Chiêm ngưỡng triển lãm của Francis Upritchard với những hình nộm đầy ma quái

Mùa thu này, đánh dấu sự kiện The Curve nhận tác phẩm triển lãm lần thứ 30 tại The Barbican, nghệ sĩ người New Zealand hiện đang sống tại London Francis Upritchard đã tạo ra tác phẩm sắp đặt mới.

Vẽ nên từ những hình nộm thủ công, kết hợp với các chi tiết từ văn học và lịch sử, Upritchard đã thúc đẩy lĩnh vực này theo những hướng mới, tạo nên một ngôn ngữ thị giác độc đáo chỉ cô mới có.

Chơi đùa với kích thước, màu sắc và chất liệu, Upritchard đã lấp đầy không gian triển lãm với một loạt những chất liệu khác nhau, nhiều hình hài sắc màu và các đồ vật chiết trung. Cô bắt đầu với những tượng đất sét màu sắc với nhiều tư thế khác nhau, vận lên người trang phục làm tay được cố định bằng các giá đỡ, dẫn đến một loạt các kệ kim loại và thuỷ tinh đặt làm đến trần nhà, trưng bày một chiếc mũ nỉ cỡ nhỏ.

Dần dà khi triển lãm bắt đầu lật mở, màu sắc nhạt nhoà chầm chậm toả ra từ những bức tượng như các nhân vật to lớn làm từ balata, một loại nhựa tự nhiên thu hoạch từ Brazil. Những thứ này lấy cảm hứng từ hình chạm nổi ở đền Parthenon; các sinh vật từ tiểu thuyết viễn tưởng; và các nhân vật trong truyện dân gian Nhật Bản của Ashinaga-Tenaga (Long Legs and Long Arms), người ca tụng những phẩm chất giữa mối quan hệ công việc ôn hoà, nối liền truyền thống nơi không có văn hoá thống trị nào làm con người bất hạnh.

Francis Upritchard Mandrake, 2013 Photograph by Anna Arca © Francis Upritchard, courtesy Kate MacGarry, London

“Tôi mường tượng ra một triển lãm có thể làm việc với nhiều kiến trúc sư Barbican theo trường phái Brutalism sử dụng đá, gỗ, thuỷ tinh và kim loại – thô mộc nhưng đầy cảm tính với những tác phẩm tinh tế, lạ lùng và đôi khi hơi sắc màu quá của tôi ở trên,” cô giải thích. “Tôi đang suy nghĩ về The Curve như một dải cầu vồng chơi đùa cùng biến dạng hình dáng và kích thước.”

Tác phẩm của Upritchard mang nét đặc trưng bởi việc gợi sự tò mò và hứng thú khám phá hình thể con người, từ những hiệp sĩ trung cổ cho đến những người du mục trong tương lai đang ngồi thiền, những nhân vật được tạo tác bằng tay với đất sét polymer cùng làn da được sơn màu đơn sắc hoặc với hoạ tiết lưới.

Francis Upritchard Lemon Waistcoat, 2016 © Francis Upritchard, courtesy Kate MacGarry, London

Du hành qua nhiều nền văn hoá và mốc thời gian, nhân vật của cô từ chối những cách phân loại đơn giản, mà phải chăm chú quan sát để đạt được nhiều tầng nghĩa. Chăn đan tay, lụa nhuộm và những bộ phục trang đặt riêng thường tôn lên dáng vẻ các bức tượng kết hợp với đồ vật.

Upritchard còn thường tạo nên các tác phẩm sắp đặt điêu khắc từ các đồ vật như lọ hoa, đĩa, đèn hoặc lư thấm đẫm hình hài thuyết hình nhân và cẩn thận sắp xếp chúng vào môi trường nhà ở bí ẩn. Gần đây, cô thử nghiệm với cả hình dáng và chất liệu, tạo nên một nhóm khủng long từ giấy bồi và nhựa cây hoang dã từ Brazil.

Francis Upritchard: Wetwang Slack bắt đầu triển lãm tại The Curve vào 27/09/2018.

Francis Upritchard Traveller’s Collection, 2003 Photograph by Christian Capurro © Francis Upritchard, courtesy Kate MacGarry, London
Francis Upritchard Hari’s Urns, 2004–06 © Francis Upritchard, courtesy Kate MacGarry, London
Francis Upritchard Makiko, 2016 © Francis Upritchard, courtesy Kate MacGarry, London
Francis Upritchard Installation view of Viva Arte Viva, 2017, 57th Venice Biennale © Francis Upritchard, courtesy Kate MacGarry, London
Francis Upritchard Seraphina Purple Kiss, 2016 © Francis Upritchard, courtesy Kate MacGarry, London
Francis Upritchard Installation view of Save Yourself, 2009, 53rd Venice Biennale © Francis Upritchard, courtesy Kate MacGarry, LondonPortrait of Francis Upritchard. Photo by: Nicole Bachmann
Portrait of Francis Upritchard. Photo by: Nicole Bachmann

Nguồn: creativeboom

Cùng tác giả

#Tag

may mặc nghệ thuật tạo hình thủ công trang phục Triển lãm tuồng văn hóa điêu khắc

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Những tác phẩm sắp đặt dưới nước tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ các nhân vật trong lễ hội Spicemas
Những tác phẩm sắp đặt dưới nước tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ các nhân vật trong lễ hội Spicemas
Năm 2006, nghệ sĩ người Anh Jason deCaires Taylor đã thành lập Công viên điêu khắc dưới nước Molinere, một nơi trưng bày nghệ thuật độc đáo dưới lòng bờ…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…