Nghệ thuật của những kí tự biểu cảm

Bạn cực vui (^_^) hoặc là đang rất buồn (T^T). Bạn nhận được tin nhắn chúc mừng năm mới HAPPY NEW YEAR ツ và cả chúc mừng sinh nhật ♫♪♥♥[H][A][P][P][Y] [B][I][R][T][H][D][A][Y]♥♥♫♪. Không chỉ riêng bạn mà những người xung quanh vẫn thường sử dụng chúng hằng ngày ở mỗi tin nhắn hoặc trong status. Nhưng liệu ngần ấy người sử dụng đã biết đến tên gọi ASCII Art? 

Nghệ thuật ASCII là gì?

ASCII (American Standard Code for Information Interchange – Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kì) thường được phát âm là “át-xơ-ki”. Đây là bộ mã kí tự dựa trên bảng chữ cái La Tinh được dùng trong tiếng Anh hiện đại và các ngôn ngữ Tây Âu khác. Nó thường để hiển thị văn bản trong máy tính, các thiết bị thông tin hoặc các thiết bị điều khiển làm việc với văn bản.

Nghệ thuật ASCII là một kỹ thuật thiết kế đồ họa sử dụng máy tính để trình bày, gồm các hình ảnh chắp ghép từtrong 95 kí tự cơ bản có thể in được ( tổng số 128 kí tự) quy định bởi mã ASCII.

Hầu hết các tác phẩm của nghệ thuật ASCII yêu cầu những font chữ có bề rộng và dài cố định (font chữ không theo tỉ lệ giống như trên một này đánh chữ truyền thống). Hình thức đơn giản nhất của ASCII là các biểu tượng cảm xúc thường được dùng trên mạng hiện nay.

Thông thường, để bảo vệ bản quyền của mình, các tác giả ASCII để lại chữ ký của họ lồng trong tác phẩm hay đặt ở bên cạnh. Vì thế, một nguyên tắc khi bạn copy bất kỳ tác phẩm ASCII nào, là giữ nguyên chữ ký của tác giả.

 

Nghệ thuật ASCII từ đâu mà có?

Một trong những lí do chính mà nghệ thuật ASCII – ASCII Art ra đời là bởi các máy in đời đầu thiếu khả năng đồ họa hình ảnh, vì vậy, các kí tự được sử dụng thay thế đảm nhận vị trí đồ họa đó. Ngoài ra, việc in ấn những biểu ngữ khổ lớn khi ấy đòi hỏi cần phải phân chia qua các máy in khác nhau, sử dụng nghệ thuật ASCII sẽ dễ dàng hơn để đánh dấu ranh giới các phần riêng biệt cho hệ điều máy tính hoặc nhân viên điều khiển. Nghệ thuật ASCII cũng được sử dụng trong e-mail và các dạng thư tín mà không thể chèn hình ảnh vào được; chức năng này của nghệ thuật ASCII vẫn được duy trì đến ngày nay trong các tin nhắn điện thoại di động.

Tác phẩm nghệ thuật biểu cảm ASCII của Mike V.Derderian trên Behance

Một số tác phẩm nghệ thuật ASCII lâu đời nhất thuộc về Ken Knowlton và Leon Harmon, những người tiên phong trong nghệ thuật máy tính từ năm 1966. Nghệ thuật ASCII bắt đầu được sử dụng rộng rãi cuối những năm 1970 và đầu 1980. Tuy nhiên, đến thập niên 90, trình duyệt đồ họa và font chữ theo tỉ lệ phát triển và ngày càng trở nên phổ biến dẫn đến sự suy giảm của nghệ thuật ASCII. Mặc dù vậy, nghệ thuật ASCII vẫn có nhiều hình thức khác trong các khung chat trực tuyến, email, bảng tin hoặc sử dụng văn bản ASCII để tạo ra hình ảnh, được ưa chuộng vì sự độc đáo và dễ thương trong thời đại hiện nay.

Ken Knowlton và các tác phẩm nghệ thuật ASCII của ông.

 

Các kĩ thuật sáng tạo nghệ thuật ASCII Art

Các kĩ thuật khác nhau có thể được sử dụng trong nghệ thuật ASCII – ASCII Art để có được những hiệu ứng về mặt thị giác khác nhau.

Sử dụng các kí tự đường thẳng để tạo ra hình dạng:

.–.     /\                ____

‘–‘    /__\    (^._.^)~ <(o.o )>

Sử dụng các kí tự đồng nhất để lấp đầy đối tượng :

.g@8g.  db’Y8@P’ d88b

Sử dụng kí tự để tạo ra các mật độ khác nhau thể hiện sự tương phản, chuyển tiếp hoặc bóng đổ:

:$#$: “4b. ‘:.:$#$:   “4b. ‘:.

Kết hợp các kĩ thuật đã được đề cập bên trên để tạo hình ảnh sử dụng như chữ kí cuối tin nhắn hoặc email:

  |\_/|        ****************************    (\_/) / @ @ \       *  “Purrrfectly pleasant”  *   (=’.’=)( > º < )      *       Poppy Prinz        *   (“)_(“) `>>x<<´       *   ([email protected])   * /  O  \       ****************************

Sử dụng những kí tự  ░  █   ▄ ▀ như dạng pixel để tạo nên hình ảnh:

 

Các loại và phong cách thể hiện của nghệ thuật ASCII Art

Biểu tượng cảm xúc là hình thức đơn giản nhất của nghệ thuật ASCII. Đây là sự kết hợp của hai hoặc ba kí tự để thể hiện cảm xúc trong văn bản, thường được gọi là “biểu tượng cảm xúc” – emoticon hoặc “mặt cười” – smilie, smiley. Hàng trăm “biểu tượng mặt cười” được sử dụng trong văn bản được phát triển theo thời gian, nhưng chỉ có một vài biểu tượng trong số đó thường được chấp nhận và nhận dạng rõ ràng.

:”)   =))   :”<   >=D   :s   :B   :-#   :,(   :P   D:<   :/   ¬_¬    =_=’   m(    .-.   (>_>)

Và còn có một loại nghệ thuật ASCII khác thể hiện cảm xúc sử dụng kí tự chữ tượng hình như trong tiếng Nhật (gọi là kaomoji – “kí tự khuôn mặt”) hay tiếng Hàn Quốc…hoặc kí tự không cần phải xoay hình ảnh. Theo truyền thống, chúng được gọi là “ASCII khuôn mặt” – “ASCII face”.

Hình ảnh nghệ thuật ASCII là một trong những hình thức sớm nhất của nghệ thuật ASCII, có niên đại từ những ngày đầu của thập niên 60. Hiện nay, có những chương trình chuyển đổi cho phép tự động chuyển đổi từ một hình ảnh thường sang hình ảnh kí tự nghệ thuật ASCII bằng phương pháp lấy mẫu hình ảnh xuống thang màu xám ít hơn 8bit, sau đó chỉ định mỗi một kí tự cho một giá trị trên hình ảnh.

Hình ảnh kí tự nghệ thuật ASCII cũng có thể hiển thị bằng màu. Ngoài ra còn có một số ứng dụng điện thoại thông minh, chẳng hạn như ASCII cam cho Android có thể tạo ra hình ảnh nghệ thuật ASCII bằng cách sử dụng hình ảnh đầu vào từ máy ảnh của điện thoại.

Thể loại Block ASCII.

Thể loại Oldschool/Amiga ASCII.

 Thể loại Newskool ASCII.

Nghệ thuật ASCII – ASCII Art độc đáo trên sản phẩm.

 

Nguồn: designs.vn

 

Cùng tác giả

#Tag

art ASCII biểu tượng kí tự nghệ thuật tác phẩm

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.