Khám phá nghệ thuật vòng quanh thế giới trong tuần: Kỳ 2

Mỗi tuần, hãy cùng iDesign dạo quanh các triển lãm, những tác phẩm nghệ thuật và nhiều điều hấp dẫn khác nữa vòng quanh thế giới.

Tuần này, ta sẽ có dịp chiêm ngưỡng khách sạn New Orleans, một triển lãm về cách giới thiệu phụ nữ vào vị trí phù hợp lĩnh vực họ đang làm việc, và những chiếc móc kẹp đồ đỉnh nhất mà bạn từng thấy.

Khám phá

Chẳng có chất liệu nào tuyệt hơn đất sét hỗn hợp, có lẽ vì nó dễ tìm thấy ở mọi nơi khiến các nhà thiết kế được thúc đẩy phải động não và thử nghiệm nhiều hơn với chất liệu này. Từ những sản phẩm đầu tiên khi Kevin Solis còn là một học sinh, tại triển lãm Sight Unseen OFFSITE, anh đã bắt đầu tạo ra những vật dụng thiên về công năng nhưng vẫn mang dáng vẻ vui nhộn, đượm phong cách bánh Sno Ball (những chiếc bánh chocolate hình cầu phủ bên ngoài là marsmallow).

Những sản phẩm gốm của nhà thiết kế sống tại Kiev Masha Reva dành cho thương hiệu Nadiia đến từ Ukraina được triển lãm trong Tuần lễ thiết kế Hà Lan này trông thật dễ thương, mang hơi hướng LRNCE thô mộc (LRNCE là một thương hiệu chuyên về các sản phẩm trang trí nội thất và trang sức có trụ sở tại Marrakesh).

Bạn còn nhớ 15 năm trước khi trào lưu Super Normal dấy lên khiến mọi người điên đầu (với bộ sưu tập Crate ngược đời của Jasper Morrison có thể là tấm gương hoàn mỹ cho phong trào)? Những nơi như KioskUtilitario Mexicano đang hoàn thiện nghệ thuật bằng cách nâng tầm những đồ vật thường ngày; giờ đây một địa điểm mới có tên Portugal Normal nhắm đến việc quảng bá các sản phẩm có xuất xứ hoặc được sản xuất tại Bồ Đào Nha.

Một thiết kế dễ thương khác đến từ Ross Robertson, hiện đang sống tại Cape Town, với thương hiệu Oliver Whyte.

Khách sạn sang trọng Maison de la Luz tại ngoại ô New Orleans, thiết kế bởi Pamela Shamshiri khiến chúng tôi muốn viết bài báo với tiêu đề “5 khách sạn lộng lẫy chứng minh rằng chủ nghĩa Tối giản đang dần thoi thóp”, chúng tôi chỉ có thể nói rằng mình yêu nơi này quá đi thôi.

Một bộ sưu tập rất tuyệt vời đến từ sinh viên thiết kế Tannia Klimenko: Với tên gọi “Between Love”, đây là một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc bằng gốm khám phá những thiên hướng sai lầm thường thấy trong trí nhớ. “Nơi tôi sinh ra và cảm giác thần bí của nó truyền cảm hứng cho tôi thực hiện tác phẩm này,” Klimenko nói. “Trong khi nghiên cứu, tôi đã xác định được một vài nhân tố chính: hàng rào, những tàn tích, hoạ tiết quân đội, sự trống rỗng, xếp chồng, và tách biệt”.

Triển lãm

Tác phẩm kiến trúc trừu tượng màu phấn này thiết kế bởi Ira Svobodová, được triển lãm tại phòng tranh River ở Los Angeles.

Đây là một triển lãm mà chúng tôi mong sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa: Giám tuyển Vera Sacchetti và Matylda Krzykowski (những người trước đây đã từng giám tuyển một triển lãm toàn-phụ-nữ tại Chamber Gallery vào năm 2017), đã phát triển Add to the Cake: Transforming the Roles of Female Practitioners tại Museum of Decorative Arts ở Dresden như một phương tiện để chỉ điểm việc loại bỏ phụ nữ có hệ thống khỏi lĩnh vực thiết kế.

Thứ bắt đầu chỉ là một tiểu luận đầu năm nay giờ đã trở thành một buổi triển lãm kéo dài đến tận tháng 11. Các giám tuyển cho biết: “Kết cấu văn hoá đương đại khiến ta tin rằng không ai có thể được chia phần đều nhau, và chỉ có một vài người có thể làm nên lịch sử. Trong trường hợp những nhà sáng tạo nữ trong giới thiết kế, kiến trúc và nghệ thuật, họ bị xoá bỏ khỏi lịch sử và trí nhớ từ trong hệ thống; nhưng vào hai thập niên đầu của thế kỷ 21, họ đã được công nhận. Trong thời khắc định mệnh này, các nữ sáng tạo có cơ hội tạo nên sự chuyển biến to lớn trong lĩnh vực của họ.”

Nguồn: Sightunseen

Cùng tác giả

#Tag

khám phá nghệ thuật nghệ thuật Triển lãm đồ họa

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.