Những họa sĩ Nhật Bản của thế kỉ 20 mà bạn nên biết (Phần 2)

Tiếp nối với 5 họa sĩ của phần trước, phần 2 này thì iDesign sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn các họa sĩ Nhật Bản của thế kỉ 20. Hãy cùng theo dõi xem họ đã thay đổi phong cách thế nào trong những năm tiếp theo.

Vào đầu thế kỉ 20, các họa sĩ Nhật Bản được tiếp cận gần hơn với hội họa phương Tây, họ bắt đầu tạo ra những phong cách mới thông qua việc tiếp nhận phong cách vẽ từ nước ngoài. Đây là giai đoạn mà nhiều họa sĩ Nhật khẳng định được tên tuổi ở giới hội họa quốc tế.

Ryuzaburo Umehara (1888-1986)

Ryuzaburo Umehara là một họa sĩ theo phong cách Yoga, có nghĩa là ông thường vẽ những nét truyền thống của Nhật Bản (Nihonga) nhưng bằng nguyên liệu vẽ của phương Tây. Lối vẽ Ấn Tượng của ông bị ảnh hưởng bởi Pierre-Auguste Renoir, nhưng về sau thì mang nét Dã Thú và Biểu Hiện của Georges Rouault.

Tác phẩm “Tử Cấm thành” năm 1940.
Tác phẩm “Cô gái Trung Hoa cầm hoa Tulip” năm 1942

Ông là một trong những họa sĩ hiếm hoi của Nhật Bản tìm được lối vẽ riêng ngay từ khi mới bắt đầu và hoàn thiện nó trong nhiều năm. Bên cạnh đó, ông cũng là họa sĩ đầu tiên không áp đặt những quy tắc vẽ truyền thống lên các tác phẩm theo phong cách phương Tây. Ông ưa chuộng và khai thác các loại sơn dầu để thể hiện tính cá nhân, sử dụng những texture và độ đậm của các chất màu bằng một sự táo bạo bộc trực mà không một ai cùng thời với ông có không thể sánh được.

Tác phẩm “Mùa thu ở Bắc Kinh” năm 1942
Một bức vẽ thành phố Cannes.

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông từng làm giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Tokyo và làm giám khảo quốc tế cho Venice Biennale. Tuy nhiên, ông từ chức các vị trí cũng khá nhanh vì muốn du lịch vòng quanh Châu Âu để học hỏi. Ông từng nhận được hai danh hiệu cao quý là Huân chương Văn hóa năm 1952 và Bắc Đẩu Bội tinh do Pháp trao tặng.

Yasui Sotaro (1888-1955)

Tiếp tục với thể loại Yoga thì chúng ta sẽ có Yasui Sotaro, ông đã góp phần phát triển cho nghệ thuật vẽ chân dung. Một điều thú vị là ông đã từ bỏ việc học thương mại để đi học vẽ tranh sơn dầu và trờ thành đồng môn với Ryuzaburo Umehara.

Một trong những tác phẩm khỏa thân đời đầu.
Tac phẩm “Người phụ nữ với mái tóc đen” (1924) là một trong những tác phẩm đầu ông thực hiện sau khi về Nhật.

Năm 1907, ở tuổi 19, ông chuyển đến Paris để theo học tại Académie Julian dưới sự dạy bảo của họa sĩ Jean-Paul Laurens. Sau 7 năm học tập, ông bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phong cách hiện thực của Jean-François Millet, Pierre-Auguste Renoir và đặc biệt, Paul Cézanne. Ông đã cố gắng hoàn thiện phong cách của mình, kết hợp các đường nét rõ ràng và màu sắc rực rỡ trong các bức chân dung và phong cảnh, chủ nghĩa hiện thực phương Tây với những nét mềm mại của kỹ thuật Nihonga truyền thống.

Tác phẩm “Chân dung người phụ nữ” (1930) đã nhận được nhiều đánh giá tích cực khi kết hợp hoàn hảo giữa Nhật và phương Tây.
Chân dung Chin-Jung (1934)

Trong thời kỳ hậu chiến, nhiều tác phẩm của ông được chọn làm ảnh bìa cho tạp chí văn học. Từ năm 1944, ông là giáo sư tại Đại học Nghệ thuật Tokyo. Năm 1952, ông nhận Huân chương Văn hóa từ chính phủ Nhật Bản. Ông mất năm 1955 vì bệnh viêm phổi cấp tính.

Kiyoshi Hasegawa (1891-1980)

Sinh ra ở Yokohama và đến Pháp làm nghệ thuật, Kiyoshi Hasegawa lớn lên trong một gia đình giàu có, và được tiếp xúc với hội họa ngay từ nhỏ. Trong thời gian đi học, ông bắt đầu học về kĩ thuật sơn dầu và tranh khắc gỗ truyền thống (Ukiyo-e). Cho đến năm 1918, ông sang Pháp để học kỹ thuật in và dành toàn bộ cuộc đời mình ở phương Tây.

Tác phẩm “Miền Nam nước Pháp” năm 1925 theo phương pháp khắc Mezzotint
Tác phẩm “Cây cầu Alexandre III và khinh khí cầu Pháp” năm 1930.

Ông đã nghiên cứu kỹ thuật in ấn và trưng bày các tác phẩm của mình tại các salon và triển lãm. Năm 1925, ông tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên về tranh in và nhận được nhiều lời khen ngợi. Năm sau, ông trở thành thành viên của phòng in Salon d’Automne và tạo dựng được vị trí vững chắc trong giới nghệ thuật Paris.

Tuy nhiên, khi Thế chiến thứ hai nổ ra vào năm 1939, cuộc đời của Hasegawa đã thay đổi hoàn toàn, toàn bộ người Nhật yêu cầu rời khỏi Paris. Ông đã phải lưu lạc ở nhiều nơi khắp phương Tây để tránh chiến tranh. Sau chiến tranh, ông bắt đầu đắm mình trong các bản in bằng đồng và nâng cao các kỹ thuật khác nhau lên mức cao nhất.

Tác phẩm “Thời gian là tĩnh vật” (1969) được xem là một trong những kiệt tác của ông.
Tác phẩm “Cáo và chùm nho” (1963) được dựa trên một tác phẩm cùng tên của La Fontaine.

Ông đã làm sống lại kỹ thuật khắc Mezzotint (phương pháp khắc bằng mực khô đầu tiên) và tìm thấy sự mê hoặc và chiều sâu của màu đen mà việc khắc gỗ đem lại. Khi nói về màu đen trong khắc tranh, ông nói rằng có đến 7 màu đen khác nhau.

Kishida Ryusei (1891-1929)

Kishida Ryusei chụp ảnh cùng vợ và con gái Reiko.

Trước khi là một họa sĩ, Kishida Ryusei từng là một nhà báo và giúp James Curtis Hepburn thực hiện từ điển Anh-Nhật. Ông từng hoạt động trong sự nghiệp văn học thời gian ngắn trước khi chuyển sang làm họa sĩ. Nhưng cũng nhờ giao du với văn họa, ông được giới thiệu đến hai trường phái Dã Thú và Lập Thể.

Tác phẩm “Reiko lên năm” (1918) được công nhận là báu vật quốc gia.

Năm 1912, ông lập ra một hội họa sĩ riêng có tên Fyūzankai (Hội vẽ bằng than) nhằm tập trung vào chủ nghĩa Nhân Văn và Hậu Ấn Tượng. Một trong số những tác phẩm để đời của ông là loạt tranh chân dung vẽ con gái Kishida Reiko, mỗi bức tranh đều thể hiện từng trường phái riêng biệt và kĩ thuật vẽ mà ông nâng cao qua từng năm. Trong đó 2 bức “Reiko lên 5” (1918) và “Reiko đang cười” (1921) được công nhận là báu vật quốc gia.

Tác phẩm “Reiko choàng khăn trên vai” năm 1920.
Tác phẩm “Reiko năm 16” (1929) là bức vẽ cuối cùng trước khi ông mất.

Năm 2000, bức “Reiko choàng khăn trên vai” được đem bán đấu giá và đạt mức 360 triệu yên, một kỷ lục trong các cuộc đấu giá nghệ thuật tại Nhật Bản. Các tác phẩm thuộc loạt tranh liên quan đến Reiko đều có giá cao ngất ngưởng, đến mức các nhà tố chức phương Tây không tìm được cách để mở một buổi triễn lãm quốc tế.

Kazumasa Nakagawa (1893-1991)

Khi còn trẻ, Kazumasa Nakagawa được đăng các tác phẩm thơ và văn xuôi trên các tạp chí văn học. Tuy nhiên, ông bị cuốn hút bởi những bức tranh của Vincent van GoghPaul Cezanne trong một lần đọc báo và bắt đầu vẽ tranh. Tác phẩm đầu tiên của ông, Sakagura (Kho chứa rượu gạo) năm 1914 đã được chấp nhận tham gia triển lãm và mở ra cánh cổng dẫn đến thành công cho vị họa sĩ trẻ. Một năm sau, tác phẩm thứ hai của Shimonotokerumichi (Băng tan trên đường) giành giải nhì tại Triển lãm và điều này đã khuyến khích ông theo nghiệp họa sĩ.

Tác phẩm đầu tay “Kho chứa rượu gạo” năm 1914

Nakagawa sau đó đã xây dựng một xưởng vẽ ở Manazuru, Kanagawa vào năm 1949, nơi ông đã dành 20 năm để vẽ phong cảnh của làng chài Fukuura thuộc bán đảo Manazuru. Trong khoảng thời gian này, ông cũng vẽ phong cảnh biển nội địa, cũng như phong cảnh ở Nagasaki, Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1975, ông nhận giải thưởng Văn hóa vì đã đóng góp cho giới nghệ thuật Nhật Bản với tư cách là họa sĩ hàng đầu trong suốt sự nghiệp của mình.

Tác phẩm “Núi Komagatake” (1983) là một trong những tác phẩm nổi tiếng được ông thực hiện lúc gần bước sang 90.
Tác phẩm “Ngọn hải đăng ở đảo Manazuru” năm 1968.

Trong cuộc đời của mình, Nakagawa đã thử sức với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau và không giới hạn bản thân chỉ với tranh sơn dầu. Chẳng hạn như tác phẩm vẽ bằng cọ đầy táo bạo với độ tương phản màu sắc và cấu trúc bức tranh tuyệt vời. Những cá tính này trong tác phẩm của ông được hình thành bằng cách áp dụng tinh thần của nghệ thuật phương Đông và sự tin tưởng vào góc nhìn chủ quan của chính ông.

“Hoa hồng” là một trong những tác phẩm tĩnh vật nổi tiếng của ông.
Tác phẩm “Sakana kogiidete” (1983) đi kèm một bài thơ ông viết bằng mực Tàu.

Ông đã dành hầu hết những năm cuối đời trong xưởng vẽ để tạo ra những bức tranh tĩnh vật, bao gồm một số bông hoa hồng và hoa hướng dương. Những bức tranh tĩnh vật này cùng với những tác phẩm khác của ông đã tiếp tục thu hút những người yêu hội họa trong nhiều thập kỷ.

Seiji Togo (1897-1978)

Seiji Togo nổi tiếng trong giới hội họa Nhật Bản với những bức tranh miêu tả dáng người phụ nữ. Trong thời gian du học tại Pháp, ông tham gia vào Chủ nghĩa Vị Lai. Các tác phẩm của ông vô cùng bắt mắt và được dùng trong nhiều sách và tạp chí. Ông nhanh được xem là họa sĩ được yêu thích nhất sau Thế Chiến thứ hai.

Tác phẩm đầu tay “Người phụ nữ che ô” (1916) được ông thực hiện khi mới 19 tuổi.
Tác phẩm “Bước đi siêu thực” (1929) đã tạo ra một làn sóng mới cho giới hội họa bấy giờ.

Ông nổi tiếng với những hình tượng phụ nữ dị dạng và độc đáo được vẽ bằng những đường cong mềm mại nhiều màu sắc. Trong nửa sau của sự nghiệp, ông làm việc với các bản in và tác phẩm điêu khắc. Phong cách hội họa của ông được kế thừa bởi người học trò Kazuo Yasushi.

Tác phẩm “Lần đầu ra mắt” (1959) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất.

Con gái ông là Tamami Togo về sau trở thành một ca sĩ jazz và diễn viên. Tuy nhiên, đến thập niên 70 thì cô cũng bỏ nghiệp diễn để đi theo hội họa như bố mình.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Họa sĩ Nhật Bản TK 20 hội họa Nhật Bản Japanese artist Japanese culture lịch sử nghệ thuật nhật bản sơn dầu

iDesign Must-try

Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Yoshitomo Nara sinh năm 1959 tại Aomori, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và âm nhạc…
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Ánh chiều thanh khiết bao phủ ngọn đồi ở Los Angeles trong những bức tranh của Seth Armstrong
Ánh chiều thanh khiết bao phủ ngọn đồi ở Los Angeles trong những bức tranh của Seth Armstrong
Hoạ sĩ Seth Armstrong, đến từ Los Angeles, tập trung vào các bảng màu với độ bão hòa cao như xanh lá cây và xanh lam để tái hiện phong…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…