôi… thì không.

Tôi nghĩ rằng tất cả những thiết kế cần phải có tính nghệ thuật. Những thiết kế như UX và thiết kế nội thất cần phải dung hòa và chăm chút thật kĩ về phần nội dung. Nhưng nếu được hoàn thành kĩ lưỡng, những mẫu thiết kế này có thể cho ta nhiều thứ cảm xúc – kinh ngạc, hoài cổ, bình yên và nhiều thứ khác nữa.

Tác giả: 
Người dịch: Đáo
Nguồn: Zevendesign

Cùng tác giả

#Tag

art Cà Phê - Trà Đá design nghệ thuật thiết kế

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…