Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam

Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là xa xôi thủa ấy. Có quãng thời gian gắn bó với Châu Á, vào thập niên 30, bà từng góp công hồi sinh nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Những tác phẩm của bà tinh tế, có đường nét thanh lịch, mang sự dịu dàng nhạy cảm rất Á Đông.

Một cuộc đời đắm chìm trong nghệ thuật và dịch chuyển

Alix Aymé (Alix Angèle Marguerite Hava) sinh ra ở thành phố Marseille, miền Nam nước Pháp vào năm 1894. Sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, bà theo học mỹ thuật và âm nhạc tại Nhạc viện Toulouse. Sau khi quyết định chọn vẽ là sự nghiệp cả cuộc đời, bà chuyển đến Paris lập nghiệp, trở thành học trò kiêm đồng nghiệp của họa sĩ Maurice Denis, người tiên phong sáng lập nên trường phái Nabis.

Bà kết hôn năm 1920 và chuyển đến Thượng Hải với người chồng đầu tiên, giáo sư Paul de Fautereau-Vassel, người được bổ nhiệm vào Phái bộ Pháp-Trung. Chuyến đi này mở một chương mới cho cuộc đời đầy ắp khám phá, trải nghiệm của bà. Năm 1925, bà dạy vẽ tại trường phổ thông Pháp ở Hà Nội.

Con thấy đất nước này rất thú vị, nhất là về màu sắc, và địa hình bằng phẳng với những cánh đồng lúa xanh mát trải dài đến tận chân trời, những loại cây cỏ thật đẹp như cây đa, cây si với bộ rễ mọc từ cành xuống đất, hay những cây gạo lúc này đang đỏ rực hoa.

Trích thư Alix Aymé gửi cho thầy giáo Maurice Denis năm 1922, sau khi bà đến Việt Nam lần đầu.

Thời gian đầu, cuộc sống tại Đông Dương thực sự không thuận lợi với Alix Aymé. Do không có bằng cấp từ một trường mỹ thuật chính thống, bà gặp nhiều khó khăn khi tìm việc và có được những đơn đặt hàng vẽ trang trí.

Ở đây họ đang xây dựng nhiều nên có rất nhiều thứ để vẽ, nhưng có vẻ như họ giao việc này một cách khá ngẫu nhiên cho những người có quan hệ mà thậm chí không hề có tài năng nghệ thuật. Con lo lắng rằng, là phụ nữ, lại không có một chức danh hay thậm chí một bằng cấp từ trường mỹ thuật danh tiếng, con sẽ luôn luôn bị gạt ra ngoài.

Nhưng điều này không hề làm bà nhụt chí, bà vẫn sáng tác chăm chỉ và thường xuyên gửi tranh về Pháp tham dự các triển lãm.

Năm 1926, vợ chồng bà trở về Paris, nơi con trai họ, Michel được sinh ra. Fautereau-Vassel muốn bà ở lại Pháp nhưng người vợ họa sĩ của ông đã phải lòng văn hoá Á Đông và quyết định trở về nơi đó sinh sống.

Con cảm thấy gắn bó với đất nước này vì con đã hiểu và yêu nó nhiều hơn. Con nghĩ rằng con sẽ sáng tác được nhiều tác phẩm đẹp ở đây.

Năm 1930, bà có một cuộc triển lãm tại ở Sài Gòn, sau đó định cư tại Luang Prabang (Lào), nơi bà trở nên thân thiết với Hoàng gia và được đặt hàng thực hiện bức tranh tường lớn trong cung điện. Bức tranh tường khi hoàn thành rộng gần 100m2, ngày nay được công nhận là di sản quốc gia của Lào.

Tình yêu với nghệ thuật sơn mài

Năm 1931, Aymé chuyển về Hà Nội và được bổ nhiệm làm giáo sư tại trường phổ thông Albert Sarraut. Ở đó, bà dạy về nghệ thuật sơn mài truyền thống Việt Nam đã nghiên cứu từ trước, cùng với tranh lụa, tranh khắc gỗ và kỹ thuật vẽ Tempera.

Bà từng chia sẻ về quá trình tìm tòi tạo nên bước ngoặt quan trọng cho nền sơn mài Việt.

Từ khoảng năm 1930, qua việc nghiên cứu các quy trình và kỹ thuật sơn mài tại Trường Mỹ thuật Hà Nội, đã giúp mang lại sức sống mới cho nghệ thuật sơn mài ở Đông Dương. Người nghệ sỹ phải sử dụng một kỹ thuật đặc biệt tự trải nghiệm, chấp nhận tất cả sự khắt khe của chất liệu, nhưng đồng thời phải mày mò tìm hiểu để hồi sinh những bí mật cũ và khám phá những tiềm năng chưa được biết đến của nó…

Đây là lý do tại sao nghiên cứu kỹ thuật là mối quan tâm lớn nhất của các giáo viên mỹ thuật. Dưới sự chỉ đạo sát sao của ông Inguimberty, chúng tôi đã tìm kiếm một số thợ sơn mài từng làm việc vài năm trước với người Nhật tại Hà Nội. Chúng tôi cũng tìm đến những thợ thủ công già với kỹ thuật truyền thống ở nông thôn, tham khảo thông tin trong những cuốn sách của Trung Quốc và Nhật Bản …”

Tháng 7 năm 1931, bà trở lại Paris và tái hôn với Đại tá Georges Aymé, người sau này trở thành tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương. Trong thời gian đó, bà được mời tham gia triển lãm Thuộc địa và đóng góp một số tác phẩm sơn mài. Năm 1935, có thêm một cuộc triển lãm lớn nữa ở Sài Gòn. Alix Aymé cũng từng giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào thập niên 30.

Đông Dương mãi ở trong tim

Trong những năm sống ở châu Á, Aymé đã đi du lịch nhiều nơi từ Đông Dương đến Ấn Độ. Bà cũng đã đến thăm và vẽ tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, gia đình bà bị bắt đi tù và con trai cả bị ám sát. Sau năm đó, gia đình về Pháp và bà không bao giờ quay lại Đông Dương nữa.

Khi trở về sống ở Paris, bà trở thành bạn thân làm việc chung với họa sĩ Foujita. Năm 1962, Aymé đến sống và vẽ trong tám tháng tại Brazzaville ở Congo. Những năm cuối đời của bà tiếp tục dành cho những hành trình du lịch, khám phá và vẽ. Alix Aymé qua đời vào sinh nhật lần thứ 95 khi đang đánh bóng một trong những tác phẩm sơn mài của mình.

Tác phẩm của bà hiện nằm trong những bộ sưu tập tại bảo tàng Louvre, bảo tàng thập niên 30 tại Paris, bảo tàng mỹ thuật La Rochelle, và cung điện hoàng gia Luang Prabang.

Dù đã rời xa Đông Dương, miền đất này vẫn vẫn luôn ở trong trái tim của bà. Bà chuyển gần như hoàn toàn sang vẽ sơn mài và lụa, và các đề tài về đất và người Đông Dương luôn hiện lên trên tranh của bà cho đến cuối đời.

Tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm niềm vui với sơn mài, với bút vẽ và nhựa thông. Nếu niềm vui này mà từ bỏ tôi, tôi sẽ khô héo và chết.”

Trích thư Alix Aymé gửi một người bạn năm 1982, ở tuổi 92.

Thực hiện: 19August
Trích đoạn thư: Tạp chí mỹ thuật

Cùng tác giả

#Tag

19August alix aymé chân dung hoa si idesign signature lúa nude phong cảnh sơn mài tĩnh vật

iDesign Must-try

Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng lớn nhất và hàng đầu tại Việt Nam. GHTK đóng vai trò quan trọng…
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Khi những tác phẩm văn học kinh điển đi vào các trang lịch 2024 của Nhã Nam 
Khi những tác phẩm văn học kinh điển đi vào các trang lịch 2024 của Nhã Nam 
Gửi lời chào năm 2024 đến các độc giả, Nhà xuất bản Nhã Nam đã giới thiệu đến công chúng bộ lịch với chủ đề “Từ trong trang sách”, lấy…
Bóc Lịch | Tổng hợp các thiết kế lịch 2024 nổi bật của artist Việt trên Behance
Bóc Lịch | Tổng hợp các thiết kế lịch 2024 nổi bật của artist Việt trên Behance
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Giáp Thìn 2024. Gác lại những muộn phiền của năm 2023, hãy cùng iDesign chiêm ngưỡng bộ lịch Tết 2024 nổi bật đúng…
Hành trình đi cùng cảm xúc: Sách minh họa pop up dạy về trí thông minh cảm xúc cho trẻ chậm phát triển của Jenda Huỳnh
Hành trình đi cùng cảm xúc: Sách minh họa pop up dạy về trí thông minh cảm xúc cho trẻ chậm phát triển của Jenda Huỳnh
“Đối với trẻ nhỏ, cảm xúc thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của chúng. Sự chậm phát triển ở khía cạnh cảm xúc có thể…
Khi Poker và Xí ngầu phối kết, cùng nhắn gửi thông điệp ‘đừng ngại mạo hiểm’ trong bộ Lumina Dice Poker của nhà Maztermind
Khi Poker và Xí ngầu phối kết, cùng nhắn gửi thông điệp ‘đừng ngại mạo hiểm’ trong bộ Lumina Dice Poker của nhà Maztermind
“Lumina Dice Poker là thành phẩm được đúc kết sau 2 năm thử nghiệm với 20 công thức màu resin, hơn 20 mẫu phôi và rất nhiều bộ khuôn.” Theo…