Nhiếp ảnh gia Christoffer Relander và thiên nhiên trong lọ thủy tinh

Nhiếp ảnh gia Christoffer Relander vừa tung ra bộ ảnh phong cảnh vô cùng ấn tượng chưa từng được thực hiện trước đây. Cứ như một phép màu, tất cả cảnh đẹp trước mắt anh trông thấy đều được gói gọn vào trong lọ thủy tinh.

Bạn sẽ bất ngờ hơn khi biết những tác phẩm này không hề sử dụng thủ thuật cắt ghép mà chỉ cần tính năng chồng hình (double exposure) có sẵn trên máy ảnh DSLR.

Chồng hình (double exposure) là một tính năng có sẵn trong một số máy ảnh hiện nay, người dùng sẽ tùy chọn chụp một bức ảnh trước (có thể là chủ thể) rồi tiếp đó chụp đè lên một tấm phong cảnh để tạo ra thành phẩm chồng lên nhau tạo hiệu ứng độc đáo hơn cho người xem.

“Tất cả các tác phẩm của tôi đều sử dụng tính năng chồng hình double exposure trên máy ảnh DSLR Nikon D800E và dự án ảnh này không hề sử dụng bất kỳ kỹ thuật chồng ghép nào bằng phần mềm cả”, Relander cho biết. “Những tấm ảnh chụp phong cảnh cũng không phải là được chụp in ra và đặt vào lọ thủy tinh (trong trường hợp một số người nhìn nhầm), mà thay vào đó là được chồng vào trong cùng một bức ảnh”.

Được biết, đây là bộ ảnh tiếp theo trong dự án ảnh mà anh đang theo đuổi. Trước đây anh từng giới thiệu đến người xem bộ chụp tương tự nhưng sử dụng phim trắng đen và cũng chụp bằng thủ thuật chồng hình trên máy ảnh phim khổ Medium Format.

Khác với bộ ảnh đầu tiên, lần này anh chọn máy ảnh số và chọn màu chứ không còn “Black and White” như trước.

Theo Relander, anh đã bỏ ra 3 năm để đi đến những địa điểm gắn bó với tuổi thơ mình, sau đó “gói gọn” chúng lại trong những lọ thủy tinh kia. Đa phần các cảnh quan đều nằm ở vùng thôn quê thuộc phía Nam Phần Lan.

Bạn có thể theo dõi thêm một số tác phẩm khác của anh qua website, Facebook, Instagram, and Twitter.

 Nguồn: petapixel.com

Cùng tác giả

#Tag

ấn tượng Christoffer Relander lọ thủy tinh nghệ thuật nhiếp ảnh

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…