Pablo Picasso và những tác phẩm góp phần lật đổ chế độ Phát xít
Guernica đã từng chỉ là một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, nhưng giờ nó là nơi lưu giữ các vết tích đau thương.
Vào thời khắc sắp tàn của một buổi chiều ngày thứ 2, 26 tháng 4 năm 1937, hàng trăm chiếc chiến cơ đã phủ kín bầu trời phía nam Guernica.
Noel Monks, một nhà báo làm việc tại tòa soạn London Daily Press, đã phát hiện sáu chiếc máy bay chiến đấu đang bay là đà gần mặt đất, khi anh đang trên đoạn đường đi tới Bilbao ở phía Tây Bắc đất nước Tây Ban Nha. Trên đầu anh lúc này là một cơn mưa bom đạn.
Monks lái xe trở về Guernica vào ngay đêm hôm đó, được biết thị trấn đã bị tiêu hủy do một sắc lệnh chính thức từ chính phủ. Từ khoảng cách mười dặm, có thể nhìn thấy cả bầu trời bị nhuộm đỏ rực do phản chiếu màu của ánh lửa. Lúc Monks vừa đặt chân đến, anh lập tức được phân công cùng với các binh sĩ khác thu dọn thi thể ở hiện trường.
“Một vài người lính thổn thức như trẻ con vậy,” anh viết. “Các đốm lửa, khói bay nghi ngút, những mảnh vụn, và hơi mùi của tro tàn phản phất.”
Theo như lời kể lại, “xung quanh bị bao vây bởi một bức tường cháy lửa […] họ than thở khóc lóc và vật vờ trông rất tội nghiệp.” Monks đã kể lại “không đời nào quên” khi bắt gặp cảnh tượng các tàn dư còn sót lại từ thân xác phụ nữ và trẻ con, những người đã bị thiêu sống tập thể. Những quả bom đã được thả xuống lúc hàng trăm người đang tụ tập tại phiên chợ ngày hôm đó.
Cuộc thảm sát được ra tay bởi Lực lượng vũ trang của Đức Quốc Xã, ủng hộ chủ nghĩa Phát xít của Franco trong việc lật đổ chính quyền Đảng Cộng Hòa ở Tây Ban Nha.
“Sự huỷ diệt tận cùng”
Tổng chỉ huy của cuộc tấn công, Wolfram von Richthofen đã viết:
Khói lửa len lỏi khắp mọi ngóc ngách trước khi những chiếc phi đội Junkers đầu tiên hạ cánh; người ta không còn phân biệt đâu là đường phố, cầu cống gì nữa.
Với 250 pound khối lượng bom, đủ để càn quét mọi căn nhà, phá hủy toàn bộ kênh ngòi, sông rạch. Lửa bén và lan rất nhanh. Những vật liệu của ngôi nhà: mái nhà, trụ gỗ, và các mảnh ghép gỗ đã đi đến sự hủy diệt tận cùng.
Khoảnh khắc định mệnh của Picasso
Người con Tây Ban Nha mà ai cũng từng một lần nghe đến, Pable Picasso, lúc ấy đang sống tại Paris. Một buổi sáng ngày 1 tháng 5 năm 1957, khi ông vừa đọc xong một bài viết của tác giả George Steerer, đó là lúc cuộc đời và sự nghiệp ông được ấn định bằng một quỹ đạo mới hoàn toàn.
Cho đến tận thời điểm đó, mặc cho sự lấn chiếm mạnh mẽ của chủ nghĩa phát xít và Nội Chiến Tây Ban Nha, những tác phẩm của Picasso hầu như không liên quan nhiều đến chính trị. Hầu hết các tuyệt tác của ông là các bức chân dung của nàng thơ xinh đẹp, kiều diễm, Marie-Thérèse Walter và—sau khi rời bỏ Walter vào năm 1935—là Dora Maar.
Picassso về sau trở nên giàu có và được mọi người kính trọng, ông bắt đầu đi sâu vào chính nội tâm bản thân để tìm nguồn cảm hứng đã dâng trào đỉnh điểm, ở những năm 1910 và 20.
Có lẽ một bước ngoặc lớn đã diễn ra vào tháng 1, năm 1937 khi ông cho ra đời The Dream and Lie of Franco, các tranh vẽ như trong một cuốn truyện tranh. Đây là tác phẩm công khai liên quan đầu tiên đến chính trị —mặc dù chỉ là một tác phẩm không mấy đồ sộ như các tác phẩm khác—chúng được dùng vào việc gây quỹ tài trợ cho Đảng Cộng Hòa.
The Dream and Lie of Franco diễn tả nhà độc tài bằng phong cách siêu thực và hình thức châm biếm. Những hành động kỳ quái của Franco liên tục bị biến dạng méo mó, và hết sức kỳ quái. Các nhà phê bình đã thấy rằng tác phẩm này chỉ có thể thu hút được các avant-garde (người tiên phong nghệ thuật) và những nhóm nhỏ nghệ sĩ khác trên thế giới mà thôi.
“Những yêu thương của chúng ta rồi sẽ mất đi”
Lúc này, Picasso được Đảng Cộng Hòa giao nhiệm vụ vẽ một bức tranh tường (mural) cho Spanish Display, tại Triển lãm Thế giới diễn ra ở Paris.
Những thiết kế ban đầu của ông lấy cảm hứng từ chủ đề “artist studio”, nhưng bạn bè và một số người trong Đảng Cộng Hòa đã nói với ông rằng, Guernica mới nên là trọng tâm của tác phẩm.
Picasso không tiếp nhận lời khuyên đấy. Ông không muốn tác phẩm của mình chỉ mang tính chất tuyên truyền đơn thuần. Nhưng mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, vào ngày 1 tháng 5, ông đọc được những chuyện tai nghe mắt thấy từ bài viết của George Steer, kể về cuộc tấn công ập đến Guernica, ông biết mình cần phải làm gì đấy để đóng góp trong việc chấm dứt sự tàn bạo trên. Sau khi đưa ra một quyết định trọng đại, Picasso đã dồn tâm huyết trong vòng 35 ngày để tạo ra tuyệt phẩm thể hiện tài năng xuất chúng của ông.
Người nghệ sĩ , họ thường chỉ làm việc trong thầm lặng, nhưng lần này Picasso cho phép nhiếp ảnh gia Dora Maar ghi hình lại toàn bộ quá trình hoàn thành tác phẩm của mình. Picasso mong muốn nâng cao ý thức mọi người về sự tàn bạo trong chiến tranh, nên quá trình thực hiện tác phẩm đã được truyền bá rộng rãi hết sức có thể đến cho đại chúng.
Theo Picasso, làn sóng chủ nghĩa phát xít đại diện cho mối hiểm họa khôn lường đến đời sống nhân loại lúc bây giờ. Một người bạn của Picasso, Michel Leiris, nhận thấy có những mầm mống nguy hiểm sắp sửa xảy ra khi nhìn vào bức vẽ. Leiris lúc đó đã chia sẻ cảm nhận “một hồi chuông báo tử cho tất cả mọi người: Những yêu thương của chúng ta rồi sẽ mất đi”
Picasso chia sẻ trong khi tiến hành thực hiện tác phẩm:
Trong tác phẩm tôi đang thực hiện, mà tôi sẽ đặt tên cho nó là Guernica, và cả trong những bức gần đây nhất, tôi thể hiện sự ghê tởm của chiến tranh, thứ mà đã nhấn chìm Tây Ban Nha vào vùng biển chết chóc và đau khổ.
Trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa, cuối cùng bức vẽ cũng hoàn thành vào ngày 4 tháng 6, nó được giới thiệu cho đại chúng nhiều lần trước khi mang đến cuộc triển lãm quốc tế.
Cách tân và thần thoại
Có người cho rằng Maar đã mời Picasso đi tham quan một cuộc triển lãm nhiếp ảnh và có lẽ chuyến đi ấy đã dẫn dắt ông quyết định sử dụng các sắc thái trắng đen trong nhiếp ảnh lên bức vẽ tường của mình.
Bức tranh mô tả cuộc thảm sát trong một không gian mở, khó hiểu và hỗn loạn. Bên trái là một con bò đứng cạnh một người đàn bà đau khổ với đứa con đã chết trong vòng tay. Một người lính bị đứt từng khúc nằm dài trên nền đất, vết gãy nơi thanh kiếm nở lên một đóa hoa.
Tất cả những khối hình đều bị biến dạng méo mó trong các tác phẩm của Picasso trong những năm 1930. Hình dáng con người bị phá vỡ, chân tay họ bị chèn ép để phù hợp với vẻ bi ai tột cùng. Làn da phẳng lì như những mảnh giấy được cắt ra. Duy nhất hình ảnh con ngựa (một phần) là được tô bóng. Phần trung tâm là một bãi lộn xộn các khúc chân tay, bóng đổ, và những đường nét cơ thể bằng thứ mực rất đen.
Chuyện người nghệ sĩ tự xây dựng ra các câu chuyện thần thoại trong các bức vẽ khá phổ biến trong suốt những năm 1930. Sự kết hợp những yếu tố thần thoại và phong cách vẽ trắng-đen như trong nhiếp ảnh, đã tạo được sứt hút kỳ lạ đến người xem. Nếu tác phẩm được tô vẽ nhiều màu sắc, chúng chắc hẳn rất lạc nhịp, không tạo được sự đồng cảm khi sự tàn bạo đã phủ một màu u tối lên những nạn nhân xấu số, đáng thương.
Cuộc triển lãm tàn khốc
Vào tháng 7 năm1937, bức vẽ của Picasso được đặt tại Spanish Pavillion trong một buổi triễn lãm tranh quốc tế. Chủ đề của triển lãm—công nghệ—bị bỏ qua hoàn toàn, vì chính quyền Tây Ban Nha kêu gọi mọi tác phẩm phải đánh mạnh vào cuộc nội chiến và những tàn phá của Franco lên nền dân chủ.
Bức vẽ của ông bị chỉ trích nặng nề từ phía cánh tả khi không vạch trần được nhiều sự thật trong cuộc nội chiến. Vài người trong phái đoàn Tây Ban Nha thì cho rằng những nét vẽ trong bức tranh thì như trẻ con. Một tác phẩm khác được đánh giá cao hơn, Madrid 1937 (Black Aeroplanes), của Ferrer de Morgago khi miêu tả với phong cách tự nhiên hơn.
Các nhà phê bình luôn cho các tác phẩm nghệ thuật của Picasso là “con nít bốn tuổi cũng vẽ được”. Nhưng Picasso luôn luôn bỏ ngoài tai những lời bình luận từ những người mà ông cho là theo lối mòn truyền thống. Ông từng chia sẻ rằng: “Tôi chỉ toàn tâm toàn ý đến việc làm sao đặt sự nhân đạo nhiều hết mức có thể vào trong các bức vẽ. Chẳng phải mọi người luôn nhìn cuộc sống bằng những góc độ khác nhau đó sao? Tôi luôn luôn vẽ những gì tôi nhìn thấy và cảm nhận được.” (Picasso inArts de France number 6, 1947)
“Cảm nhận” mới là vấn đề chính ở đây. John Berger, một nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật đã ca ngợi chính phong cách lập thể rất riêng này của Picasso, đã cho phép ông truyền tải được những nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn một cách chân thực và sống động nhất.
Vào năm 1939, khi Franco chiến thắng sau cuộc nội chiến, bức vẽ đã được di chuyển sang New York, nơi mà nó được mang đi khắp các đường phố cho mọi người xem trước khi giao phó cho bảo tàng Nghệ Thuật Hiện Đại ở New York (MoMA).
Một tác phẩm trải qua nhiều thử thách
Trong những năm tháng được canh giữ cẩn thận tại MoMA, Guernica được coi là một biểu tượng trường tồn trong việc kháng chiến bằng tranh vẽ. Đây chắc chắn là một tài liệu nghiên cứu lịch sử quí giá, và cũng là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc trong thời kì hiện đại, nhưng cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đem đến một góc nhìn khác.
Khoảng đầu năm 1970, Art Workers Coalition đã tổ chức một cuộc biểu tình chống chiến tranh ngay trước Guernica. Hàng ngàn người dân đã giơ cao các hình ảnh xác chết phụ nữ, và trẻ em trong cuộc thảm sát Mỹ Lai vào nằm 1968. Nelson Rockefeller và William S. Paley, hai người được ủy thác, cũng phản đối rất quyết liệt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Trong những thập kỷ tiếp, bức vẽ tường của Picasso đã trở thành nguồn cảm hứng kháng chiến bất tận. Suốt những thập kỷ sau đó, bức vẽ đã trở thành một điểm đến quen thuộc trong các cuộc biểu tình. Một người Mỹ gốc Iran, Tony Shafrazi đã xịt một dòng sơn đỏ với nội dung “Kill Lies All” lên bức vẽ. Anh xem đó như là một sự hợp tác để chống lại chiến tranh, sau khi nghe tin đại úy William Calley được thả ra, người thừa nhận đã ra lệnh tàn sát toàn bộ phụ nữ và trẻ em ở Mỹ Lai. “Tôi mong muốn bức vẽ có thể bắt kịp các vấn đề xã hội, tôi lục tìm từ trong lịch sử và mang cho nó một hơi thở mới,” anh giải thích trong một tạp chí năm 1980.
Anh đã lo quá xa. Ngày nay, Guernica đã xuất hiện hầu hết ở khắp mọi nơi từ sách vở, tạp chí, các lời chỉ trích, dèm pha hay thậm chí banner, tranh tường, tem dán, huy hiệu, và các thể loại nghệ thuật khác đã mô phỏng lại cảnh tượng tàn độc, dã man trong bức tranh gốc.
Franco mất vào tháng mười một năm 1975 và chủ nghĩa độc đài của ông sụp đổ theo. Năm 1978 chính quyền Tây Ban Nha thống nhất lại nền dân chủ, bức tranh cuối cùng cũng quay trở về đất nước Tây Ban Nha.
Các cuộc chiến vẫn không hề chấm dứt. Nhà nhiếp anh gan dạ và đầy kĩ năng Sergey Ponomarev, cùng với cộng sự Chris Hondros đã chụp lại một tấm ảnh diễn tả sự đau khổ rất sống động, nỗi sợ hãi tràn lấp trong tầm hình, làm cho chúng ta cảm thấy thật đau thương khôn xiết. Những mảng cắt sáng tối quá sắc bén, sự tương phản giữa người lính và đứa bé gái đang bất lực ngã quỵ xuống; chiếc váy hoa, những vệt máu văng tung tóe; người lính và khuôn mặt gào thét của đứa bé ẩn sau tấm màn tối.
Tấm ảnh trên có sức ẩn dụ rất sâu sắc, không chỉ làm tầm quan trọng của nó trở nên mạnh mẽ, mà dường như đã tạo nên mối tương quan mật thiết với Guernica. Không phải những hình ảnh ghê tởm của chúng làm ta mất hết niềm tin vào đạo đức, mà đây chính là cách truyền đạt được dùng hết sức khéo léo và nghệ thuật.
Guernica không phải là một tài liệu nghiên cứu. Sự thật đằng sau không phải là vấn đề đáng nói, mà là sự đồng cảm, chuyện bạn rút ra được gì từ những cảm xúc sâu mạnh khi nhìn vào các bức vẽ kì dị và rùng rợn đó.
Người dịch: Đông Đông
Nguồn: Medium