3 bộ tem đầu tiên về nghệ thuật Hát Bội Việt Nam

Hát Bội, còn gọi là Hát Bộ hay Tuồng, là nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, diễn lại chuyện xưa tích cũ, gợi những đức tính trung, hiếu, tiết, nghĩa của người xưa để làm gương sáng cho thiên hạ soi chung. Hát Bội có tính tượng trưng, quy củ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, giọng hát, điệu bộ và văn chương.

Nghệ thuật sân khấu đã có từ thời Lý và thường thấy trong các dịp tiệc tùng hay tế lễ. Cho tới thời Trần thì nghệ thuật này mới phát triển. Trong năm Thiệu Bảo (1278-1285) đời vua Trần Nhân Tông, quân ta đại phá quân Nguyên, bắt được người phường tuồng là Lý Nguyên Cát ở trong quân của Toa Đô. Nguyên Cát khéo múa hát, phỏng theo tiếng ta, làm ra các vở tuồng hay như vở “Vương Mẫu Hiến Bàn Đào”. Vua Trần vì mến tài, đã cho phép Nguyên Cát ở lại nước Đại Việt để hướng dẫn nghệ thuật sân khấu.

Hát Bội phát triển, trưởng thành và khởi sắc vào thời Nguyễn, dưới triều vua Tự Đức. Chính nhà vua và một số quan lại trong triều đã sáng tác một số tuồng Hát Bội để đóng góp cho nghệ thuật này.

Phong trào Hát Bội lan rộng và cực thịnh vào thời vua Thành Thái. Do khi đó thực dân Pháp đang xâm chiếm nước ta với chiêu bài “bảo hộ” nên mọi hình thức chống đối chính quyền bảo hộ đều bị đàn áp. Vì vậy, Hát Bội được coi là nghệ thuật độc đáo để qua mặt nhà cầm quyền Pháp nhằm ca tụng tinh thần ái quốc, cổ vũ tinh thần kháng Pháp của dân tộc.

Để tôn vinh loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền này, ngày 23-2-1975, Bưu chính VNCH đã phát hành bộ tem “Hát Bội” gồm 3 mẫu, kích thước 40 mm x 30 mmm, giới thiệu 3 tuồng Hát Bội tiêu biểu:

 

Tem 25đ: Lão tướng Phàn Định Công đang trấn ở San Hậu, hay tin thái sư Thiên Lăng soán ngôi vua Tề đã cấp tốc cử binh về triều vấn tội loạn thần trong tuồng “San Hậu”.

 

Tem 40đ: Quân sư Dư Hồng dùng chiêu lạc hồn bắt đại tướng Cao Hoài Đức trong tuồng “Tam Hạ Nam Đường”.

 

Tem 100đ: Đệ tử của Lê Sơn Thánh Mẫu là Lưu Kim Đính vâng lời cha đến Nam Đường cứu giá vua Tống Thái Tổ bị vây khốn tại thành Thọ Châu trong tuồng “Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu”.

Bộ tem này được phát hành với những con dấu đặc biệt “Ngày đầu tiên” tại các bưu cục: Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng và Huế.

Đây là một bộ tem đẹp do 3 họa sĩ thiết kế: Nguyễn Hiệp (mẫu 25đ), Nguyễn Siên (mẫu 45đ) và Nguyễn Thanh Trúc (mẫu 100đ); được in họa ảnh 4 màu trên giấy có keo tại nhà in Thomas de la Rue, Basingstoke (Anh).

Nguồn: vietstamp.net

Cùng tác giả

#Tag

ấn tượng hát bội nghệ thuật sân khấu tem tự hào việt nam việt nam

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…