“Điều gì làm nên nghệ thuật?” và 5 câu trả lời bằng phương diện hình ảnh đầy thú vị

Điều gì khiến cho một sự vật có tính nghệ thuật? Đây quả thật là câu hỏi gây tranh cãi và rất khó có được câu trả lời thỏa đáng.

Chung quy thì việc này liên quan đến một động từ: “hoàn thiện”. Nhưng thực tế, phạm trù về sự hoàn thiện vượt xa khỏi việc thực hiện một hành động vật lý hay hành động giản đơn; nó là không gian cho sự tự bộc bạch, giao tiếp và quan điểm về thế giới. Nghệ thuật len lỏi vào từng ngóc ngách trong cuộc sống, tác động đến suy nghĩ,  hành động của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội, kiến tạo và hình thành nên xu hướng.

*Bài viết bởi Ruby Boddington, tốt nghiệp tại Central Saint Martins ngành thiết kế đồ họa truyền thông.


Dấu ấn của nghệ thuật trong lĩnh vực thời trang là không thể phủ nhận, từ đó trở thành yếu tố chủ đạo trong các chương trình triển lãm tổ chức ở nhiều bảo tàng và phòng trưng bày. Điều này được thể hiện qua sự giao thoa giữa hai yếu tố trên mà nhà thiết kế thời trang Jonathan Anderson đang làm. Anh nổi tiếng với khả năng mang nghệ thuật ra khỏi phòng trưng bày và ứng dụng nó vào sàn diễn thời trang với thương hiệu cùng tên JW Anderson.

Image result for jw anderson
Nhà thiết kế thời trang lừng danh Jonathan Anderson.

Nhà thiết kế người Anh này đã hợp tác với Converse để tiếp tục sứ mệnh tạo tác những đôi giày khẳng định lại giá trị thật sự của nghệ thuật. Bộ sưu tập là sự trân trọng các giá trị màu sắc, đồng thời cũng là dịp mà Anderson thử nghiệm sự tương phản màu sắc trên những đôi giày nổi bật.

Related image
JW Anderson x Converse

Nhằm khám phá thêm về chủ đề rộng lớn này, It’s Nice That đã gặp gỡ 5 nhà sáng tạo và đặt câu hỏi đơn giản: “Vậy thì điều gì làm nên nghệ thuật?“, sau đó yêu cầu họ trả lời bằng phương diện hình ảnh. Dưới đây là câu trả lời từ nhà minh họa Kate Prior, Peter Judson Fran Caballero cũng như nhà thiết kế đồ họa Yarza Twins và nghệ sĩ Jordy van de Nieuwendijk.


1. Nhà minh họa Peter Judson

Đây là điều mà tôi không hề nghĩ ra trước đó, nó là một ý tưởng khá xưa nhưng thể hiện tính trường tồn và tạo ra được di sản sau cái chết, cũng là phương tiện giao tiếp để thể hiện tư tưởng, góc nhìn và cảm xúc,” Peter Judson chia sẻ khi được hỏi về cách trả lời cho câu hỏi trên bằng phương diện hình ảnh. Tuy nhiên, Peter tập trung thể hiện tính cá nhân trong quá trình sáng tạo.

“Bạn thường xác định trong đầu mục đích của mình khi bắt tay làm việc nhưng hành trình đến đích thì vô cùng đa dạng”.

Hình ảnh của anh khắc họa một mê cung, thể hiện thông điệp “đó là một quá trình chứ không hề là đích đến”. “Tôi nghĩ rằng mê cung là công cụ tuyệt vời để thể hiện quá trình mà tôi tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật. Đó là bởi vì bạn thường xác định trong đầu mục đích của mình khi bắt tay làm việc nhưng hành trình đến đích thì vô cùng đa dạng,” anh nói thêm. “Rẽ trái, phải, đi thẳng, đôi khi bạn cần phải từ bỏ và bắt đầu lại từ đầu. Khi kết thúc thì bạn sẽ có một kết quả mỹ mãn hoặc đôi khi lại không được như mong muốn. Tất cả đều liên quan đến định hướng và hành động sáng tạo chứ không nhất thiết phải là về tác phẩm.”


2. Nhà minh họa Fran Caballero

Đối với Fran Caballero, câu hỏi gợi nhớ về kí ức tuổi thơ của những quyển sách đầy màu sắc, đồng thời cũng mở ra tính xã hội trong nghệ thuật: “Xem xét và trình bày tác phẩm, và nếu việc làm ấy có thể nâng cao giá trị cho nó.” Mặc dù những concept này cho anh một ý tưởng khá rõ ràng, kết quả là những hình ảnh ẩn dụ như cây bút chì, cọ vẽ hoặc canvas – những thứ anh đều muốn tránh khỏi. “Tôi bắt đầu suy nghĩ về câu hỏi theo hướng cá nhân hóa và cụ thể hơn là quá trình sáng tạo,” anh chỉ rõ, “Tôi muốn thể hiện quá trình sáng tạo và lựa chọn ý tưởng bằng phương diện hình ảnh. Tôi muốn thiết kế trở thành phương tiện đại diện cho quá trình suy nghĩ trí óc.”

Tác phẩm minh họa lấy những viên kẹo làm chủ đề. “Có chút yếu tố phân tích ở đây,” Fran giải thích. “Tôi cảm thấy điều này sẽ giúp kết nối các ý tưởng trong quá trình tạo ra tác phẩm – những viên kẹo tựa như ý tưởng tự mình thoát ra khỏi những cổ máy ràng buộc khô cứng.” Một cậu bé vươn chạm đến cổ máy, cố gắng lấy được những viên kẹo màu sắc yêu thích với động thái ngô nghê giống như quá trình hình thành ý tưởng. “Khi được phân tích đầy đủ thì các ý tưởng sẽ hình thành nên nghệ thuật hoặc điều gì đó tương tự.


Nhà minh họa, Kate Prior

Nhà thiết kế tại Luân Đôn Kate Prior thoạt đầu nghĩ đến ý tưởng của việc xắn tay áo lên và làm nhưng câu hỏi trên đã tạo ra một khoảng trống khiến cô rơi vào vòng xoáy lẩn quẩn. “Tôi chiêm nghiệm về chiều sâu trong nghệ thuật, đằng sau một bức tranh đẹp – chẳng hạn như một bông hoa đẹp tỏa hương trên mặt đất lại có bộ rễ to tướng dưới lòng đất,” cô kể. “Sau khi suy nghĩ thấu đáo thì tôi quyết định trả lời câu hỏi bằng lối nghệ thuật của chính mình và nhận ra rằng cảm hứng nảy sinh từ việc nghe nhầm từ ngữ và cái nhìn khác về sự vật.

Tôi chiêm nghiệm về chiều sâu trong nghệ thuật, đằng sau một bức tranh đẹp – chẳng hạn như một bông hoa đẹp tỏa hương trên mặt đất lại có bộ rễ to tướng dưới lòng đất”.

Để trả lời cho câu hỏi “Vậy thì điều gì làm nên nghệ thuật?“, Kate đã tạo ra một loạt những quả chuối, trong đó có 1 quả mô phỏng khuôn mặt của chú cá heo. “Thật sự lúc đó tôi đã ngồi vẽ linh tinh hình ảnh chú cá heo thành một trái chuối, trong khi đó tháng rồi tôi có đi biển chơi và điều này khiến tôi nghĩ rằng đây là cơ hội tuyệt vời để biến chú cá heo thành một biểu tượng nghệ thuật! Tôi thấy tác phẩm là một minh chứng tốt cho việc nhìn nhận khác về một điều gì đó và dạo chơi một chút cùng nghệ thuật,” Kate nói thêm, “Đây là 2 điều mà tôi luôn cố gắng ghi nhớ khi làm việc dựa trên phần brief nào đó (cũng như là một điều nhắc nhở tôi làm việc hằng ngày và phải thật tử tế với loài cá heo).”


Nghệ sĩ Jordy van den Nieuwwendijk

Jordy van den Nieuwwendijk, một nghệ sĩ sinh sống tại The Hague, trả lời câu hỏi này với một chút cá tính cá nhân bằng tình yêu vẽ vời mọi thứ xung quanh. “Tôi thích chơi đùa cùng ý tưởng mà tôi cho rằng đó là nghệ thuật,” anh giải thích. “Ví dụ, tôi thích vẽ những trái ớt. Sau khi trên giấy vẽ có nhiều ớt rồi thì tất cả sẽ biến thành một thứ khác. Tôi thấy rằng thật khó để giải thích chính xác điều khác đó là gì cũng như lý do vì sao tôi thích vẽ mấy trái ớt nhưng điều kì lạ ở đây là tôi thích được vẽ chúng.”

Câu trả lời của anh cho câu hỏi “Vậy thì điều gì làm nên nghệ thuật?” là sự minh họa rõ ràng về lối nghệ thuật mà bản thân anh rất yêu thích. Giữa những hình vẽ ngổn ngang là một người nghệ sĩ ngồi vẽ những trái ớt mặc kệ bao người xung quanh. “Tôi hoàn toàn tin rằng chúng ta đều thấy những sự vật xung quanh theo các cách khác nhau, cũng như việc có nhiều suy nghĩ khác nhau về mọi thứ. Tôi thích cảm giác được bắt lấy những điều tuyệt vời ấy.”


Nhà thiết kế đồ họa Yarza Twins

Hai nhà thiết kế đồ họa Eva và Marta Yarza hay còn gọi là the Yarza Twins, đã tạo ra một bức poster để trả lời cho câu hỏi “Vậy thì điều gì làm nên nghệ thuật?”. Thấm nhuần tư tưởng của những tác phẩm nghệ thuật truyền thống tốt đẹp, cả hai đã tìm hiểu về lịch sử để hiểu thêm về ảnh hưởng của mỗi phong trào mới trong việc định hình khái niệm nghệ thuật. “Chúng tôi bàn luận về khái niệm nghệ thuật, và sau những dằn vặt vì không thể tìm được một định nghĩa chính xác, chúng tôi nhận ra rằng: ‘Bạn không thể nào định nghĩa được nghệ thuật, nó cũng không cần lý do vì sao’.” Lấy ý tưởng này làm cốt lõi, cả hai rút gọn cụm từ lại thành “Nghệ thuật không cần lý do. Nghệ thuật là hành động trong can đảm.”

“Nghệ thuật không cần lý do. Nghệ thuật là hành động trong can đảm.”

Poster của cặp song sinh Yarza sử dụng typeface tinh tế GT Walsheim được thiết kế bởi Grilli Type. “Chúng tôi không muốn chạy theo xu hướng,” họ giải thích, “chúng tôi chọn typeface này vì nó trông tròn trịa và thân thiện.” Những con chữ được cách đều thành 4 dòng nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của thông điệp cùng với hình ảnh ngôi sao màu đỏ.

Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về câu-hỏi-đã-được-nhắc-đi-nhắc-lại phía trên? Chia sẻ cùng iDesign nhé ;)


Tác giả: Ruby Boddington
Người dịch: Đáo
Nguồn: It’s Nice That


Cùng tác giả

#Tag

art Hình ảnh nghệ thuật visu

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…