Suy đoán được gì từ first look của “Em và Trịnh”?

Đến những dòng chữ dưới đây, có lẽ bạn sẽ không chỉ “đọc”, mà còn cảm nhận một giai điệu vô cùng quen thuộc đang ngân vang trong trí mình, như một thứ văn hóa đã hằn sâu vào tâm thức của mỗi người con đất Việt. 

Chiều nay còn mưa sao em không lại

Nhớ mãi trong cơn đau vùi

Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau

Bước chân em xin về mau

(Diễm xưa – Trịnh Công Sơn)
Poster truyền thông của phim điện ảnh “Em và Trịnh”

Và như thế, những câu ca buồn lãng đãng trong bài hát Diễm xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ được tái hiện trên màn ảnh rộng trong dự án điện ảnh có tựa đề Em và Trịnh

Poster truyền thông của phim điện ảnh “Em và Trịnh”

Dưới đây là first look vừa được tung ra của phim:

First look phim điện anh” Em Và Trịnh” của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh

Không gian mờ tối trong một căn phòng với nội thất giản dị đưa người xem vào một thế giới lãng mạn và thơ mộng. Ở đó, chàng nhạc sĩ nghèo đang nhẩn nha với niềm cô độc đẹp tuyệt vời. Dáng người gầy gò, cách ăn vận giản dị, căn phòng với những bức tranh tĩnh vật trên tường, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở đó nắn nót những nét chữ đầu tiên trong ca khúc để đời mang tên Diễm xưa của ông.

Avin Lu, một gương mặt mới toanh đối với màn ảnh rộng, vào vai người nhạc sĩ tài danh của Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu, Em và Trịnh gây xôn xao khi chọn chàng trai Avin Lu, một gương mặt mới toanh đối với màn ảnh rộng, vào vai người nhạc sĩ tài danh của Việt Nam. Bên cạnh đó, phim còn có sự tham gia của Lan Thy trong vai Bích Diễm và Hoàng Hà trong vai Dao Ánh. Sau một thời gian, thông tin nghệ sĩ ưu tú Trần Lực được chọn khiến khán giả tin rằng bộ phim sẽ khai thác cuộc đời của ông ở tuổi xế chiều.

Lan Thy trong vai Bích Diễm (phải) và Hoàng Hà trong vai Dao Ánh (trái)

Nếu dựa theo những gì đã xảy ra trong đời thực, có thể suy đoán rằng câu chuyện chính của Em và Trịnh sẽ là câu chuyện tình ngang trái và dở dang giữa người nhạc sĩ tài hoa và hai chị em Bích Diễm – Dao Ánh, với dòng thời gian từ lúc trẻ cho đến khi họ đều đã trưởng thành. 

Chân dung nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn (1939-2001)

Được viết năm 1960, bài hát Diễm xưa, như rất nhiều những tác phẩm khác của nhạc sĩ họ Trịnh, được ông dựa trên nguyên mẫu là người con gái xinh đẹp Ngô Vũ Bích Diễm. Lúc bấy giờ, trước hoàn cảnh thiếu thốn của gia đình, nhà của Trịnh Công Sơn phải chuyển đến một căn hộ ở đầu cầu Phủ Cam (nay là nhà số 11/3 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế). Ở đó, ngày ngày chàng nhạc sĩ trẻ có dịp ngắm nhìn các cô nữ sinh trong bộ áo lụa trắng, ngày hai buổi đến trường. Ông đã yêu cô gái ấy từ những buổi đầu như thế, yêu mê mệt và đắm say. Yêu đến độ thấy con đường “dài hun hút cho mắt thêm sâu”. Yêu đến độ mỗi “buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua”.

Ông đã yêu cô nữ sinh Bích Diễm trong bộ áo lụa trắng thướt tha ngày hai buổi đến trường

Dù tình cảm da diết dành cho Diễm khiến anh nhiều lần liều lĩnh qua thăm chỉ để trò chuyện với cô đôi lời, nhưng tình yêu ấy chẳng thể nào vượt nổi lễ giáo của một gia đình rất mực nề nếp. Bởi thầy Ngô Đốc Khánh, cụ thân sinh của Diễm, chẳng thể chấp nhận được một chàng nhạc sĩ không có bằng đại học và vẻ ngoài luộm thuộm. Thứ cảm xúc lãng đãng và say đắm ấy rồi cũng dần lụi tàn khi cô Diễm phải lên đường vào Sài Gòn học, để lại cho chàng nhạc sĩ nỗi niềm tiếc nhớ hoài về một “Diễm của ngày xưa”.

Ông đã yêu cô nữ sinh Bích Diễm trong bộ áo lụa trắng thướt tha ngày hai buổi đến trường

Nhưng một thời gian sau, cô em gái loắt choắt của Diễm ngày nào lớn bổng và trở thành nàng thiếu nữ Dao Ánh xinh đẹp dịu dàng. Qua những bức thư ủi an tâm hồn nhạy cảm của chàng nghệ sĩ, Dao Ánh đã thay cho chị, nối lại mối tình duyên lỡ làng năm xưa. Trái ngược với tình cảm dành cho Diễm, lần này, nhạc sĩ họ Trịnh dành những khúc ca hạnh phúc, yêu đời để tặng cho Dao Ánh. Dù là vậy, mối tình của họ rồi cũng chẳng đi được đến cuối. Tiếp bước chị, Ánh vào Sài Gòn học cho đến một thời gian sau, cô sang Mỹ định cư. Hai mươi năm dài đằng đẵng trôi qua, sau khi đã yên bề gia thất, một ngày nọ, cô trở về Việt Nam để tìm Trịnh Công Sơn. Và, Xin trả nợ người đã được ra đời như thế.  

Avin Lu, một gương mặt mới toanh đối với màn ảnh rộng, vào vai người nhạc sĩ tài danh của Việt Nam
Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ

Được biết, để có thể thực hiện một bộ phim về chuyện đời và chuyện tình của người nhạc sĩ tài hoa, nhà làm phim đã phải xin phép và gửi gia đình của ông duyệt qua kịch bản. Khai thác một câu chuyện thật nên các thông tin và chi tiết có liên quan trực tiếp đến một số cá nhân buộc phải chính xác. Trở ngại đầu tiên mà phim Em và Trịnh phải đối mặt chính là tạo hình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Phần đông khán giả, dù mới chỉ qua first look, cho rằng tạo hình chưa được sát với thực tế, chưa thể tạo nên cảm giác gần gũi, mộc mạc và tự nhiên rất đặc trưng của vị nhạc sĩ họ Trịnh. Bên cạnh đó, nét diễn đắm say của Avin Lu cũng chưa có hồn và chưa làm khán giả cảm nhận được tình cảm say mê của người nhạc sĩ trong lần đầu gặp gỡ bóng hình ông yêu.

Nét diễn đắm say của Avin Lu chưa làm khán giả cảm nhận được tình cảm say mê của người nhạc sĩ trong lần đầu gặp gỡ bóng hình ông yêu

Ngoài ra, do khai thác câu chuyện “tình chị duyên em” mà phần đông đều biết, bộ phim buộc phải tìm cách khai thác các chi tiết một cách vô cùng khéo léo để không gây bất cứ “gợn” nào về mạch cảm xúc cho khán giả. Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn có một tâm hồn đa tình và đa cảm nên những người phụ nữ xuất hiện trong đời ông không chỉ dừng ở số hai.

Hai mươi năm dài đằng đẵng trôi qua, Dao Ánh trở về Việt Nam để tìm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Và chính những nhân vật khác quen thuộc với nhạc Trịnh như Khánh Ly, Hồng Nhung, vv cũng đều được ông dành cho sự cảm mến nhất định. Nên, việc có thể khiến khán giả tin và xúc động với câu chuyện tình yêu này chắc chắn sẽ là một thử thách không nhỏ đối với các nhà làm phim. 

Bài hát Diễm xưa là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Bài hát Diễm xưa là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Trước tiên Em và Trịnh đã có được độ nhận diện mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông nước nhà vì là dự án làm về cuộc đời của một nhân vật được khán giả đại chúng vô cùng yêu mến. Và có thể nhận thấy dù mới chỉ qua first look, phần thiết kế bối cảnh của phim được thực hiện khá tốt và chỉn chu, cho thấy sự đầu tư nghiêm túc của nhà làm phim trong việc đưa khán giả về với một xứ Huế mộng mơ những năm 1960, với hàng cây dọc phố cùng những cơn mưa rào bất chợt. 

Một xứ Huế mộng mơ những năm 1960 được tái hiện trong “Em và Trịnh”

Đặt niềm tin vào dàn diễn viên hoàn toàn mới đối với màn ảnh rộng, Em và Trịnh có lẽ sẽ là một ẩn số thú vị mà khán giả đại chúng chờ đợi ở phòng vé. Bộ phim do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cầm trịch, cùng với phần viết kịch bản của anh và Nguyễn Thái Hà, Bình Bồng Bột. Khán giả dự kiến sẽ gặp Em và Trịnh tại các rạp chiếu vào dịp Giáng sinh năm 2021.

Bài viết: Gấu Trúc
Nguồn: wikipedia, galaxy.

Cùng tác giả

#Tag

âm nhạc âm nhạc Việt Nam diễm xưa em và trịnh nghệ thuật nhạc sĩ phim điện ảnh trịnh công sơn điện ảnh Việt Nam

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…