Những trào lưu điện ảnh quan trọng mà người mê phim nên biết (phần 1)

Trào lưu điện ảnh là cách gọi chung của các phim được làm ra theo xu hướng thịnh hành của một thời kỳ lịch sử. Hầu hết những trào lưu điện ảnh vốn được sinh ra ở một quốc gia, nhưng sau đó tác động đến điện ảnh các nước khác. Các bộ phim tiêu biểu cho những trào lưu điện ảnh thể hiện rõ văn hóa đương đại và những vấn đề xã hội.

Dưới đây, hãy cùng iDesign đến với những trào lưu quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của điện ảnh thế giới:

1. Chủ nghĩa biểu hiện Đức (German Expressionism): 1910s-1930s

“The Cabinet of Dr. Caligari” (1920 – Robert Wiene)

Trong suốt Thế chiến I, sự quản lý nghiêm ngặt của chính quyền khiến những bộ phim ngoại quốc bị cấm ở Đức. Nhu cầu sản xuất phim ở các rạp chiếu khiến số lượng bộ phim được làm ra tăng dần qua mỗi năm, tạo điều kiện cho nền điện ảnh nước này phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, tình trạng lạm phát và sự suy giảm kinh tế sau chiến tranh khiến người dân chọn giải trí bằng phim ảnh hơn là các kỳ nghỉ đắt đỏ.

Do hạn chế về công nghệ ở thời điểm này, các nhà làm phim chỉ có thể sản xuất ra phim câm ở dạng đen trắng. Vì ngân sách có giới hạn nên các góc quay phi thực tế, phi lý về mặt hình học được ưa chuộng, cùng với các thiết kế trên tường và sàn nhà để thể hiện ánh sáng và bóng tối.

“Nosferatu, a Symphony of Horror” (1922 – F.W. Murnau)

Chủ nghĩa biểu hiện Đức bắt đầu lụi tàn khi Đức Quốc xã lên nắm quyền. Tuy vậy, nó vẫn cho thấy tầm ảnh hưởng của mình lên các nhà làm phim thời bấy giờ.

Một số cái tên nổi bật cho trào lưu này: F.W. Murnau, Fritz Lang, G.W. Pabst, Robert Wiene.

Những bộ phim tiêu biểu:

  • “Nosferatu, a Symphony of Horror” (1922 – F.W. Murnau)
  • “The Cabinet of Dr. Caligari” (1920 – Robert Wiene)
  • “The Golem: How He Came into the World” (1920 – Carl Boese and Paul Wegenar)
  • “Metropolis” (1927 – Fritz Lang)
  • “M” (1931 – Fritz Lang)
  • “Pandora’s Box” (1929 – G.W. Pabst)

2. Làn sóng mới Pháp (French New Wave): 1958-1960s

“The 400 Blows” (1959 – François Truffaut)

Những năm 1950, một nhóm nhà phê bình của tạp chí Cahiers du cinéma bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm với sự rập khuôn của điện ảnh chính thống Pháp. Bằng cách ủng hộ sự thử nghiệm và tinh thần biểu tượng, nhóm nhà phê bình này cùng các nhà làm phim Pháp bắt đầu quá trình khám phá phương pháp tiếp cận mới mẻ cho các vấn đề xã hội và biến động chính trị. Làn sóng mới Pháp được xem là một trong những trào lưu quan trọng nhất của lịch sử điện ảnh.

Sử dụng những cú máy tracking, lia nhanh hoặc cầm tay, những bộ phim với kinh phí thấp trong thời điểm này thường được liên tưởng đến dạng phim tài liệu. Một sáng tạo nổi bật nhất cần được nhắc đến chính là đoạn cắt nhảy (jump-cut) góp phần đẩy tiết tấu của bộ phim nhanh hơn nhưng vẫn giữ được logic về thời gian. 

“Breathless” (1960 – Jean-Luc Godard)

Những cái tên tiêu biểu: François Truffaut, Jean-Luc Godard, Eric Rohmer, Claude Chabrol, Jacques Rivette.

Một số phim đáng chú ý:

  • “The 400 Blows” (1959 – François Truffaut)
  • “Jules and Jim” (1962 – François Truffaut)
  • “Breathless” (1960 – Jean-Luc Godard)
  • “Le beau Serge” (1958 – Claude Chabrol)
  • “Sign of Leo” (1962 – Eric Rohmer)
  • “Paris Belongs to Us” (1961 – Jacques Rivette)

3. Hollywood mới/ Làn sóng mới Mỹ (New Hollywood): 1960s-1980s

“Taxi Driver” (1976 – Martin Scorsese)

Thập niên 1960 cho thấy dấu hiệu chững lại của điện ảnh Mỹ. Thời điểm đó, chính phủ nước này phải đối diện với rất nhiều vấn đề chính trị và xã hội trong và ngoài nước, điển hình có thể kể đến như cuộc chiến tranh ở Việt Nam, phong trào đòi bình đẳng giới và các vấn đề chủng tộc. Ngoài ra, sự biến động mạnh mẽ về xã hội khiến thị hiếu của khán giả dần thay đổi. Họ ưa thích những series truyền hình dài tập với các chủ đề đa dạng hơn là việc bỏ tiền ra rạp xem những bộ phim rập khuôn với công thức từ nhiều thập kỷ trước.

Đứng trước áp lực lôi kéo khán giả đến rạp, chủ các hãng phim lớn bắt đầu hướng đến đầu tư vào những nhà làm phim trẻ với óc sáng tạo và khát khao thay đổi. Từ đó, những bộ phim thuộc Hollywood mới được hình thành. Những câu chuyện được kể ra đa dạng hơn, có chiều sâu hơn và không né tránh sự thật trần trụi trong các vấn đề như tình dục, ma túy và bạo lực. 

Nhờ vào bước chuyển đổi này, kinh đô điện ảnh của Mỹ đã và đang không ngừng tạo ra những bộ phim có ý tưởng độc đáo và ảnh hưởng sâu rộng đến nền điện ảnh thế giới.

“Dog Day Afternoon” (1975 – Sidney Lumet)

Những cái tên tiêu biểu: Martin Scorsese, Terrence Malick, John Cassavetes, Francis Ford Coppola, Mike Nichols, Arthur Penn.

Một số phim đáng chú ý:

  • “Taxi Driver” (1976 – Martin Scorsese)
  • “Dog Day Afternoon” (1975 – Sidney Lumet)
  • “Easy Rider” (1969 – Dennis Hopper)
  • “The Graduate” (1967 – Mike Nichols)
  • “Bonnie and Clyde” (1967 – Arthur Penn)
  • “Midnight Cowboy” (1969 – John Schlesinger)
  • “Two-Lane Blacktop” (1971 – Monte Hellman)
  • “Badlands” (1973 – Terrence Malick)
  • “The Deer Hunter” (1978 – Michael Cimino)
  • “The Killing of a Chinese Bookie” (1976 – John Cassavetes)
  • “The Conversation” (1974 – Francis Ford Coppola)

4. Chủ nghĩa Tân hiện thực Ý (Italian Neorealism): 1943-1952

“Rome, Open City” (1945 – Roberto Rossellini)

Thế chiến thứ Hai kết thúc, chính quyền Benito Mussolini sụp đổ kéo theo sự chững lại của nền điện ảnh Ý. Điều kiện kinh tế khó khăn và những áp bức, bất công trong xã hội khiến khán giả không còn chấp nhận những bộ phim tươi sáng của Hollywood. Đứng trước sự thay đổi đó, các nhà làm phim bắt đầu chú trọng vào những chủ đề khắc họa hiện thực đời sống, sự thay đổi trong tâm hồn và điều kiện kinh tế của người dân nước này.

Kinh phí thiếu hụt khiến nhà làm phim chọn quay ở những bối cảnh thực trong đời sống: thành phố hoang tàn, đường phố dơ bẩn, thị trấn nghèo khó, v.v. Nhân vật trong phim không phải là diễn viên chuyên nghiệp, có khi là một người dân địa phương bình thường. Và cũng như thế, câu chuyện được kể không cần phải dẫn đến một kết cục tốt đẹp. Nghèo đói, trộm cướp, những niềm vui và nỗi buồn giản đơn được nhìn nhận bằng chính thứ mà nó là.

“The Bicycle Thieves” (1948 – Vittorio De Sica)

Những cái tên tiêu biểu: Federico Fellini, Roberto Rossellini, Vittorio De Sica, Luchino Visconti.

Một số phim đáng chú ý:

  • “Rome, Open City” (1945 – Roberto Rossellini)
  • “The Bicycle Thieves” (1948 – Vittorio De Sica)
  • “I Vitelloni” (1953 – Federico Fellini)
  • “Umberto D.” (1952 – Vittorio De Sica)
  • “La Terra Trema” (1948 – Luchino Visconti)

5. Trào lưu phim Pháp (Cinema du look): 1980 – 1990

“Betty Blue” (1986 – Jean-Jacques Beineix)

Thập niên 1980 cho thấy sự đổi thay mạnh mẽ của nền văn hóa đại chúng. Trò chơi điện tử, ấn phẩm thời trang, quảng cáo và âm nhạc trở thành một phần vô cùng quan trọng trong đời sống thường nhật của người dân. Vì thế, điện ảnh bị kéo vào cuộc cạnh tranh chưa từng có với các loại hình giải trí khác. Trào lưu Cinema du look ra đời mang theo kỳ vọng về một sự đổi thay đối với nền điện ảnh Pháp.

Những đạo diễn Cinema du look này chú trọng vào phong cách thể hiện hơn là chính sự vật, vào khai thác chủ đề hơn là tường thuật. Nhân vật chính của họ thường là những người trẻ tuổi cô lập đại diện cho một thế hệ bị bỏ rơi của Pháp. Chủ đề xuyên suốt của trào lưu này là những cuộc tình trớ trêu; sự liên kết giữa người trẻ với nhóm bạn ngoài xã hội hơn là gia đình; cái nhìn hoài nghi về cảnh sát và pháp luật; sự pha trộn văn hóa chính thống và văn hóa ngầm.

“Les Amants du Pont-Neuf” (1991 – Leos Carax)

Những cái tên tiêu biểu: Jean-Jacques Beineix, Luc Besson, Leos Carax.

Một số phim đáng chú ý:

  • “Betty Blue” (1986 – Jean-Jacques Beineix)
  • “Les Amants du Pont-Neuf” (1991 – Leos Carax)
  • “Leon: The Professional” (1994 – Luc Besson)
  • “La Femme Nikta” (1990 – Luc Besson)

6. Tuyên ngôn Dogme 95 (Dogme 95): 1995-2005

“The Celebration” (Denmark 1998 – Thomas Vinterberg)

Tuyên ngôn Dogme 95 là một trong số ít phong trào có danh sách quy định chính thức. Nó được viết và ký lần đầu bởi hai đạo diễn người Đan Mạch là Lars von TrierThomas Vinterberg. Dựa trên bài báo viết năm 1954 của đạo diễn trào lưu Làn sóng mới Pháp, Francois Truffaut, tuyên ngôn cho rằng các phim phải được tuyển chọn kỹ lưỡng để được xem là một phần của Dogme 95.

Phong cách của Dogme 95 được hình thành dựa trên hệ thống điều luật được gọi là “lời thề khiết tịnh”. Một trong những quy định của phong cách này là chỉ quay trên loại phim nhựa 35mm, điều mà ít lâu sau đó bị phá vỡ bởi sự ra đời của băng video. Nhà làm phim buộc phải quay trên máy cầm tay và ở bối cảnh thật mà không hề có sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng hay đạo cụ. Điều này khiến những bộ phim Dogme 95 có phần nào giống với dạng tài liệu.

Dogme 95 đưa những nhà làm phim quay về điều cốt lõi nhất là giá trị của câu chuyện và diễn xuất của diễn viên. Họ đưa quyền lực sáng tạo tự do về tay đạo diễn chứ không phải ở các hãng phim lớn. Một điều luật khác đáng chú ý là việc không được đề tên đạo diễn ở mỗi phim. Tuy vậy, dường như bí mật đã bị bật mí và ngày nay, chúng ta đều biết tên tuổi của những đạo diễn trong phong trào Dogme 95.

“The king is Alive” (Denmark 2001 – Kristian Levring)

Những cái tên tiêu biểu: Lars von Trier, Thomas Vinterberg.

Một số phim đáng chú ý:

  • “The Celebration” (Denmark 1998 – Thomas Vinterberg)
  • “The Idiots” (Denmark 1998 – Lars von Trier)
  • “The king is Alive” (Denmark 2001 – Kristian Levring)
  • “Julien Donkey-Boy (USA 1999 – Harmony Korine)

(còn tiếp)

Bài dịch: Gau Truc.
Nguồn: Taste of cinema

Cùng tác giả

#Tag

cinema cổ điển lịch sử nghệ thuật phim phim tài liệu phim điện ảnh phong trào nghệ thuật Trào lưu điện ảnh

iDesign Must-try

Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
“Nhà quay phim giống như một chuyên gia tâm lý về thị giác. Họ khiến khán giả nghĩ theo cách họ muốn, vẽ những bức tranh trong bóng tối.” –…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Tập 10 PURE NOW Show (Phần 2): Bàn về tương lai của ngành sáng tạo ‘Chất lượng không còn là yếu tố quan trọng’
Tập 10 PURE NOW Show (Phần 2): Bàn về tương lai của ngành sáng tạo ‘Chất lượng không còn là yếu tố quan trọng’
Trong phần 1 của tập 10 PURE NOW Show, chúng ta đang lắng nghe về hành trình trở thành một nhà sản xuất, đạo diễn phim tài liệu của người…
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…
Vẻ đẹp điêu tàn, bụi bặm trong phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80
Vẻ đẹp điêu tàn, bụi bặm trong phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80
Một số phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80 không có robot hay đô thị cao tầng ngập chìm trong ánh đèn neon mà thường vẽ nên viễn cảnh…