5 bộ phim tài liệu khiến bạn chậm lại 1 phút khi dùng đồ nhựa
Hàng ngày chúng ta sử dụng đa dạng các loại sản phẩm mà không nghĩ gì về chúng. Tuy nhiên, những sản phẩm như chai nước nhựa, túi ni-lông đựng hàng hóa, điện, và ngay cả xăng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ với môi trường.
Nếu bạn cũng muốn góp sức tạo nên sự thay đổi nào đó, hãy cùng điểm qua 5 bộ phim tài liệu dưới đây sẽ truyền cảm hứng khiến bạn “cân đo, đong đếm” cách bản thân sử dụng nhựa và những sản phẩm khác.
1. Plastic Paradise: The Great Pacific Garbage Patch (Tạm dịch: Thiên đường rác: Đảo rác Thái Bình Dương
Trong bộ phim tài liệu “thiên đường rác” của nhà báo kiêm nhà làm phim Angela Sun, cô sẽ dẫn đường chúng ta đến hòn đảo Midway Atoll lớn tại Thái Bình Dương đang dần hóa bãi rác khổng lồ. Bộ phim phơi bày những vấn đề gây nên bởi lượng tiêu thụ điên cuồng và điều này tác động khắp thế giới xung quanh ta.
2. A plastic ocean ( Tạm dịch: Đại dương rác nhựa)
Trong bộ phim tài liệu “A Plastic Ocean”, đạo diễn Craig Leeson và thợ lặn tự do hàng đầu thế giới Tanya Streeter, cùng với đội ngũ các nhà nghiên cứu và nhà khoa học, khám phá khu vực dễ bị tổn hại của các đại dương.
Chuyến hành trình 4 năm đi khắp thế giới nhằm nhấn mạnh câu hỏi làm thế nào rác nhựa đại dương gây ô nhiễm đến các con sông của chúng ta. Họ khám phá cách những mảnh rác nhựa li ti “nuốt” lấy sự sống đại dương, làm thế nào những chất độc tích trữ trong đó, và làm thế nào con người cuối cùng lại “dùng bữa” cùng những chất độc này. Đây cũng chính là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến ung thư và những vấn đề khác cho sức khỏe con người.
3. Straws (Tạm dịch: Ống hút)
Theo ước tính, người Mỹ vứt hơn 500,000,000 ống hút sau một lần sử dụng trong ngày. Những ống nhựa nhỏ bị thổi đi tại những bải rác, vương vãi trên những con đường và chất lộn xộn tại các đại dương. Các sinh vật biển tưởng nhầm chúng là thức ăn. Bộ phim tài liệu ngắn “Straws” 2017, được dàn dựng bởi đạo diễn Linda Booker ôn lại cho chúng ta lịch sử của việc uống bằng ống hút và giải quyết các vấn đề của hiện thực ngày nay. Chúng ta phải đối mặt với điều này bởi chính nỗi ám ảnh cúa bản thân về những sản phẩm tiện lợi dùng một lần.
4. Pump (Tạm dịch: Máy bơm xăng)
Bộ phim không tập trung vào chủ đề rác thải nhựa, nhưng lại khiến chúng ta ngẫm lại cách mình sử dụng xăng và làm thế nào xăng lại ảnh hưởng đến môi trường. Nhà làm phim tài liệu Joshua Tickell và Rebecca Harrell Tickell đã dựng nên bộ phim tài liệu “Pump” nhằm truyền tải thông điệp rằng còn nhiều nguồn năng lượng thay thế tiết kiệm chi phí và ít gây ô nhiễm hơn xăng.
Dù chúng tôi chỉ tính dưới 5% dân số tại đây, thì người Mỹ đã tiêu thụ khoảng 25% lượng dầu thế giới (Nguồn: Scientific American). Các nhiên liệu thay thế mang đến lợi ích to lớn hơn nhiều so với xăng, và số người mua ô tô điện ngày một tăng, nhưng còn rất nhiều công tác cần phải hoàn thiện để có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu từ nước ngoài. “Pump” chính là một lựa chọn tuyệt vời để tìm hiểu thêm về những phương cách thay thế khác.
5. Bag it ( Tạm dịch: Túi nhựa)
Bộ phim tài liệu “Bag it” xoáy mạnh vào hành động lạm dụng túi nhựa và những sản phẩm từ nhựa khác. “Bag it” là một bộ phim nhẹ nhàng mang tính giải trí và giáo dục vì bộ phim “tố cáo” sự thật chúng ta luôn cho rằng rác nhựa và những sản phẩm sử dụng thường nhật có thể tái sử dụng, nhưng thực chất là hoàn toàn không thể.
“Bag it” sẽ để lại cho người xem một ấn tượng sâu sắc, cho người xem thấy được sự làm ngơ với những sản phẩm nhựa họ dùng mỗi ngày. Thí dụ, trước đây, sữa từng được đựng trong những chai thủy tinh. Giờ đây lại là hộp các tông cùng với nắp nhựa. Những chiếc nắp nhựa ấy trôi lạc về đâu khi bạn ném chúng đi? Tất cả chúng đều có thể tái chế? Suy ngẫm nhiều hơn về những sản phẩm bạn sử dụng, và bạn sẽ phát giác tất cả rác nhựa đều hiện diện xung quanh bạn.
5 bộ phim tài liệu đều cố gắng truyền tải cho chúng ta thông điệp xanh qua những thước phim thật nhất về khung cảnh bừa bộn rác ở khắp đại dương, trên khắp thế giới. Đây không phải là lời đe dọa, mà là lời cầu cứu từ môi trường đến cá nhân mỗi người chúng ta: Ngẫm lại và hành động.
Nguồn: onegreenplanet
Ảnh bìa: Zak Noyle
Người dịch: Jane