Phim điện ảnh thời nay: Càng “đa dạng” càng thành công

Get Out, Hidden Figures, Wonder Woman, Girls Trip, và Coco như một cơn siêu bão càn quét khắp các phòng vé trên thế giới trong năm vừa qua, báo hiệu một khởi đầu mới trong ngành giải trí điện ảnh, khi người xem đã phát ngán từ lâu với các kịch bản quen thuộc, nhàm chán.

Năm 2018 vừa qua nhộn nhịp nhờ vào sự xuất hiện của những gương mặt mới toanh như: Black PantherCrazy Rich Asians, A Wrinkle in TimeTo All The Boys I’ve Loved, hay kém cạnh hơn một chút là Annihilation, cũng mang đến một làn gió tươi mới cho điện ảnh Hollywood.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn để tìm hiểu xem, có phải sự đa dạng trong phim điện ảnh sẽ ảnh hướng đến doanh thu phòng vé hay không?

Thực tế, có vô vàn cách tiếp cận khác nhau để có thể giải thích cho vấn đề trên. Một bài báo cáo học thuật của Dr. Darnell Hunt’s “Hollywood Diversity Report 2018” (tạm dịch: Sự đa dạng của Hollywood), hoặc một nghiên cứu khác của Creative Artists Agency chỉ ra rằng những bộ phim có sự góp mặt của ít nhất 30% diễn viên da màu sẽ mang về doanh thu cao nhất.

Những công trình khám phá đầy tâm huyết trên cũng mang lại rất nhiều điều thú vi, nhưng trong bài viết này, Mediaversity lại muốn tiếp cận vấn đề theo một góc nhìn toàn diện hơn. Không chỉ là về tài năng diễn xuất, mà còn bao gồm cả cốt truyện và kịch bản phim. Liệu chúng có đi theo những khuôn mẫu nhàm chán không? Và chúng có ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu phòng vé?

“Không chỉ là về tài năng diễn xuất
mà còn bao gồm cả cốt truyện và kịch bản phim.
Liệu chúng có đi theo những
khuôn mẫu nhàm chán không?
Và chúng có ảnh hưởng như thế nào
đến doanh thu phòng vé?”

Để làm sáng tỏ những khúc mắc trên, chúng tôi chọn ra một vài tên phim đình đám trong năm 2017, dựa trên bảng xếp hạng bình chọn của IMDB (Top 25 Most Voted Feature Films). Với những chủ đề cần được xét đến như giới tính (gender), màu da (race), tài năng diễn xuất (techinal merit), sự góp mặt của LGBTQ, người khuyết tật, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, và đa dạng chủng tộc. Nói tóm gọn lại, thang điểm của Mediaversity đánh giá một phim dựa trên “sự giao thoa” giữa các thể loại đa dạng với nhau.

Bằng cách mổ xẻ và phân tích những bộ phim đình đám trong năm 2017 vừa qua, từ những con gà đẻ trứng vàng (cash cow) cho nhà sản xuất đến các ‘bom xịt’, ta sẽ có được một manh mối rõ ràng trong việc giải đáp về sự liên kết chặt chẽ giữa sự đa dạng và doanh thu phòng vé.


Phim nào có điểm đa dạng cao nhất?

Trước hết, để có cái nhìn tổng quát, mời bạn xem thử biểu đồ bên dưới thể hiện số điểm đa dạng được thực hiện bởi Mediaveristy, thang điểm từ 1 đến 5 với mức 5 là sự đa dạng cao nhất.


Điểm số trung bình đa dạng của top 25 phim được bình chọn trên IMDB 2017

Star Wars: The Last Jedi dẫn đầu với số điểm 4.5/5, nhờ vào việc đề cao nữ quyền và các nhân vật với màu nhiều màu da khác nhau. Ở vị trí thứ 2, Get Out đột phá với cốt truyện đầy kịch tính và sâu sắc về vấn đề da màu ở nước Mỹ, bộ này chưa được tròn 5 điểm vì vấn đề nữ quyền còn khá mờ nhạt trong phim. Đứng vị trí thứ 3 là Wonder Woman, quán quân trong việc đề cao tầm quan trọng của phụ nữ nhưng các nhân vật da màu và vấn đề đồng tính luyến ái lại không được đề cập sâu sắc.


Thang điểm giới tính (gender)

Có vẻ như công chúng đặc biệt quan tâm đến vấn đề nữ quyền thì phải, trong ba bộ phim có doanh thu cao nhất, phụ nữ đều đóng vai trò chủ đạo: Rey trong The Last Jedi, Diana trong Wonder Woman, và Belle trong Beauty and the Beast. Đây là một thông tin rất đáng chú ý và nếu không lầm thì bộ ba này sẽ có số điểm đa dạng về giới tính cao nhất.


Điểm số đa dạng khi xét theo giới tính.

Phần còn lại, trong số đó 7 phim không đá động gì đến vai trò của phụ nữ, nhận số điểm thấp nhất là 1 điểm: Dunkirk, Baby Driver, It, Kingsman 2, King Arthur, The Hitman’s Bodyguard, và The Mummy.


Đánh giá theo đa dạng sắc tộc (race)

Trong danh sách 25 phim, biểu đồ thể hiện sự da dạng màu da bên dưới có vẻ đồng đều hơn, với số điểm số trung bình đạt 2.91/5 so với bên giới tính là 2.31/5. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, doanh thu của những bộ phim đa dạng sắc tộc sẽ cao hơn bên giới tính khoảng 26.0%.


Điểm số đa dạng khi xét theo chủng tộc

Đa dạng về xu hướng tình dục, sự xuất hiện của người khuyết tật và nhiều cái khác nữa

Để chính xác hơn trong việc đánh giá, chúng tôi thêm vào một số hạng mục làm điểm cộng hay điểm trừ cho bộ phim. Nếu phim nào không có sự đa dạng ở các hạng mục dưới đây, thì vẫn giữ nguyên điểm. Còn như bạn đã thấy, ví dụ trường hợp của hai phim: The Last Jedi and Thor: Ragnarok, bị trừ điểm nhiều đến như vậy là vì chúng là các phim series nhiều phần nếu thiếu đi sự đa dạng sẽ ảnh hưởng về sau.


Điểm cộng và điểm trừ cho một số phim

Vậy rốt cuộc sự đa dạng có ảnh hưởng đến doanh thu phòng vé không?

Phim nào độ đa dạng càng cao thì dễ dàng cán mốc doanh thu kỉ lục hơn những bộ phim thiếu sự đa dạng.


Điểm da dạng khi xét theo doanh thu trong nước.

Với số điểm đa dạng đạt mức ấn tượng 4.06/5.0, các bộ phim: The Last Jedi, Beauty and the Beast, and Wonder Woman đã mang về cho nhà sản xuất hơn $400 triệu đô la.

Như đã thấy trên biểu đồ, ba bộ phim ăn khách nhất năm 2017 The Last Jedi, Beauty and the Beast, và Wonder Woman, cán mốc doanh thu lên đến $400 triệu đô la Mỹ, với số điểm đa dạng là 4.06.


Lượng doanh thu về trong nước.

Đánh giá theo chi phí sản xuất ban đầu

Sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến một yếu tố quan trọng khác, quyết định sự thành công của một phim, đó chính là chi phí sản xuất. Chỉ riêng về lợi nhuận, Get Out đã thu về cho mình $255 triệu đô la, tức gấp 56.7 lần chi phí sản xuất ban đầu, một con số quá khủng khiếp, vượt xa các tên phim khác trong bảng xếp hạng.

Tấm hình bên dưới biểu thị mức độ lợi nhuận với sự đa dạng trong bộ phim. Chúng ta vẫn cảm thấy chắc chắn một chuyện là sự đa dạng càng cao thì doanh thu càng lớn.


Sự đa dạng xét theo tỉ lệ giữa doanh thu và chi phí sản xuất ban đầu.

Giờ thử xét đến sự thành công vượt bậc của Get Out, có lẽ ngạc nhiên khi thấy rằng phim này tuy đứng ở vị trí cao nhất trong việc chiếm lợi nhuận (56.7 lần so với chi phí sản xuất ban đầu), nhưng lại có số điểm trung bình không cao nhất. Điều này khá dễ hiểu khi bộ phim It chỉ chiếm rất thấp, với 2.0 điểm trung bình đa dạng, nhưng lại thu về khoản lợi nhuận khá cao – 20 lần. Mục đích bài viết này chỉ nêu khái quát về sự đa dạng ảnh hưởng tới doanh thu phòng vé nên hiện tại các trọng số của các hạng mục có sự ảnh hưởng ngang bằng với nhau.

Tỉ lệ giữa doanh thu và chi phí sản xuất ban đầu

Lời kết

Hai cú hít bất ngờ của năm, Get OutIt, với hai cốt truyện trái ngược nhau hoàn toàn – một phim đề cập sâu sắc đến vấn đề da màu ở nước Mỹ, phim còn lại gợi nhớ ý kí ức tuổi thơ của người xem và nhiều hình ảnh phụ nữ thật ngầu trong các cảnh phim. Nhưng cuối cùng, chúng tiết lộ cho ta biết một sự thật về thị hiếu của người xem điện ảnh hiện nay:

Sự đa dạng thúc đẩy doanh thu của một bộ phim.
Một bộ phim mà có sự đa dạng ở trong đấy
sẽ ăn đứt những bộ phim thiếu thốn các tình tiết phá cách.

Ba bộ phim với sự khuấy đảo truyền thông dữ dội nhất—Star Wars: The Last Jedi, Beauty and the Beast, và The Fate of the Furiours—với dàn diễn viên gạo cội đều thủ vai nữ chính. Từ trước đến nay, điện ảnh chỉ là sân diễn của hầu hết các diễn viên da trắng, và phụ nữ hiếm khi đóng vai trò chính trong kịch bản. Những bằng chứng trên cho thấy rằng, người xem ngày càng tìm đến những bộ phim vượt khỏi các khuôn mẫu cứng nhắc và tù túng thường ngày.


Người dịch: Đông Đông
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

box office diverse diversity film Get Out gross it nữ quyền phim ảnh phim Get Out phim điện ảnh Star War tua phim wonder woman đa dạng sắc tộc

iDesign Must-try

Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
“Nhà quay phim giống như một chuyên gia tâm lý về thị giác. Họ khiến khán giả nghĩ theo cách họ muốn, vẽ những bức tranh trong bóng tối.” –…
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…
Vẻ đẹp điêu tàn, bụi bặm trong phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80
Vẻ đẹp điêu tàn, bụi bặm trong phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80
Một số phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80 không có robot hay đô thị cao tầng ngập chìm trong ánh đèn neon mà thường vẽ nên viễn cảnh…
Thế giới đơn côi và lặng lẽ của ‘Her’ qua góc nhìn kiến trúc
Thế giới đơn côi và lặng lẽ của ‘Her’ qua góc nhìn kiến trúc
Ra mắt vào năm 2013, Her của đạo diễn Spike Jonze đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả bằng câu chuyện tình yêu lạ lùng giữa một người…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới khiến ngành điện ảnh đứng trước sự chững lại trong gần hai năm nay. Trong khi chờ đợi được trở…