Bóc trần sự cám dỗ của tranh giả trong phim tài liệu ‘Made you look: A True Story about Fake Art’ trên Netflix
Những bức tranh bạn từng xem trên mạng, bao nhiêu phần trăm bạn nghĩ nó là thật?
Chủ đề liên quan:
- I Lost My Body (Netflix): Bàn tay lưu giữ ký ức và những khung hình 2D được tạo từ 3D Blender
- 10 vụ trộm nổi tiếng làm rúng động thế giới nghệ thuật
- Phim Cuties trên Netflix: Chân thực, táo bạo hay phản cảm?
- Klaus (Netflix): Bộ phim trong trẻo về lòng tốt giữa thế giới đầy hận thù và sự tri ân cho phim hoạt hình truyền thống
- 12 chương trình và phim trên Netflix dành cho dân thiết kế (Phần 1)
Thực sự là mình không muốn việc tìm kiếm hình ảnh tác phẩm nghệ thuật trên mạng, đặc biệt là những bức tranh vẽ bởi họa sĩ nổi tiếng của các bạn trở nên tiêu cực và khó khăn hơn đâu.
Nhưng khi thực hiện bài viết này và bắt đầu tìm kiếm “tranh giả” – “tranh thật”, mình đã cảm thấy hoang mang vô cùng. Nó vô tình khiến bản thân mình lạc trong vòng xoáy thực ảo ấy và phải mất một khoảng thời gian nhất định, nhìn tới nhìn lui mình mới phân biệt được chúng.
Nếu bạn vẫn chưa tin, dưới đây mình có một số ‘tranh thật – tranh giả‘ của các họa sĩ nổi tiếng để chúng ta cùng nhau nhận định điều này.
Jackson Pollock
Mark Rothko
3 4
Robert Motherwell
5 6
Qua 6 bức tranh trên, bạn có phân biệt đâu là tranh thật của những họa sĩ nổi tiếng không…? Nếu vẫn đang phân vân thì câu trả lời mình sẽ bật mí ở cuối bài viết này nhé.
Trở về với chủ đề “Tranh Giả”, từ lâu nó đã là vấn đề nhức nhối của giới hội họa nói chung, khi hàng năm các tổ chức nghệ thuật luôn tìm ra những đường dây buôn bán tranh giả mạo từ quy mô nhỏ cho đến quy mô lớn.
Một tác phẩm thật của những nghệ sĩ nổi tiếng luôn có giá bán khá đắt đỏ, còn tác phẩm giả thì thấp hơn thế hàng chục lần. Đây chính là nguồn cơn và cơ hội để những tay buôn đồ giả lừa những khách hàng dễ tin. Bên cạnh đó những tác phẩm giả mạo đôi khi còn đem đến cảm giác thực khó tin và qua mắt được cả những chuyên gia hàng đầu.
“Đẹp quá…Tranh Rothko đấy!”. Ảnh: Variety
Chắc hẳn bạn đang rất tò mò về “Fake Art” và không biết thế giới này được vận hành như nào…, Made you look: A True Story about Fake Art (Tựa tiếng Việt trên Netflix: “Bạn đã bị lừa: Câu chuyện thật về thế giới tranh giả“) sẽ cho bạn góc nhìn trực diện nhất về thế giới đầy lừa lọc và cám dỗ này.
Bộ phim được chỉ đạo bởi đạo diễn người Canada – Barry Avrich. Trước đó ông cũng đứng đằng sau rất nhiều tác phẩm tài liệu tạo được tiếng vang lớn như: Blurred Lines: Inside The Art World (2017), Prosecuting Evil (2018),…
Made you look ra mắt trên Netflix và hồi trung tuần tháng 2 năm nay, ngay sau đó đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng cũng như giới phê bình. Trên IMDB đã đánh giá bộ phim tài liệu này ở mức 7/10 sao, trong khi đó chuyên trang Rottentomatoes cũng để ‘độ tươi’ của phim là 83% .
“Made you look là một bộ phim tài liệu cực kì hấp dẫn và sống động về thế giới nghệ thuật vốn đã xa lạ, bộ phim thu hút người xem ở hai điều: Ai đã có thể tạo ra những bức tranh giả trông đáng kinh ngạc như thế? Và thậm chí sau đó, làm thế nào mà tất cả các chuyên gia lại có thể bị lừa? “
Owen Gleiberman từ trang Variety đã nhận xét trên Rottentomatoes
Made you look: A True Story about Fake Art xoay quanh vụ bê bối nghệ thuật lớn nhất lịch sử Hoa Kì của phòng tranh nổi tiếng Knoedler, khi họ đã bán hơn 80 triệu đô từ các bức tranh giả của những họa sĩ nổi tiếng như Jackson Pollock, Mark Rothko,… trong suốt 20 năm
Theo lời kể của Ann Freedman, giữ vai trò quản lí Knoedler hơn 32 năm, là người trực tiếp thương thảo cho các thương vụ mua bán của Knoedler từ lúc mua của “vị khách giấu tên” cho đến khi bán lại chúng cho các nhà sưu tầm.
Thuộc thể loại tài liệu nhưng bộ phim không hề bị sa đà vào lối kể chuyện một chiều dẫn đến nhàm chán. Không hề có một người dẫn chuyện nào cụ thể mà toàn bộ mạch phim được dẫn dắt bởi những câu thoại trả lời phỏng vấn của các nhân vật, điều này vô hình đặt người xem vào dòng chảy của câu chuyện và cảm giác chúng ta đang hiện diện ngay đó.
Nhịp điệu của Made you look không hề bị một màu, mà luôn có những tình tiết khiến người xem ở trong nhiều trạng thái khác nhau khi nhẹ nhàng khi dồn dập và Barry Avrich đã khéo léo kết hợp điều ấy với những bản nhạc cùng nhịp độ làm cho mọi thứ chân thực và gần gũi nhất có thể.
Tuy nhiên một chút lưu ý nhỏ là bộ phim tài liệu này mang đến rất nhiều thông tin mà chúng ta cần tập trung để xử lý, cùng với đó là không có người dẫn mà chỉ là các câu thoại phỏng vấn nên một số phân đoạn người xem sẽ có cảm giác đang đuổi theo câu chuyện.
Nhưng đó không phải vấn đề quá lớn và ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của Made you look: A True Story about Fake Art. Đây hoàn toàn là một bộ phim đáng để xem dành cho những bạn yêu nghệ thuật và muốn hiểu sâu hơn về thế giới này. Sau cùng khi đến cuối bộ phim, người xem sẽ tìm được câu trả lời cho 3 câu hỏi :
- Quá trình tạo nên một bức tranh giả ?
- Vì sao những bức tranh này qua mắt được rất nhiều chuyên gia ?
- Ai là người đứng sau tất cả ?
Và bạn có thể khám phá điều ấy ở đây: Made you look: A True Story about Fake Art.
Trả lời cho câu hỏi đặt ra lúc đầu : Những bức tranh nào là giả của các họa sĩ.
Đó là bức số 2, 3, 5
Cả 3 bức này đều nằm trong vụ bê bối của phòng tranh Knoedler trong đó:
- Bức tranh giả của Jackson Pollock, Knoedler mua 750,000$ và bán đi 2,000,000$
- Bức tranh giả của Mark Rothko, Knoedler mua 950,000$ và bán đi 8,300,000$
Biên tập: Hoàng