/Tách Lớp/ Sự yên tĩnh bí ẩn trong Nighthawks của Edward Hopper


/Tách Lớp/ là loạt bài chúng mình cùng các bạn khám phá các tác phẩm hội họa nổi tiếng và tìm hiểu điều gì khiến chúng được yêu thích đến vậy.


Một bức tranh khắc họa chân thực bầu không khí của nước Mỹ những năm 40 của thế kỷ trước. Nighthawks không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà còn là hình ảnh ghi dấu về một thời đầy thách thức trong lịch sử xứ cờ hoa.

Nighthawks – 1942, Edward Hopper

Nighthawks là một trong số những tác phẩm hội họa nổi tiếng của thế kỷ 20, được vẽ vào năm 1942 dưới bàn tay của danh họa người Mỹ – Edward Hopper. Bức tranh miêu tả bốn người trong một quán cafe vẫn sáng đèn vào lúc nửa đêm trên một con phố ở New York. Hình ảnh có vẻ đơn giản và không lạ lẫm gì ở một nơi như nước Mỹ nhưng tại sao bức tranh lại thu hút sự chú ý của nhiều người đến vậy, và trở thành tác phẩm biểu tượng của Edward Hopper.

Cùng chúng mình tìm hiểu nhiều hơn về Nighthawks trong số ‘Tách Lớp’ lần này nhé.

Yếu tố thị giác

Những năm đầu thập niên 1940s, lịch sử nghệ thuật thế giới nói chung đánh dấu sự lên ngôi của các trường phái như: Trừu Tượng, Lập thể, Dã Thú,… đặc biệt là Trừu Tượng khi mang đến cho người xem cách cảm nhận nghệ thuật rất khác biệt.

Tại thời điểm đó, Nighthawks ra đời như một “nét vẽ” đặc biệt, mang phong cách hiện thực xã hội, tác phẩm vẽ nên bầu không khí hiu quạnh, vắng vẻ tại đất nước vốn được biết đến là nơi náo nhiệt nhất thế giới.

Thoạt nhìn đầu tiên, người xem sẽ có cảm nhận bức tranh mang hơi hướng điện ảnh. Điều này đến từ kích thước của Nighthawks có số đo 152×85 cm, gần tỉ lệ với khung hình 16:9 thường được sử dụng trong các rạp chiếu phim. Bên cạnh đó là bảng màu mang tính đối lập cao, khi Edward Hopper sử dụng 2 tông màu chủ đạo tương phản rõ ràng là xanh Sacramentovàng Lemon.

Bảng màu này gợi nhắc phần nào đến ánh sáng trong Joker(2019), diễn tả sự cô độc con người trong một xã hội lạnh lẽo, con người ở gần nhau về thể xác nhưng lại cách xa nhau về mặt cảm xúc.

Ở hậu cảnh, Hopper cũng sử dụng cặp màu bổ túc giữa xanh Sacramentođỏ Brick, tạo nên điểm nhấn ở mảng tối, gây hiệu ứng thị giác với người xem và làm cho không gian trở nên liền mạch với nhau.

Ngoài ra, bố cục trong Nighthawks cũng là một điểm rất độc đáo, với tổ hợp của nhiều đường thẳng mạnh mẽ tạo nên bởi hàng ghế đẩu, quầy bar và đường nét của ngôi nhà. Góc hút hướng về phía bên trái tăng chiều sâu cho bức tranh. Hình ảnh quán cafe được đặt góc bên phải chiếm gần 2/3 diện tích khung hình, cùng với tông màu tương phản làm nên nét nổi bật cho bối cảnh chính.

Bên trong quán cafe là bốn người gồm 1 người phục vụ và 3 vị khách nhưng mối quan hệ giữa họ đều không thực sự rõ ràng.

Chi tiết hai vị khách

Hai vị khách ngồi gần nhau này nhìn qua có vẻ thân thiết nhau, bàn tay hai người chồng lên nhau nhưng không hề chạm vào nhau. Nét mặt của họ tỏ rõ vẻ buồn chán vì đang chờ đợi điều gì, có thể họ là hai người xa lạ, hoặc, là đang xa cách nhau giây lát.

Vậy điều gì đã diễn ra trong bức tranh này?

Câu chuyện xây dựng nên Nighthawks

Để có được toàn bộ cấu trúc hình ảnh cuối cùng cho Nighthawks, Hopper đã phải trải qua nhiều lần sửa đổi phác thảo, từ khung hình chính, các vật thể cho đến nhân vật trong tranh.

Bản phác thảo cuối cùng

Tháng 1/1942, viết trong bức thư gửi em gái Edward Hopper là Marion , vợ của ông, bà Josephine đã hào hứng chia sẻ: “Ed đã hoàn thành một bức tranh vô cùng tuyệt đẹp – nó là quán cafe buổi đêm với 3 nhân vật. Night Hawks sẽ là một cái tên tuyệt hay cho nó. Ed tạo dáng cho 2 người đàn ông, còn tôi là người phụ nữ. Anh ấy đã vẽ xong nó trong một tháng rưỡi.

Hình ảnh phác thảo vị khách nữ từ chính người vợ của Hopper

Ngoài hình ảnh ba vị khách do chính vợ chồng Hopper đóng giả, kiến trúc trong Nighthawks cũng được ông góp nhặt từ nhiều địa điểm phác thảo thực tế. Từng có giả thuyết bối cảnh trong bức tranh là một địa điểm gần nhà của Hopper, cụ thể là khu Greenwich.

Nhưng khi tìm hiểu thực tế họ lại không hề tìm thấy có góc kiến trúc nào như này cả và nó hoàn toàn được dựng nên từ nhiều lần cắt ghép và phối cảnh khác nhau theo ý tưởng của Hopper. Duy chỉ có không khí vắng lặng trong Nighthawks là điều chắc chắn.

Quay ngược thời gian trở về thời điểm Hopper vẽ bức tranh, lúc này Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng và gặp nhiều khó khăn. Bức tranh được hoàn thành sau vài ngày cuộc chiến Trân Châu Cảng nổ ra, người dân New York trong tình cảnh hoang mang, lo sợ về những đợt tấn công tiếp theo.

Thành phố đã phải tổ chức nhiều cuộc tập dượt mất điện phòng trường hợp New York bị tấn công. Nhưng Hopper không hề quan tâm và vẫn để cho đèn trong studio của mình sáng.

Josephine đã viết lại trong nhật ký của mình:
“Ed không hề mảy may đến viễn cảnh chúng tôi sẽ bị đánh bom.”

Đây là bầu không khí mà Nighthawks được tạo ra, một tương lai bấp bênh, đen tối như màn đêm đang bao trùm lấy những vị khách trong quán cafe này. Cái cảm giác lạnh lẽo, xa lánh ấy là điều dễ hiểu bởi trong họ là một nỗi ưu tư riêng, những lo lắng về tháng ngày tiếp theo mình sẽ đấu chọi lại thế nào với thực tại khốc liệt này.

Hopper từng chia sẻ ông không muốn các yếu tố hoàn cảnh lịch sử tác động lên tác phẩm của mình, và muốn chúng được sống trong tâm tưởng của riêng từng người.

Nhưng thực sự Hopper đã lột tả quá tốt cái cảm giác yên tĩnh đầy bí ẩn, chúng ta – những người xem như đang sống trong khoảnh khắc ấy, độc bộ trên con phố New York và đứng cách quán cafe kia có 20m nhìn vào.

Ý nghĩa biểu tượng

“Một tác phẩm để đời là khi nó thể hiện được đời sống nội tâm của người nghệ sĩ ra bên ngoài, và đời sống nội tâm ấy sẽ dẫn người xem đến thế giới quan của anh ta”

Edward Hopper

Có thể cái cảm giác cô đơn trong Nighthawks là thứ được người xem tập trung nhiều nhất nhưng hình ảnh mang tính biểu tượng đại diện cho toàn bộ tác phẩm chính là quán cafe kia. Nó giống như studio của Hopper vẫn luôn sáng đèn dù trong hoàn cảnh nào, ánh sáng ấy là niềm tin, sự lạc quan về tương lai, dù thế nào chúng ta vẫn phải tiếp tục sống.

Toàn bộ thành phố New York chìm trong đêm tối và chỉ có duy nhất ánh sáng của quán cafe là trầm ấm nhất, nổi bật nhất. Tựa như ngọn hải đăng dẫn lối cho những tâm hồn đang lạc nhịp.

Biên tập: Hoàng

Cùng tác giả

#Tag

edward hopper Hiện thực xã hội Nighthawks phân tích tranh Tách lớp

iDesign Must-try

/Tách Lớp/ ‘Christmas Homecoming’ - Hình ảnh từ 73 năm trước và giờ là mong ước quý giá của hiện thực
/Tách Lớp/ ‘Christmas Homecoming’ - Hình ảnh từ 73 năm trước và giờ là mong ước quý giá của hiện thực
Norman Rockwell được biết đến là người mang đến những hình ảnh biểu tượng cho ngày giáng sinh của nước Mỹ với tình cảm dịu dàng và gần gũi trong…
/Tách Lớp/ ‘Women Decorating Porcelain’ - Tuyệt tác ánh sáng của Emma Meyer
/Tách Lớp/ ‘Women Decorating Porcelain’ - Tuyệt tác ánh sáng của Emma Meyer
Tuyệt tác của họa sĩ Emma Meyer đưa người xem trở về những năm cuối thế kỷ 19 với ánh nắng rực rỡ ngập tràn không gian và cho chúng…
/Tách Lớp/ Vì sao ‘View of the Flower of Greece’ là kiệt tác phong cảnh của hội họa Đức
/Tách Lớp/ Vì sao ‘View of the Flower of Greece’ là kiệt tác phong cảnh của hội họa Đức
Nghệ thuật đôi lúc vượt lên trên sự đẹp vốn cố, người ta có thể tạm quên đi tính thẩm mỹ thượng thừa tồn tại trong tác phẩm vì những…
/Tách Lớp/ Chúng ta thấy gì trong ánh mắt ưu tư của Egon Schiele
/Tách Lớp/ Chúng ta thấy gì trong ánh mắt ưu tư của Egon Schiele
Mỗi bức chân dung tự họa của Egon Schiele là một mảnh ghép tâm hồn thấu cảm, đưa người xem lang thang trong thế giới dị biệt của vô vàn…
/Tách Lớp/ Pollice Verso - Bài phê bình đặc tính xã hội của Jean-Léon Gérôme
/Tách Lớp/ Pollice Verso - Bài phê bình đặc tính xã hội của Jean-Léon Gérôme
Lột tả chân thực hình ảnh thời kỳ La Mã cổ đại, những gì Gérôme miêu tả không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tái hiện lịch sử. Đó còn…
/Tách Lớp/ The Gulf Stream - Chất thơ ẩn mình trong những ngọn sóng biển của Winslow Homer
/Tách Lớp/ The Gulf Stream - Chất thơ ẩn mình trong những ngọn sóng biển của Winslow Homer
Nghệ thuật của Homer ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ họa sĩ kế tục, chúng mang đậm “tính toàn vẹn của tự nhiên”, lột tả hiện thực tràn…