Gốm Việt của cô gái Pháp - Camille

Dịu dàng, nữ tính, nhỏ xinh trong chi tiết tạo hình, kết hợp màu men trên nền cốt gốm được biểu đạt tự do. Khi mong manh, khi đậm nhạt, tan chảy, tạo vẻ ngoài biến ảo của một dòng gốm gia dụng thú vị, dễ cảm nhận, dễ sử dụng; tất cả đều do Camille – cô gái xinh xắn của vùng Montpellier, Pháp – người phải lòng gốm Việt thực hiện.

Giới nghệ sĩ Hà Nội, đặc biệt là cộng đồng sáng tác gốm mỹ thuật từ lâu đã quen với hình ảnh một cô gái Pháp duyên dáng, hiền lành, biết làm cơm Việt thuần thục, nói tiếng Việt trôi chảy, suốt ngày tỉ mẩn, cặm cụi với đất sét bên bàn xoay không biết mệt mỏi. Đó chính là Camille – một thợ gốm trong lao động và một nghệ sĩ gốm trong tư duy sáng tác các dòng gốm gia dụng, với chén bát, bình, lọ, đĩa, ấm trà… theo phương pháp thủ công truyền thống của gốm Việt.

idesign gomcamille 01
Vẻ đẹp của gốm Camille đến từ yếu tố thủ công trong suốt quá trình chế tác.

Tốt nghiệp chuyên ngành về Môi trường, nhưng vì tình yêu nét đẹp thủ công của gốm Việt, Camille tìm đến Việt Nam, học làm gốm ở Bát Tràng, thọ giáo tiếp các nghệ sĩ gốm ở xưởng tư nhân quanh Hà Nội, tính đến nay cũng đã hơn 4 năm. Thời lượng đủ dài để Camille cho ra dòng gốm mang tên mình, nhỏ gọn, xinh xắn, giản đơn trong chi tiết, tinh tế trong tạo hình, với điểm nổi bật là kỹ thuật vuốt bàn xoay, tạo cốt gốm mỏng. Sự kỳ công trong tạo dáng khiến các sản phẩm gốm Camille vừa mang tính mỹ thuật, kỹ thuật, vừa đầy vẻ nữ tính với ngoại hình trông rất mong manh, thanh thoát.

idesign gomcamille 02
Chén ăn cơm mang hoa văn lá mộc với nhấn nhá của kỹ thuật men chảy tạo nét duyên cho sản phẩm.

Những đường nét trang trí trên sản phẩm cũng được biểu đạt tối giản, chỉ là một cành lá, vài đường chấm phá khắc chìm, điểm xuyết những dấu men là đủ diễn tả một góc thiên nhiên thu nhỏ trên cốt gốm. Camille chia sẻ cô rất thích ứng dụng những chi tiết từ thiên nhiên, hoa lá đưa lên thân gốm để trang trí, ứng dụng lối phủ men bằng phương pháp chấm, phun, hoặc tạo men chảy tự nhiên, đem lại hiệu ứng đặc biệt trên trang trí gốm khiến tác phẩm của Camille thêm mềm mại và duyên dáng hơn.

idesign gomcamille 05

Yếu tố thủ công là chi tiết nổi bật trong các sản phẩm gốm gia dụng của Camille, từ lối tạo hình đến hoa văn trang trí, với ý tưởng sáng tác bắt nguồn từ hình ảnh thiên nhiên.

idesign gomcamille 06
Tự mình thực hiện các công đoạn giúp Camille kiểm soát và hoàn thiện dần kỹ thuật làm gốm Việt theo phương pháp thủ công.

Nguồn: elledecoration

Cùng tác giả

#Tag

camille elle gốm nghệ thuật thủ công

iDesign Must-try

Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 6)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 6)
Mối quan tâm nhen nhóm từ những năm 1960 đối với nghệ thuật và khoa học đã tạo cơ hội để phát triển các công trình lai, cũng như các…